MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận văn<br />
Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, các ngân hàng phải gánh chịu rủi ro<br />
đáng kể để kiếm được lợi nhuận kỳ vọng. Một trong những hoạt động chủ yếu đem lại<br />
lợi nhuận và cũng như rủi ro lớn nhất đối với một ngân hàng đó là hoạt động tín dụng.<br />
Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng là hai yếu tố song hành, không thế tách rời. Ngân<br />
hàng không thể loại bỏ hoàn toàn được rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình mà chỉ<br />
có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa mà rủi ro<br />
tín dụng có thể mang lại. Đứng trên quan điểm quản trị toàn bộ hoạt động ngân hàng<br />
nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động<br />
tín dụng phải luôn được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Khi ngân hàng<br />
kinh doanh với mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự<br />
thành công trong lĩnh vực quản trị rủi ro.<br />
Việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề mà các<br />
NHTM, các cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng để xây dựng các biện pháp phù<br />
hợp. Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng<br />
hoàn thiện mang tính chất then chốt trong sự tồn tại của một ngân hàng thương mại.<br />
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng là một trong những ngân hàng TMCP uy<br />
tín, tình hình kiểm soát tín dụng trong thời gian qua cũng được xem là khá tốt; công tác<br />
quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn được coi trọng. Ðặc biệt tại Ngân hàng TMCP Việt<br />
Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng đã bắt đầu<br />
được quan tâm chặt chẽ cùng với sự phát triển cả quy mô tín dụng. Tuy nhiên, công tác<br />
quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn đạt được những thành công<br />
mong muốn. Do vậy, nợ xấu đang có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2011 tỷ lệ nợ<br />
xấu trên tổng dư nợ là 0,32%, năm 2012 là 1,35% (tăng 1,03%), năm 2013 khá cao là<br />
1,73% (tăng 0,38% so với năm 2012) và tính đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh<br />
đang là 1,54%. Cho nên việc nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quản trị rủi ro tín<br />
<br />
dụng tại chi nhánh và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một việc làm cấp bách hơn bao<br />
giờ hết. Chính vì thế, Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa<br />
phải tự mình hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nhằm duy trì hoạt động một<br />
cách hiệu quả và bền vững, vượt qua những thử thách mà nền kinh tế hội nhập đã đang và<br />
sẽ đem lại.<br />
Do vậy, tôi đã chọn “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân<br />
hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa” để làm đề tài<br />
cho luận văn của mình.<br />
<br />
2. Kết cấu bài luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như<br />
sau:<br />
Chương 1: Tổng quan về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương<br />
mại.<br />
Chương 2: Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại<br />
cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa.<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN<br />
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại<br />
1.1.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng<br />
Theo giáo trình Ngân hàng thương mại, 2014, NXB Kinh tế quốc dân, quản trị rủi<br />
ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, đánh<br />
giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra<br />
các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng<br />
có thể được xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng.<br />
<br />
1.2. Chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng<br />
1.2.1. Quan niệm về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng<br />
Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng chính là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ hoàn<br />
thành quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, xử lý, kiểm soát và báo cáo rủi ro tín dụng<br />
nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi ro tín dụng chấp nhận được.<br />
Trong phạm vi bài luận văn, chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp<br />
phản ánh mức độ hoàn thành quá trình nhận diện, đo lường và xử lý tổn thất nhằm tối đa<br />
hóa lợi nhuận trong phạm vu mức độ rủi ro tín dụng chấp nhận được.<br />
<br />
1.2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM<br />
a. Duy trì quan hệ thường xuyên với khách hàng để thu thập thông tin đầy đủ và<br />
chính xác nhằm nhận diện dấu hiệu và tần suất các biến cố..<br />
- Đối với khách hàng cá nhân<br />
- Đối với khách hàng doanh nghiệp:<br />
b. Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất để chấm điểm chính xác khách hàng.<br />
c. Cải thiện hệ thống kiểm soát dụngnội bộ để đảm bảo tuân thủ quy trình tín dụng.<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO<br />
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN<br />
VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG - CHI NHÁNH THANH HÓA<br />
2.1.<br />
<br />
Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng – chi<br />
<br />
nhánh Thanh Hóa<br />
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ<br />
phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập ngày 12/8/1993 theo<br />
quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ<br />
đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt<br />
động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại số 8 Lê<br />
Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nôi, nay chuyển về 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội<br />
<br />
2.2. Thực trạng chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại<br />
<br />
cổ phần Việt Nam thịnh vƣợng – chi nhánh Thanh Hóa<br />
2.2.1. Nội dung về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần<br />
Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa.<br />
2.2.1.1. Nhận diện rủi ro tại chi nhánh<br />
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng đã áp dụng các chính sách tín dụng một<br />
cách triệt để để chọn lựa khách hàng và nhận diện rủi ro tín dụng. Hiện nay ngân hàng đã<br />
có bộ phận chuyên trách nghiên cứu, lựa chọn và tìm kiếm khách hàng để phù hợp với thị<br />
trường tài chính Thanh Hóa như sau:<br />
- Khách hàng mục tiêu.<br />
- Thị trường mục tiêu.<br />
- Ngành nghề kinh doanh.<br />
- Nguyên tắc chung chính sách QTRRTD.<br />
- Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.<br />
- Sản phẩm tín dụng.<br />
- Kỳ hạn và loại tiền, quy mô khoản vay, kênh phân phối.<br />
<br />
2.2.1.2. Xử lý rủi ro<br />
Đòi nợ<br />
Trước hết, VP Bank chi nhánh Thanh Hóa đã tự thực hiện bằng năng lực của mình<br />
thông qua việc thành lập ban chỉ đạo nợ xấu để đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ. Đối<br />
với nợ nhóm 5, biện pháp xử lý chủ yếu là bằng quỹ DPRR, tận thu nợ, bán phát mại tài<br />
sản, khởi kiện… Đối với nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 thì biện pháp xử lý chủ yếu là tự thu<br />
nợ, cơ cấu lại các khoản nợ đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng, bán phát mại tài<br />
sản, khởi kiện. Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể chuyển toàn bộ nợ xấu sang một công ty<br />
chuyên trách tiếp nhận và xử lý nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu không xử lý được,<br />
ngân hàng không chuyển giao cho công ty mua bán nợ thì nhà nước cần có cơ chế để<br />
ngân hàng có thể chủ động áp dụng cơ cấu lại tài chính và hoạt động kinh doanh của<br />
doanh nghiệp. Còn đối với các khoản nợ cho vay chính sách, chỉ định, theo kế hoạch nhà<br />
nước, nợ đã được Chính phủ cho phép khoanh, giãn nhưng khách hàng chưa trả được thì<br />
<br />
chuyển sang ngân hàng chính sách xã hội hoặc công ty mua bán nợ của bộ tài chính<br />
(DATC: Debt and Asset Trading Corporation) để thu hồi xử lý bằng nguồn ngân sách.<br />
Trích và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng<br />
Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo mức độ<br />
nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà<br />
không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. Căn cứ vào kết quả của hoạt động đo<br />
lường rủi ro, ngân hàng chia danh mục tín dụng thành các nhóm và trích lập dự phòng rủi<br />
ro tín dụng theo tỷ lệ phù hợp với từng nhóm. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban<br />
hành ngày 21/01/2013 về phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và<br />
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các<br />
khoản nợ, bao gồm tài sản có phân loại nợ, các khoản nợ của ngân hàng.<br />
<br />
2.2.2. Kết quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt<br />
Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa<br />
a. Duy trì nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước<br />
Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm tăng nhưng đều thấp hơn theo quy<br />
định của ngân hàng nhà nước cho phép, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Tỉ lệ nợ nhóm 1,<br />
nhóm nợ đủ tiêu chuẩn giảm qua các năm cụ thể như sau. Năm 2011, nợ nhóm 1 chiếm<br />
98,98% tương đương 273,28 tỷ đồng, sang năm 2012, nợ nhóm 1 là chiếm 98,25% tương<br />
đương với 379,64 tỷ đồng. Con số này năm 2013 là 509,72 tỷ đồng, chiếm khoảng 97,76%<br />
dư nợ. Và đến năm 2014 vừa qua, tỷ lệ nợ nhóm 1 là 98,03% (khoảng 514,66 tỷ đồng). Các<br />
nhóm nợ khác cũng có xu hướng tăng qua các năm về cả tỷ lệ và số lượng. Điều này một<br />
phần là vì dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng theo chính sách cho vay theo hướng mở rộng<br />
của chi nhánh. Tỷ lệ các nhóm nợ quá hạn đang có xu hướng tăng lên do tình hình kinh tế<br />
của thị trường đang trong tình trạng khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách<br />
hàng. Do đó chi nhánh có những chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp chậm, thuộc nhóm<br />
nợ 2, 3, 4 để họ có thể kịp thời trả nợ, đồng thời đôn đốc việc thu lại những khoản nợ xấu<br />
để giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ quá hạn xuống dưới mức thấp hơn nữa.<br />
b. Dự phòng rủi ro tín dụng đủ để bù đắp tổn thất<br />
Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định<br />
<br />