intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trầm cảm: Căn bệnh toàn cầu

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trầm cảm góp phần không nhỏ vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu và ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới. Ngày nay, người ta ước tính có khoảng 350 triệu người mắc phải những triệu chứng trầm cảm. Bảng khảo sát sức khỏe tâm thần thế giới thực hiện ở 17 quốc gia cho thấy rằng trung bình cứ 20 người thì có 01 người đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm vừa rồi... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trầm cảm: Căn bệnh toàn cầu

  1. Căn bện n Ngày sức khỏe Tâm th n Thế giới, 10/ 10/ 2012 Liên đ n sức khỏe tâm th n thế giới Tiếng Việt: Vũ Đức Huy, Ngô Minh Uy, và Ngô Thúy Anh 1
  2. Kỷ niệm Ngày Sức khỏe Tâm th n Thế Giới l n thứ 20 10/10/2012 2
  3. LỜI NÓI Đ U: Deborah Wan Sau khi Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế Giới (WMHDay) được khởi xướng bởi Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WFMH) vào năm 1992, nhiều quốc gia đã sử dụng ngày này để tuyên truyền về sức khỏe tâm thần. Mỗi năm, WFMH chọn một chủ đề và phát hành tài liệu nhằm chia sẻ và giáo dục mọi người về sức khỏe tâm thần. Năm nay, nhân kỷ niệm 20 năm, chúng tôi chọn chứng TRẦM CẢM là chủ đề chính. Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai và nó là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất thường xuất hiện cùng với những bệnh nghiêm trọng khác. Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) xếp chứng rối loạn trầm cảm đơn cực (unipolar depressive disorder) vào hàng thứ 3 trong danh sách các nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2004 và dự tính chứng bệnh này sẽ dẫn đầu danh sách vào năm 2030. Gói ấn bản năm 2012 đặt mục tiêu cung cấp thông tin về bệnh trầm cảm như là một căn bệnh có thể được chữa trị và bệnh nhân hoàn toàn có khả năng hồi phục. Ấn bản này sẽ rất có ích cho các chiến dịch truyền thông về sức khỏe tâm thần ở các nước phát triển cũng như các nước đang và kém phát triển. Trong số các nước phát triển, sự suy giảm kinh tế trong thời điểm hiện tại đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, tăng nợ quốc gia và tăng sự bấp bênh tài chính; những điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của người dân. Với những nước đang và kém phát triển, giáo dục cộng đồng về sức khỏe tâm thần vẫn còn bất cập do nguồn lực còn nhiều hạn chế. Chúng tôi mong tài liệu này sẽ trở nên hữu dụng trong việc thúc đẩy cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nhiều quốc gia. Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế Giới 2012 hướng tới mục tiêu xây dựng nhận thức cho chính phủ các nước và các tổ chức xã hội khắp thế giới về bệnh trầm cảm như một chứng bệnh phổ biến tác động đến cá nhân, gia đình, và xã hội, nhưng hoàn toàn có thể được điều trị. Mọi người cần được cảnh báo sớm về các dấu hiệu của rối loạn 3
  4. trầm cảm - nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, từ trẻ đến già. Một thống kê mới đây cho thấy 350 triệu người trên thế giới đang mắc phải chứng trầm cảm, và số liệu đáng báo động này là một hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta nhận thức rõ về căn bệnh không lây nhiễm nhưng mang tính toàn cầu này. Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế Giới là một dự án chính thức của Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới và gói ấn bản thông tin hàng năm của ngày này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Văn bản này có thể được dịch ra để sử dụng bởi các tổ chức ở địa phương. Với tư cách là chủ tịch của Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới, tôi kêu gọi các bạn đưa bệnh trầm cảm vào chương trình y tế cấp quốc gia. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ và góp sức chuẩn bị cho Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế Giới 2012 và tán dương những đóng góp không mệt mỏi của họ vào chương trình toàn cầu về cải thiện sức khỏe tâm thần cho người mắc bệnh trầm cảm. Deborah Wan 4
  5. LỜI CHÀO ướng đến Richard Hunter (1914-2004) Trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế Giới, chúng ta hãy cùng tưởng nhớ đến người sáng lập nên sự kiện này, ông Richard Hunter (Dick). Ông hẳn rất tự hào khi thấy ngày này giờ đây đã được biết đến một cách rộng rãi. Ông đã từng mơ rằng mọi người sẽ quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần như một phần của việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, và mong muốn sứ mạng của WFMH sẽ nâng việc chăm sóc sức khỏe tâm thần lên ngang tầm với việc chăm sóc sức khỏe thể chất. Ông đã mang niềm đam mê đến với công cuộc cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc dành cho bệnh nhân tâm thần, và mỗi năm, lý tưởng này lại được theo đuổi bởi các nhà tổ chức hoạt động ở cả địa phương và cấp quốc gia nhằm kỷ niệm Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế Giới. Ông Dick được đào tạo để trở thành luật sư tại bang Minnesota, Hoa Kỳ. Sự nghiệp của ông chuyển hướng khi ông quyết định từ chối nhập ngũ vì lương tâm cảm thấy không đúng đắn. Ông được sắp xếp làm công việc phục vụ trong suốt 3 năm ở nhiều bệnh viện tâm thần trong tiểu bang North Carolina và New Jersey. Những năm tháng đó đã cho ông quyết tâm mạnh mẽ về việc đóng góp nâng cao chất lượng chăm sóc dành cho bệnh nhân tâm thần. Ông tìm thấy cảm hứng trong những ghi chép của Clifford Beers (1876-1943), người đã đã mắc phải một căn bệnh tâm thần trầm trọng và khi khỏi bệnh, chính từ những trải nghiệm của mình, ông đã dấy lên một phong trào ở Hoa Kỳ kêu gọi việc cải cách điều kiện chăm sóc trong các bệnh viện tâm thần. Sau chiến tranh, Dick Hunter gia nhập đội ngũ nhân viên của Tổ Chức Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia (National Mental Health Foundation) và sau đó trở thành một nhân viên cấp cao của Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia (National Mental Health Association), nay là Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần Hoa Kỳ (Mental Health America). Khi về hưu, Dick được chọn làm Tổng thư ký của WFMH, hoạt động như một tình nguyện viên từ năm 1983-2002, một nhân vật trung tâm trong mạng lưới quốc tế của Liên đoàn. Ông tiếp tục làm việc với tư cách cố vấn cho Liên đoàn cho tới trước khi chết vài tuần vào năm 2004. 5
  6. Năm 1992, chính Dick là người đã đề xướng ý tưởng chọn một “ngày” cho sức khỏe tâm thần, cũng như các “ngày” để phát triển nhận thức dành cho các chủ đề khác. Ông thấy rằng một Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới mang tính quốc tế sẽ là "một tâm điểm để những nỗ lực toàn cầu liên quan đến sức khỏe tâm thần có thể thu hút tối đa sự quan tâm của công chúng ". Ông nhận thấy cơ hội quý giá đã đến khi có lời đề nghị đến Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới về việc tài trợ cho một chương trình truyền hình quốc tế. Một chương trình được lên sóng ở nhiều quốc gia có thể trở thành tâm điểm truyền thông cho một lễ kỷ niệm lớn hơn nhằm liên kết các hoạt động hướng tới không chỉ là tuyên truyền cổ động mà còn để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về truyền thông giáo dục cộng đồng. Ông đã chọn ngày 10/10 là ngày kỷ niệm hằng năm và phát triển ý tưởng về việc chọn một chủ đề khác nhau cho từng năm, và việc Liên đoàn sẽ tổng hợp và cho ra các tài liệu thông tin. Tài liệu này có thể được gửi đến các tổ chức có liên quan nhằm cho phép họ thực hiện chủ đề đó theo cách riêng của họ, tổ chức các sự kiện ở địa phương trong phạm vi kinh phí mà họ có. Đây là một cách cụ thể để truyền thông rộng rãi về vấn đề sức khỏe tâm thần. Gần như ngay lập tức, chính quyền của một số quốc gia đã tham gia và bắt đầu tổ chức các chiến dịch với quy mô tầm cỡ quốc gia nhằm giáo dục cộng đồng. Ở nhiều cấp độ, ý tưởng về việc tham gia vào một hoạt động mang tính quốc tế đã gây tiếng vang đối với những người tin rằng sự chăm sóc và quan tâm dành cho những người mắc phải những rối loạn tâm thần cần được ưu tiên hơn nữa. Qua nhiều năm, Liên Hợp Quốc, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tổ Chức Y Tế Toàn Hoa Kỳ (Pan American Health Organization) và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế đã công nhận Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới. Nhiều sự kiện để kỷ niệm ngày này đã được tổ chức ở rất nhiều thành phố và quốc gia trên toàn thế giới. Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới vinh danh Richard Hunter vào Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới lần thứ 20 vì niềm tin vững chắc của ông rằng sự tuyên truyền vận động sẽ được tăng sức mạnh nếu mối quan tâm về sức khỏe tâm thần được chia sẻ ra quốc tế, mọi người cùng đóng góp để cải thiện mối quan tâm và sự nhìn nhận của quốc tế đối với tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần. L. Patt Franciosi, Tiến sĩ Chủ tịch, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế Giới. Chủ tịch WFMH 2003-2005 6
  7. NGÀY SỨC KHỎE TÂM TH N THẾ GIỚI 20 năm q a Ngày sức khỏe tâm thần thế giới được sáng lập vào năm 1992 nhờ công của Richard (Dick) Hunter, Tổng thư ký của Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới. Sau khi lên kế hoạch, Liên đoàn công bố ngày 10/10 là Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới và Dick đã tìm nhiều cách để kêu gọi sự ủng hộ cho ngày này. Ông nắm bắt cơ hội cộng tác với ông Richard Leighton, một giám đốc sản xuất truyền hình, để sử dụng một chương trình truyền hình toàn cầu làm trọng điểm truyền thông cho các hoạt động kỷ niệm ngày này trên khắp thế giới. Dự án này nhận được sự tài trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Trung Tâm Carter (Carter Center) khi cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ là Rosalynn Carter đồng ý trở thành chủ tịch danh dự cho sự kiện này. Mục tiêu đầu tiên của dự án lúc này là thu hút sự quan tâm đến sức khỏe tâm thần của mọi người ở khắp các quốc gia, các nền văn hóa, các nền chính trị và các nền kinh tế xã hội khác nhau. Mục tiêu lâu dài của dự án là bình đẳng hóa sức khỏe tâm thần so với sức khỏe thể chất trong các chính sách và dịch vụ y tế quốc gia. Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế Giới lần đầu tiên tổ chức đã đạt được thành công rực rỡ. Một chương trình truyền hình kéo dài 2 giờ đã được phát sóng đến 127 quốc gia bởi mạng lưới vệ tinh mang tên .S. n ormation gency WorldNet của Hoa ỳ. Rất nhiều nhân viên của Liên đoàn và các lãnh đạo trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần đã tập trung trong một trường quay ở Tallahassee, bang Florida, Hoa Kỳ để theo dõi chương trình. Những nhóm khác cũng tập trung ở các trường quay tại nhiền nơi trên thế giới để theo dõi chương trình, và ở một số địa điểm, các nhóm còn tham gia trực tiếp vào buổi phát sóng. Sự kiện này diễn ra trước thời đại Internet và tại thời điểm này thì đó là một bước đi tiên phong của công nghệ vô tuyến viễn thông. Lúc đó tôi là chủ tịch đương nhiệm của Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới, và với tư cách là đồng chủ tịch của sự kiện ngày sức 7
  8. khỏe tâm thần thế giới đầu tiên, tôi tham gia vào buổi trình chiếu tại một trường quay ở Auckland, New Zealand. Chúng tôi là một trong những nhóm đưa ra bình luận về sự kiện này và bản thân tôi cho tới giờ này vẫn cảm thấy biết ơn các đồng nghiệp đã tham gia cùng tôi từ những giờ phút đầu tiên của buổi sáng hôm đó. Ở New Zealand, Bộ trưởng ộ tế đã ra một thông báo chính thức công nhận Ngày này và các thành viên Liên đoàn tại địa phương đã đi cùng với Joan Bolger, phu nhân của Bộ Trưởng, đến viếng thăm các trung tâm sức khỏe tâm thần. Các Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần địa phương cùng với các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày này trên khắp đất nước. Trong năm đầu tiên ấy, an thư ký của Liên đoàn đã nhận được các báo cáo từ khoảng 40 quốc gia tổng kết các sự kiện truyền thông về sức khỏe tâm thần rất đa dạng đã diễn ra trong ngày này Thật đáng vui mừng khi thấy được rằng ngày sức khỏe tâm thần thế giới đã thu hút được sự chú ý của chính quyền và quần chúng ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở các quốc gia còn nghèo nàn về các nguồn lực dành cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các chương trình truyền hình phát sóng trên toàn cầu là một phần của lễ kỷ niệm Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế Giới vào năm 1993 và 1994, nhưng chi phí lúc đó rất cao và nguồn quỹ đã không còn đủ để duy trì chương trình toàn cầu đó sau năm 1994. Trong những năm sau đó, việc tổ chức chú trọng chuẩn bị và chia sẻ các gói ấn bản có các thông tin sức khỏe liên quan đến chủ đề của mỗi năm và thông tin về các nguồn hỗ trợ giúp việc tổ chức các sự kiện ở địa phương. Việc dịch các tài liệu này từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác ngày càng được mở rộng hơn. Qua thời gian, việc chia sẻ các ấn bản này qua Internet và việc phát hành dưới dạng DVD ngày càng tăng lên và đã gần như thay thế việc in ấn tài liệu để chuyển đi qua đường bưu điện. Đội ngũ nhân viên của Liên đoàn, các thành viên trong ban lãnh đạo và các tổ chức thành viên (các tổ chức phi chính phủ cấp quốc tế và cấp quốc gia, các tổ chức và cá nhân có liên quan) đều đóng vai trò 8
  9. quan trọng trong việc mở rộng quy mô của chương trình này. Tại một số quốc gia, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới đã sớm mở rộng thành Tuần hoặc Tháng Sức khỏe Tâm thần Thế giới, cùng với những cam kết hỗ trợ đáng kể của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tầm quan trọng ngày càng lớn mạnh của Ngày này trong việc ủng hộ và giáo dục cộng đồng về vấn đề sức khỏe tâm thần đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn. Tổng thư ký Liên hợp quốc bắt đầu công bố thông điệp hàng năm cho ngày 10/10 theo chủ đề của mỗi năm. Các nhà tổ chức sự kiện được khuyến khích từ đầu về việc gửi các báo cáo về hoạt động của họ cho an thư ký của WFMH. Ngoài những mô tả mang tính tường thuật sự kiện, hình ảnh và các văn bản tài liệu chuyên môn cũng được gửi về. Có rất nhiều báo cáo gửi đến từ các nước công nghiệp hóa, nhưng đội ngũ nhân viên của Liên đoàn rất kinh ngạc khi nhận được hình ảnh về các buổi diễu hành ở athmandu, các thông điệp ghi trên bảng yết thị (Billboard) ở Ulaan Baator, các hội nghị ở Sudan, voi và lạc đà mang theo biểu ngữ ở Ấn Độ… Nhờ sự gia tăng của việc sử dụng Internet mà các báo cáo về sự kiện của Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới đã được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới. Năm ngoái, đã xuất hiện nhiều vụ kẹt mạng trên hai mạng xã hội Facebook và T itter. Nhìn lại các phương hướng họat động trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần trong hai thập niên qua dễ dàng thấy rõ rằng đã có những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần ở các cấp độ toàn cầu, từng quốc gia và từng địa phương. Việc nghiên cứu về dịch tễ học chất lượng cao đã giúp định lượng được quy mô và tác động của các rối loạn sức khỏe tâm thần lên các cá nhân, gia đình và xã hội. Các rối loạn sức khỏe tâm thần hiện nay đã được Tổ chức sức khỏe thế giới và các tổ chức thành viên xếp hạng gần như đứng đầu trong danh sách các ưu tiên và thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã có rất nhiều sự thăng tiến trong quyền con người, việc làm giảm bệnh tật và việc gia tăng quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ. Ngày càng có nhiều các nhà thương điên và các bệnh viện tâm thần trong quá khứ đã được thay thế bởi các dịch vụ hỗ trợ và 9
  10. chăm sóc sức khỏe tâm thần của cộng đồng. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đang ngày càng trở nên vững mạnh hơn và liên kết tốt hơn với các hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung. Các liệu pháp ngày càng trở nên hiệu quả hơn và luôn luôn sẵn có để phục vụ người bệnh. Điều này cho thấy rằng có rất nhiều sự khác biệt đáng kể trong các tiêu chuẩn của các dịch vụ hiện có giữa các quốc gia (và có khi là trong từng quốc gia). Việc hù dọa những người thiếu kiến thức, việc bỏ rơi và lạm dụng luôn song hành với việc chăm sóc, việc trị liệu mang tính hỗ trợ và sự cảm thông. Một số quốc gia hiện nay vẫn chưa thực hiện một bước tiến cơ bản nào. Những sự tiến bộ từ các nơi khác đưa tới thì đều bị làm cho sai lệch hoặc gặp phải thách thức về kinh tế khi mà các chính quyền nhắm tới việc cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ công. Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy các mục tiêu chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới và nhấn mạnh việc không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc. Sự kiện này minh họa cho cách thức mà Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới sử dụng để vận động ủng hộ toàn cầu và thúc đẩy mối liên kết với các chính phủ và cộng đồng địa phương thông qua mạng lưới các tổ chức phi chính phủ và hoạt động tuyên truyền. Sự kiện này trở thành thời điểm để các nhà vận động vì sức khỏe tâm thần nhìn lại và vui mừng vì những thành tựu đạt được, ghi chú những việc còn cần phải thực hiện để lên chiến lược, kế hoạch phù hợp, và cùng nhau chia sẻ cảm xúc chung, những mối lo và hoài bảo chung, như các thành viên trong một gia đình quốc tế. Prof. Max Abbott Chủ tịch Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới 1991-1993; Chủ nhiệm Khoa Sức khỏe và Khoa học Môi trường. Đại học AUT (North Shore), New Zealand. 10
  11. TR M C M Mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng toàn c u Tác giả: Marina Marcus, M. Taghi Yasamy, Mark van Ommeren, and Dan Chisholm, Shekhar Saxena. Ủy ban về Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng chất thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Trầm cảm góp phần không nhỏ vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu và ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới. Ngày nay, người ta ước tính có khoảng 350 triệu người mắc phải những triệu chứng trầm cảm. Bảng khảo sát sức khỏe tâm thần thế giới thực hiện ở 17 quốc gia cho thấy rằng trung bình cứ 20 người thì có 01 người đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm vừa rồi. Các rối loạn trầm cảm thường bắt đầu ở giai đoạn tuổi trẻ; chúng làm suy giảm các hoạt động chức năng của chúng ta và thường xuất hiện lặp đi lặp lại. Vì những lý do đó, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu thế giới làm mất khả năng hoạt động của con người, được tính dựa trên thời gian bị lãng phí do mất khả năng hoạt động. Vì thế, trên thế giới đang xuất hiện nhu cầu ngày càng tăng về việc điều trị chứng trầm cảm cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Một hội đồng Y tế Thế giới gần đây đã kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức thành viên hãy bắt đầu hành động theo hướng này (WHO, 2012). Trầm cảm là gì? Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến biểu hiện qua các triệu chứng như: tâm trạng u uất, mất đi sự thích thú hoặc niềm vui, năng lượng hoạt động giảm sút, cảm thấy tội lỗi hoặc tự ti về bản thân, giấc ngủ hoặc khẩu vị bị xáo trộn, và khả năng tập trung kém. Ngoài ra, trầm cảm thường xuất hiện cùng với các triệu chứng lo âu. Các vấn đề trên có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát thường xuyên và dẫn tới mất khả năng duy trì các thói quen sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Trong tính huống xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Gần 1 triệu sinh mạng mất đi hằng năm do tự tử, nghĩa là trung bình có 3000 người tự tử mỗi ngày. Cứ một người tự tử thành công 11
  12. thì có hơn 20 người khác đang cố gắng kết thúc cuộc sống của mình (WHO, 2012). Có rất nhiều biến thể của chứng trầm cảm mà một người có thể mắc phải, nhưng nhìn chung, có thể phân loại dựa trên tiền sử bệnh đã trải qua hay chưa trải qua các giai đoạn vui buồn thấ ường (manic episode).  Một giai đoạn trầm cảm bao gồm các triệu chứng như tâm trạng u uất, mất hứng thú và niềm vui thích, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Tùy trên số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, một giai đoạn trầm cảm có thể được phân loại là nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng. Một cá nhân mắc phải trầm cảm nhẹ sẽ gặp một số khó khăn trong việc duy trì thói quen hằng ngày và một số vấn đề trong giao tiếp xã hội, nhưng sẽ không mất hoàn toàn khả năng làm việc. Mặt khác, với tình trạng trầm cảm nghiêm trọng, người bệnh gần như sẽ khó có thể tiếp tục các hoạt động xã hội, công việc, hoặc các hoạt động sinh hoạt trong gia đình, ngoại trừ một thiểu số ngoại lệ nào đó.  Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar affective disorder) bao gồm các biểu hiện của cả tình trạng hưng phấn lẫn tình trạng trầm cảm u uất xen giữa các giai đoạn tâm trạng và tâm thần bình thường. Các giai đoạn hưng phấn biểu hiện ở tâm trạng hưng phấn tột độ và năng lượng tràn đầy, khiến người bệnh hoạt động một cách thái quá, nói rất nhiều và giảm nhu cầu về giấc ngủ. Trong khi trầm cảm đứng đầu danh sách các nguyên nhân gây ra bệnh tật ở cả nam giới và nữ giới, thì gánh nặng về trầm cảm ở nữ cao hơn 50% so với ở nam giới (WHO, 2008). Thực ra, trầm cảm đứng đầu danh sách nguyên nhân gây bệnh cho phụ nữ ở cả những nước có thu thập cao và những nước có thu nhập vừa và thấp (WHO, 2008). Các nghiên cứu ở các quốc gia phát triển cho thấy rằng trầm cảm ở cha mẹ có thể là một yếu tố rủi ro cho sự trưởng thành của con cái (Rahman và cộng sự, 2008). Yếu tố rủi ro này có thể được giải thích là sức khỏe tâm thần của cha mẹ ở các nước có thu nhập thấp có thể gây ảnh hưởng một cách đáng kể đến sự trưởng thành của con cái trong giai đoạn trẻ thơ, với những ảnh hưởng của trầm cảm không những chỉ tác động lên thế hệ này mà còn lên thế hệ sau. 12
  13. Quản lý trầm cảm Trầm cảm là một rối loạn có thể chẩn đoán và điều trị được một cách đáng tin cậy tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe như đã được viết trong cẩm nang Hướng dẫn Can thiệp mhGAP của WHO (the WHO mhGAP Intervention Guide), các lựa chọn trị liệu thích đáng bao gồm việc hỗ trợ căn bản về tâm lý kết hợp với thuốc chống suy nhược hoặc trị liệu tâm lý (psychotherapy), ví dụ như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp tâm lý liên nhân cách, hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề. Thuốc chống trầm cảm và các liệu pháp đơn giản, có nền tảng từ tâm lý liệu pháp có thể mang lại hiệu quả trong trị liệu. Các loại thuốc chống trầm cảm có thể là một dạng trị liệu hiệu quả cho trầm cảm ở mức từ trung bình đến nghiêm trọng nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu để trị liệu cho các trường hợp trầm cảm nhẹ hoặc có nguy cơ trầm cảm (sub-threshold). Ngoài những liệu pháp chăm sóc được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe, việc tự hỗ trợ bản thân là một phương pháp quan trọng để trợ giúp những người mắc phải trầm cảm các cách tiếp cận mang tính đột phá bao gồm cẩm nang hướng dẫn tự chữa trị hoặc các chương trình hướng dẫn tự chữa trị qua internet đã được công bố cho mọi người nhằm giúp giảm hoặc trị liệu trầm cảm ở rất nhiều quốc gia phương Tây ( ndre s và cộng sự, 2011). Tính hiệu quả c a tr liệu trong các bối cảnh nguồn lực hạn chế Trong thập niên vừa qua một số thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy tính hiệu quả của trị liệu trầm cảm ở khắp các phạm vi về sự khác nhau của các nguồn lực:  Ở Uganda: một thử nghiệm đã được tiến hành ở vùng nông thôn Uganda cho thấy rằng việc trị liệu tâm lý liên nhân cách theo nhóm đã làm giảm đáng kể các triệu chứng và sự lan tràn của chứng trầm cảm trong số 341 người (bao gồm cả đàn ông và phụ nữ) đã biểu hiện các triệu chứng chính và triệu chứng phụ (subsyndromal) của bệnh trầm cảm. (Bolton và cộng sự, 2003).  Ở Chile: một thử nghiệm được tiến hành trên 240 phụ nữ có thu nhập thấp mắc phải trầm cảm nhằm xem xét tính hiệu quả của một phương pháp can thiệp bằng nhiều yếu tố (multi-component) bao gồm can thiệp nhóm về mặt tâm lý-giáo dục, theo dõi một cách có cấu trúc và hệ thống, và trị liệu bằng thuốc cho những 13
  14. người gặp phải trầm cảm nghiêm trọng. Thử nghiệm này cho thấy rằng có một sự khác biệt đáng kể giữa các chương trình chăm sóc có tính hợp tác và các tiêu chuẩn chăm sóc ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Một thang đo về trầm cảm bao gồm 6 tháng theo dõi cho thấy rằng 70% số người trong nhóm trị liệu có thứ bậc (stepped-care) đã hồi phục, so với chỉ 30% trong các nhóm chăm sóc thông thường khác (Araya và cộng sự, 2006).  Ở Ấn Độ: một thử nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra hiệu quả của một chương trình can thiệp được thực hiện bởi các tư vấn viên không chuyên về sức khỏe dựa theo bối cảnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện kết quả trị liệu cho những người mắc phải các rối loạn về trầm cảm và lo âu. Chương trình can thiệp này bao gồm việc quản lý trường hợp và các can thiệp về tâm lý-xã hội được thực hiện bởi một tham vấn viên về sức khỏe không chuyên nhưng đã qua huấn luyện, ngoài ra còn được giám sát bởi một chuyên gia về sức khỏe tâm thần và hỗ trợ về vấn đề dược phẩm bởi một bác sĩ. Thử nghiệm này cho thấy rằng sau 6 tháng thì các bệnh nhân trong nhóm can thiệp hồi phục tốt hơn các bệnh nhân trong nhóm được kiểm chứng (control group). Do đó, một chương trình can thiệp được thực hiện bởi một tham vấn viên không chuyên nhưng đã qua huấn luyện có thể đưa đến sự cải thiện trong quá trình phục hồi của bệnh nhân trầm cảm (Patel và cộng sự 2010). Mặc dù có được hiểu biết về hiệu quả của việc trị liệu trầm cảm, đa số những người có nhu cầu đều không nhận được những trị liệu này. Về tỉ lệ người nhận được những trị liệu này, con số trung bình trên thế giới là ít hơn 50% nhưng lại ít hơn 30% ở hầu hết các quốc gia và thậm chí ít hơn 10% ở một số quốc gia. Rào cản cho việc chăm sóc có hiệu quả bao gồm cả việc thiếu nguồn lực, thiếu những chuyên viên có chuyên môn về sức khỏe tâm thần và thiếu những sự công nhận của xã hội về việc xem những rối loạn tâm thần như bệnh tật. Giảm gánh nặng trầm cảm Trong khi gánh nặng toàn cầu của bệnh trầm cảm là một thử thách đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng, cả ở các cấp độ kinh tế và xã 14
  15. hội cũng như cấp độ lâm sàng, có rất nhiều chiến lược rõ ràng và có cứ liệu khoa học cụ thể có thể giải quyết một cách hiệu quả và chống lại gánh nặng bệnh tật này. Với những rối loạn tâm thần phổ biến như chứng trầm cảm hiện đang được trị liệu tại các cơ sở y tế, các phương pháp can thiệp chính bao gồm thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý ngắn hạn. Phân tích kinh tế đã chỉ ra rằng điều trị trầm cảm trong các cơ sở y tế là khả thi, vừa túi tiền, và hiệu quả về chi phí. Ngăn ngừa trầm cảm là một điều đáng quan tâm. Nhiều chương trình phòng ngừa đã được thực hiện trong suốt vòng đời của một người đã cho thấy kết quả giảm các cấp độ tăng dần của triệu chứng trầm cảm. Các phương pháp hiệu quả mang tính cộng đồng nhằm ngăn ngừa trầm cảm chú trọng vào nhiều hoạt động xoay quanh việc củng cố các yếu tố bảo vệ và giảm các yếu tố nguy cơ. Các ví dụ về việc củng cố các yếu tố bảo vệ bao gồm các chương trình ở trường học nhắm vào các kỹ năng về nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các chương trình rèn luyện cho người lớn. Những chương trình can thiệp dành cho cha mẹ của trẻ em có vấn đề trầm cảm thì nhắm vào việc cải thiện những phúc lợi về mặt tâm lý-xã hội cho mối quan hệ cha mẹ- con cái bằng việc cung cấp thông tin và bằng những chương trình huấn luyện về các chiến lược nuôi dạy con cái mang tính hành vi có thể giảm được các triệu chứng trầm cảm ở cha mẹ, và từ đó cải thiện tình hình cho con cái. Kết luận Trầm cảm là một rối loạn tâm thần đang lan rộng trên thế giới và ảnh hưởng tất cả chúng ta. Không giống như các vấn đề quốc tế vĩ mô, một giải pháp cho trầm cảm nằm trong tầm tay của chúng ta. Luôn có sẵn những phương pháp trị liệu mang lại hiệu quả và chi phí thấp nhằm cải thiện sức khỏe cho cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới hiện đang mắc phải trầm cảm. Ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và quốc gia, đây là lúc để chúng ta tự giáo dục mình kiến thức về trầm cảm và hỗ trợ những người đang gặp phải rối loạn tâm thần này. 15
  16. ả Andrews G, Cuijpers P, Craske MG, McEvoy P, Titov N. Computer therapy for the anxiety and depressive disorders is effective, acceptable and practical health care: a meta-analysis. LoS One. 2010 Oct 13;5(10):e13196. Araya R, Flynn T, Rojas G, Fritsch R, Simon G. Cost-effectiveness of a prima-ry care treatment program for depression in low-income women in Santiago, Chile. Am J Psychiatry. 2006;163:1379–87. Bolton P, Bass J, Neugebauer R, et al. Group interpersonal psychother-apy for depression in rural Uganda randomized controlled trial. JAMA. 2003;289(23):3117-3124. Patel V., Weiss H.A., Chowdhary N., Naik S., Pednekar S., Chatterjee S., De Silva M.J., (...), Kirkwood B.R. Effectiveness of an intervention led by lay health counsellors for depressive and anxiety disorders in primary care in Goa, India (MANAS): A cluster randomised controlled trial (2010) The Lancet, 376 (9758), pp. 2086-2095. Rahman A, Patel V, Maselko J, irk ood . The neglected ‘m’ in MCH pro-grammes–why mental health of mothers is important for child nutrition. Trop Med Int Health 2008; 13: 579-83 World Health Organization 2008, The Global Burden of Disease 2004 update. http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/GBD_report_2004update_full.pdf Accessed 16.6.2012 World Health Organization, World suicide prevention day 2012. http://www.who.int/mediacentre/events/annual/world_suicide_prevention_day/en/ Accessed 16.6.2012 World Health Organization, Sixty-fifth world health assembly 2012. http://www.who.int/mediacentre/events/2012/wha65/journal/en/index4.html Accessed 16.6.20120 World Health Organization. mhGAP intervention guide for mental, neurologi-cal and substance use disorders in non-specialized health settings 2010. http://whqlibdoc.who.int/publications/2010/9789241548069_eng.pdf Accessed 16.6.2012 CÓ THỂ Ì ĐƯỢ ƯƠ Đ ỀU TRỊ HIỆU QU VÀ TIẾT KIỆ Í ĐỂ C I THIỆN SỨC KHỎ Ệ Ư Ế 16
  17. TRANG THÔNG TIN ạng m m ên ế giới Đối tượng mắc phải trầm cảm đa dạng một cách đáng kể trong khắp dân số thế giới. Tỷ lệ mắc phải trầm cảm suốt đời có phạm vi từ xấp xỉ 3% ở Nhật cho đến 16% ở Mỹ, còn với hầu hết các nước thì dao động trong khoảng 8%-12%. (1) Việc thiếu các tiêu chuẩn chẩn đoán gây khó khăn cho việc so sánh tỷ lệ mắc phải trầm cảm ở giữa các quốc gia khác nhau. Ngoài ra các yếu tố khác biệt về văn hóa, khác biệt về rủi ro cũng ảnh hưởng tới sự biểu hiện ra bên ngoài của rối loạn này. (2) Chúng ta biết rằng các triệu chứng trầm cảm có thể được xác định cụ thể trong tất cả các nền văn hóa. (3) Trên thế giới, có nhiều yếu tố rủi ro cụ thể khiến cho một số người dễ mắc phải trầm cảm hơn những người khác.  Trầm cảm xuất hiện ở phụ nữ nhiều gấp 2 đến 3 lần so với đàn ông, mặc dù một số nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu ở Châu Phi thì không thể hiện điều này. (4)  Những bất lợi về kinh tế: sự nghèo đói. (5)  Những bất lợi về mặt xã hội: ví dụ như nền giáo dục thấp kém. (6)  Di truyền: Nếu ai đó trong gia đình trực hệ của bạn gặp phải rối loạn này thì bạn sẽ dễ mắc phải trầm cảm trong cuộc đời với nguy cơ cao gấp 2 đến 3 lần. (7)  Tiếp xúc với bạo lực. (8)  Bị chia cắt với người thân hoặc ly dị, ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là đàn ông. (9)  Các bệnh mãn tính khác. Tìm kiếm sự điều tr Có rất nhiều phương pháp điều trị cho bệnh trầm cảm, và tương đương với đó, cũng có rất nhiều trở ngại cho việc tìm kiếm sự điều trị. Ít hơn 25% số người mắc phải trầm cảm trên thế giới được tiếp cận với các liệu pháp điều trị. (10) Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới vừa nghiên cứu về điều được gọi là "những thiếu sót trong điều trị” 17
  18. của công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần và tìm ra rằng trên thế giới, tỉ lệ trung bình số người mắc phải trầm cảm không được trị liệu là xấp xỉ 50%. (11) Ở một số quốc gia thì ít hơn 10% số người mắc phải trầm cảm được điều trị. (12) Kể cả khi được điều trị, việc trị liệu cũng không hoàn tất trọn vẹn. Một số thông tin tổng quan về tình hình trị liệu trầm cảm trên thế giới:  Một khảo sát năm 2007 được thực hiện ở phạm vi quốc tế trên từng gia đình đã nghiên cứu 84,850 đối tượng ở 17 quốc gia và thấy rằng nhu cầu trị liệu sức khỏe tâm thần (nhưng không được đáp ứng) là ngày càng lan rộng và đặc biệt đáng lưu tâm ở một số quốc gia kém phát triển. (13)  Một nhiên cứu quốc tế thực hiện tại địa điểm (Tây an Nha, Israel, Úc, Brazil, Nga và Hoa Kỳ) tìm ra rằng: không phải một người mắc trầm cảm cứ đến gặp các chuyên gia về sức khỏe tại các cơ sở y tế và được chẩn đoán về trầm cảm thì sau đó sẽ nhận được trị liệu trầm cảm. Nghiên cứu này tìm ra xác xuất của việc nhận được trị liệu trầm cảm bị ảnh hưởng bởi các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại và các rào cản về tài chính hơn là đặc điểm lâm sàng của cá nhân bệnh nhân. (14)  Trong một tổng quan tài liệu gần đây, các nhà nghiên cứu báo cáo kết quả rằng chỉ 14% dân số ở Bỉ tìm đến trị liệu trong vòng một năm nay về vấn đề trầm cảm. (15)  Một nghiên cứu gần đây thực hiện tại nhiều nước Châu Mỹ Latinh đã tìm ra một khoảng cách trị liệu đáng kể về vấn đề trầm cảm ở người lớn. Nghiên cứu này thực hiện tại Peru và Venezuela, tìm ra rằng nhiều đối tượng tham gia nghiên cứu với các triệu chứng về trầm cảm chưa bao giờ được trị liệu trầm cảm. (16)  Dựa theo một khảo sát gần đây, chỉ có 26 nhà trị liệu tâm lý cho xấp xỉ 80 triệu cư dân ở Ethiopia. (17) Một số quốc gia chỉ có duy nhất một nhà trị liệu tâm lý. Ở nhiều quốc gia trên thế giới chỉ có một số lượng ít ỏi các chuyên gia sức khỏe sẵn có hoặc những người làm việc được huấn luyện bài bản để cung cấp các dịch vụ trị liệu hiệu quả. 18
  19. Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn quen biết gặp phải trầm cảm, thì việc tìm ra liệu pháp thích hợp có thể khó khăn, điều này tùy thuộc vào nơi bạn sống và những nguồn lực mà bạn có sẵn. Trong khi nhiều liệu pháp có thể được cung cấp và giám sát tại các cơ sở y tế, (18) thì các rào cản cho việc tiếp cận tới sự chăm sóc hiệu quả có thể bao gồm việc thiếu các nguồn lực và thiếu những người cung cấp dịch vụ được huấn luyện bài bản. Một số triệu chứng của trầm cảm thậm chí cũng có thể trở thành rào cản cho việc trị liệu. Một người có thể cảm thấy quá mệt mỏi hoặc quá tải đến mức không muốn nhận sự giúp đỡ. ước đầu tiên trong việc tìm được sự giúp đỡ là hãy bắt đầu từ cộng đồng của bạn với những nguồn lực sẵn có và quen thuộc với bạn. Cố gắng trao đổi với nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe. Nếu không có bất cứ nhà cung cấp dịch vụ về sức khỏe nào trong cộng đồng của bạn, hãy trao đổi với một đại diện từ các tổ chức Phi chính phủ (NGOs). Ước tính khoảng 93% các nước Châu Phi và 80% các nước ở Đông Nam Á có các khu vực chăm sóc sức khỏe trực thuộc các tổ chức NGOs. (19) Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ đa dạng - bao gồm cả tham vấn, cử người đại diện cho thân chủ, hỗ trợ về mặt thông tin, ngăn ngừa tự sát, tham vấn về vấn đế lạm dụng chất, và nghiên cứu ở một số cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ cung cấp toàn bộ các chương trình hỗ trợ; còn ở các nước khác thì họ chỉ bổ sung các dịch vụ vào các chương trình có sẵn. Nếu có một trường đại học ở gần đó thì các khoa về trị liệu hoặc tâm lý học của trường đó có khả năng giúp đỡ về vấn đề trầm cảm. Bạn có thể tìm kiếm trong niên giám điện thoại hoặc tài liệu giới thiệu và tìm các từ khóa "sức khỏe tâm thần", "dịch vụ xã hội", "ngăn ngừa tự tử", "can thiệp khủng hoảng", "đường dây nóng”, "bệnh viện", "phòng khám sức khỏe", "bác sĩ y khoa". Một nguồn trị liệu và hỗ trợ khác có thể là các nhà y học dân tộc, điều này phổ biến ở nhiều quốc gia và các nền văn hóa. 19
  20. Trầm cảm có thể là lạ lẫm với những người đang cố giúp bạn. Hãy nói với họ về các thông tin mà bạn đã học được từ tài liệu này. Nếu bạn không thể tìm được những sự giúp đỡ mà bạn cần, bạn có thể phải tìm đến các dịch vụ trị liệu ở những địa điểm xa hơn. Việc sử dụng nternet để tìm kiếm thông tin là rất hữu ích. Nếu bạn không kết nối được nternet, hãy đến các thư viện địa phương hoặc đến gặp các Tổ chức phi chính phủ mà chúng tôi đề cập tới theo danh sách ở cuối ấn bản này. SỐNG VỚI TR M C M Sống với trầm cảm, đặc biệt là khi rối loạn này trở nên mãn tính hoặc thường xuyên tái phát, có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức, quá tải và vô dụng. Các cảm giác này có thể thường xuyên khiến cho bạn muốn buông xuôi. Việc nhận ra rằng những suy nghĩ tiêu cực này là một phần của trầm cảm chính là một bước tiến hướng đến sự hồi phục. Việc tự chăm sóc bản thân trong suốt quá trình trị liệu là rất quan trọng. Điều này có thể rất khó thực hiện lúc đầu, đặc biệt là trước khi liệu pháp của bạn có tác dụng. TỰ HĂ SÓ B N THÂN Trầm cảm là có thật. Đó là một bệnh xuất hiện trong não đòi hỏi rất nhiều dạng liệu pháp để chữa trị. ạn rất cần phải nhận thức được sự nghiêm trọng của căn bệnh này và tự chăm sóc tốt cho bản thân. Trầm cảm có thể khiến cho những phần đơn giản nhất của cuộc sống hàng ngày trở nên vô cùng khó khăn. Nếu được, có một số thứ bạn có thể làm để khiến cho bản thân mình cảm thấy khá hơn, thậm chí là chỉ khá hơn một xíu thôi. Nhà chuyên môn trị liệu sức khỏe cho bạn có thể sẽ đề nghị bạn làm một số điều này:  Cân nhắc về một số dạng thể dục hàng ngày. Tập thể dục tốt cho sức khỏe thể lý lẫn sức khỏe tinh thần. Việc thiết lập một thời khóa biểu để tập thể dục đều đặn sẽ giúp duy trì một thể trạng lành mạnh và giảm các cấp độ stress, điều này rất quan trọng với người mắc trầm cảm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2