intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự dùng thuốc - Mình lại hại mình

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thói quen tự kê đơn mua thuốc của người bệnh, trình độ thầy thuốc cùng với việc kê đơn ngẫu hứng và “lòng tham” của người bán thuốc, sự tràn lan của thuốc giả, thuốc nhái (theo FDA lên đến 25% ở các nước đang phát triển) là những nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi có trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc Thuốc là một sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người, chính vì vậy chúng cần được quản lý một cách chặt chẽ, kể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự dùng thuốc - Mình lại hại mình

  1. Tự dùng thuốc - Mình lại hại mình Thói quen tự kê đơn mua thuốc của người bệnh, trình độ thầy thuốc cùng với việc kê đơn ngẫu hứng và “lòng tham” của người bán thuốc, sự tràn lan của thuốc giả, thuốc nhái (theo FDA lên đến 25% ở các nước đang phát triển) là những nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi có trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc Thuốc là một sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người, chính vì vậy chúng cần được quản lý một cách chặt chẽ, kể cả khi đã đến tay người sử dụng. Thuốc chữa bệnh rất dễ gây ra ngộ độc. Ngộ độc ấy có thể là vô tình hay cố ý. Những trường hợp ngộ độc thuốc do cố ý không nhiều mà chủ yếu do vô tình. Sự vô tình này có nhiều lý do. Thứ nhất, có quá nhiều loại thuốc, một loại thuốc có quá nhiều biệt dược với các loại tên gọi khác nhau. Liều khả dụng và liều độc có khi cách xa nhau nhưng có khi lại rất gần nhau. Trong cùng một loại thuốc lại có rất nhiều hàm lượng khác nhau. Chỉ cần sơ suất một chút như đựng trong túi giấy, ghi tên hàm lượng thuốc cẩu thả; dùng thuốc thấy ít tác dụng nên tự tăng liều để cho tác dụng mạnh hơn, thuốc để ở bàn, ở đầu giường, trẻ con cầm nuốt phải… đều có thể dẫn đến ngộ độc. Thứ hai, tự ý sử dụng thuốc hoặc tự ý uống thêm loại thuốc khác với hy vọng bệnh khỏi nhanh mà không biết rằng thuốc uống
  2. thêm lại cùng nhóm với thuốc đang sử dụng hoặc có khả năng làm tăng tính độc của thuốc đang sử dụng. Thứ ba, mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng hoặc thuốc bảo quản không tốt hay đã hết hạn sử dụng. Nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 - 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lại lên đến 1/10! Trong đó đáng nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc. Còn có một nguyên nhân khác dẫn đến ngộ độc thuốc là việc sử dụng không đúng loại nước để uống thuốc. Ít ai biết rằng, có một số loại nước khi dùng uống thuốc lại có khả năng làm tăng độc tính hoặc tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. Có thể kể ra đây một số loại nước như: - Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. - Trong thời gian đang uống thuốc chữa bệnh hen nếu dùng quá nhiều caffein (hợp chất trong cà phê) có thể làm tăng các phản ứng phụ. - Sữa:Canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh. - Nước dâu ép:Theo một số nghiên cứu khoa học thì khi dùng wafarin - một loại thuốc chống đông máu nếu dùng cùng nước dâu ép có thể làm tăng quá trình chảy máu.
  3. Để phòng ngừa ngộ độc thuốc, chỉ mua thuốc theo đơn của bác sĩ. Biểu hiện như thế nào? Biểu hiện lâm sàng ngộ độc thuốc hết sức đa dạng, phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ngộ độc. Sau khi uống thuốc chỉ vài phút, đột nhiên bạn thấy xuất hiện các triệu chứng sau thì đó là những dấu hiệu bạn đang bị ngộ độc thuốc. Về hô hấp: Khó thở, ngứa họng, ngứa mũi. Có khi thở chậm hoặc thở nhanh hơn bình thường (ở người lớn, nhịp thở bình thường là 16-20 lần/phút). Hơi thở ra có thể có mùi thuốc. Về tim mạch: Huyết áp có thể hạ xuống hoặc không đo được trong trường hợp nặng nhưng cũng có thể tăng. Nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm hơn bình thường, nhịp tim có thể không đều, ngắt quãng. Về thần kinh: Trường hợp nhẹ có thể nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, trường hợp nặng có thể bị co giật hay hôn mê.
  4. Về tiêu hóa: Nôn mửa, có thể nôn ra máu, khô miệng, đau bụng, tiêu chảy. Các biểu hiện khác: Có thể bí tiểu, tiểu máu màu đỏ hồng hoặc nước tiểu có màu đen, xanh, vàng tùy loại thuốc, trường hợp nặng có thể vô niệu. Mờ mắt, ù tai, da khô, xanh tím. Có thể sốt cao hay hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi. Điều trị và dự phòng Để cấp cứu ngộ độc có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là nhận biết kịp thời chất độc hoặc thuốc mà bệnh nhân đã dùng. Vì vậy, cùng với việc khẩn cấp đưa nạn nhân đi bệnh viện, người nhà phải tìm hiểu loại thuốc nào là thủ phạm gây tai nạn. Nếu có thể, gia đình nên đem theo thuốc, bao bì hoặc đơn thuốc đã dùng đến cho bác sĩ để nhanh chóng tìm ra thuốc giải độc. Nếu phát hiện nạn nhân ngừng tim, ngừng thở, trước tiên phải phục hồi chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách làm hô hấp nhân tạo. Loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn, biện pháp này được áp dụng đối với người ngộ độc thuốc qua đường uống. Có thể móc họng, đè gốc lưỡi để kích thích gây nôn, cũng có thể gây nôn bằng cách cho uống siro ipeca. Trong mọi trường hợp nghi bị ngộ độc thuốc, sau khi đã sơ cứu phải chuyển ngay nạn nhân đi bệnh viện. Để dự phòng cần chú ý: - Chỉ sử dụng thuốc khi có đơn của bác sĩ, tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
  5. - Chỉ mua thuốc theo đơn và mua thuốc ở nhà thuốc uy tín, đạt tiêu chuẩn. - Cần có tủ thuốc gia đình để cất giữ và bảo quản thuốc đúng nguyên tắc. - Không nên tự chữa bệnh qua kiểu “truyền miệng” hay mách thuốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2