2
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu cắt mạch latex cao su thiên nhiên Việt Nam bằng phương
pháp hóa học nhằm tạo ra sản phẩm có khối lượng phân tử thấp chứa các
nhóm chức hoạt động như: nhóm hydroxyl và nhóm epoxy.
- Ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng epoxy hóa (LENR) làm keo dán kết
cấu (keo dán cao su tổng hợp với nền thép và nền nhôm), làm chất tương
hợp cho hệ cao su blend NR/NBR, tác nhân dai hóa cho nhựa epoxy ED20.
- Ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng chứa nhóm hydroxyl làm chất
kết dính cho nhiên liệu rắn hỗn hợp A72.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chế tạo cao su thiên nhiên lỏng chứa nhóm hydroxyl và
cao su thiên nhiên lỏng epoxy hóa có khối lượng phân tử thấp từ latex
cao su thiên nhiên Việt Nam.
- Phạm vi: Nghiên cứu khả năng cắt mạch latex cao su thiên nhiên
bằng phương pháp hóa học để tổng hợp ra vật liệu cao su thiên nhiên
lỏng chứa nhóm hydroxyl và cao su thiên nhiên lỏng epoxy hóa. Đánh
giá khả năng ứng dụng của các loại vật liệu này làm keo dán cao su –
kim loại, chất kết dính cho nhiên liệu rắn hỗn hợp A72, chất tương hợp
cho hệ cao su blend NR/NBR và chất dai hóa cho nhựa epoxy ED-20.
4. Nội dung nghiên cứu của luận án
- Tổng quan tài liệu tình nghiên cứu trong nước và thế giới về cắt
mạch và biến tính cao su thiên nhiên
- Tổng hợp cao su thiên nhiên lỏng có khối lượng phân tử thấp, có
chứa nhóm chức hydroxyl bằng phương pháp cắt mạch hóa học từ latex
cao su thiên nhiên Việt Nam.
- Tổng hợp cao su thiên nhiên lỏng epoxy hóa có khối lượng phân tử
thấp trực tiếp từ latex cao su thiên nhiên Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng epoxy hóa làm keo
dán kết cấu (keo dán cao su tổng hợp với nền thép và nền nhôm), làm
chất tương hợp cho hệ cao su blend NR/NBR, làm chất dai hóa cho
nhựa epoxy ED20.
- Nghiên cứu ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng có chứa nhóm
hydroxyl làm chất kết dính nhiên liệu rắn hỗn hợp A72.
5. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Luận án sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu kết hợp với thực
nghiệm để cắt mạch latex cao su thiên nhiên bằng phương pháp hóa học.
Các kỹ thuật phân tích hóa lý hiện đại để nghiên cứu cấu trúc, tính chất
và hình thái học vật liệu như: TGA, DSC, FT-IR, SEM, GPC, 1H-NMR,
13C-NMR, DMA. Các phương pháp đo độ bền cơ lý của vật liệu như: độ
bền va đập Charpy, độ bền kéo đứt, độ cứng … theo các tiêu chuẩn hiện
hành trong nước và trên thế giới.