
iv
TÓM TẮT
Polyphenol là hợp chất có chứa một hay nhiều vòng thơm với một hoặc nhiều nhóm
hydroxyl (-OH), chúng được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây, là thành phần phổ
biến trong nông sản. Polyphenol được biết đến là nhóm chất có hoạt tính sinh học cao
như khả năng kháng oxy hóa, chống vi sinh vật, kháng viêm…. Việc tách chiết
polyphenol từ thực vật đã được nghiên cứu nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên
việc thực hiện trích ly polyphenol từ Húng lũi và thử hoạt tính sinh học của dịch chiết
thu được chưa được thực hiện.
Húng lũi (Mentha aquatica Linn. var. crispa) được trồng nhiều ở Việt nam, tuy nhiên
có một số thời điểm chúng không được thu hoạch do vấn đề giá cả và tiêu thụ. Các
nghiên cứu về cây húng lũi ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào tách chiết tinh dầu,
polyphenol nếu được tách chiết tiếp theo sau quá trình tách chiết tinh dầu và ứng dụng
chúng vào bảo quản thực phẩm một mặt sẽ nâng cao giá trị kinh tế của cây húng lũi,
mặt khác có thể cung cấp thêm một giải pháp bảo quản thực phẩm tự nhiên và an toàn.
Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện với 3 nội dung chính.
Nội dung 1. Trích ly polyphenol từ húng lũi
Báo cáo này đưa ra các phương pháp trích ly polyphenol từ húng lũi như phương pháp
trích ly bằng ngâm chiết, phương pháp trích ly bằng ngâm chiết có hỗ trợ siêu âm và
phương pháp trích ly bằng ngâm chiết có hỗ trợ enzym và tối ưu hóa theo mô hình Box
– Behnken nhằm thu được dịch chiết có tổng polyphenol thu được (TPC) và hoạt tính
kháng oxy hóa (AA) của dịch chiết cao nhất. Kết quả cho thấy dung môi acetone với
nồng độ 50%, tỉ lệ 1:20, thời gian 2h và nhiệt độ 40
o
C cho hiệu quả trích ly tốt nhất.
Nội dung 2. Sản xuất chế phẩm và đánh giá hoạt tính sinh học
Quá trình sản xuất cao chiết từ húng lũi được thực hiện bằng phương pháp ngâm chiết
với các dung môi acetone với nồng độ 50%, tỉ lệ 1:20, thời gian 2h và nhiệt độ 40
o
C.
Xác định TPC, hoạt tính kháng oxy hóa theo DPPH, ABTS và FRAP, và khả năng
kháng khuẩn theo phương pháp MIC trên 4 chủng vi khuẩn E. coli – ATCC 25922, S.
enteritidis – ATCC 13076, S. aureus– ATCC 25923, và B. subtilis – ATCC 25924. Kết