Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ỨNG DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID MỜ TỰ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ<br />
PHỤC VỤ ĐIỀU KHIỂN CÁC CHÂN CỦA HEXAPOD<br />
DẪN ĐỘNG BẰNG VAN SERVO VÀ XY - LANH THỦY LỰC<br />
Trần Tân Tiến*<br />
Tóm tắt: Trong điều khiển robot nói chung đơn giản nhất là mỗi khớp (đối với<br />
robot nối tiếp) hoặc mỗi chân (đối với robot song song) được điều khiển hoàn toàn<br />
độc lập với nhau và hệ điều khiển chỉ có một đại lượng vào và một đại lượng ra [3].<br />
Ảnh hưởng qua lại giữa các chân trong quá trình làm việc được xem là nhiễu. Hơn<br />
nữa, khi robot làm việc sẽ có sự thay đổi thế của đầu công tác, ma sát nhớt hay độ<br />
đàn hồi của dầu cũng ảnh hưởng đến tải đặt lên các chân. Bài viết này trình bày<br />
một phương pháp điều khiển cho các chân Hexapod được dẫn động bằng van servo<br />
và xy lanh thủy lực nhằm đáp ứng yêu cầu kháng nhiễu và độ tác động nhanh của<br />
hệ thống.<br />
Từ khóa: PID tự chỉnh tham số; Robot song song; Điều khiển robot; Điều khiển thủy khí.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cấu tạo Hexapod gồm có sáu chân để dẫn động, các chân (Legs) của Hexapod tùy vào<br />
ứng dụng hay yêu cầu kỹ thuật mà có cấu tạo khác nhau, phổ biến nhất là loại chân gồm<br />
“hai ống” lồng vào nhau tạo thành một khớp trượt, có thể là cơ cấu đai ốc - vít me hoặc xy<br />
lanh thủy lực (khí nén), … nhờ đó độ dài của chân có thể thay đổi được. Để thực hiện các<br />
chuyển động của tấm di động theo mong muốn cần phải điều khiển được độ dài các chân<br />
của Hexapod. Bài báo này sẽ đưa ra giải pháp ứng dụng bộ điều khiển PID tự chỉnh định<br />
tham số phục vụ điều khiển chân Hexapod, độ dài mỗi chân được thay đổi bởi khớp trượt -<br />
xy lanh thủy lực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hexapod có các chân cấu tạo bởi các khớp S-P-S.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Mô hình điều khiển độc lập các chân của Hexapod<br />
Một hexapod gồm sáu chân phân bố đối xứng, để điều khiển độc lập các chân, ta coi<br />
mỗi chân mang một khối lượng bằng một phần sáu khối lượng của tấm di động. Các chân<br />
này sẽ được điều khiển độc lập ảnh hưởng qua lại giữa chúng xem là nhiễu và cần phải có<br />
một bộ điều khiển trung tâm làm chức năng phối hợp, cung cấp tín hiệu vào cho các bộ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 41<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
điều khiển độc lập. Trong bài viết này tác giả chỉ đề cập đến bộ điều khiển độc lập cho các<br />
chân của hexapod, tín hiệu điều khiển là điện áp (giả thiết nhận được từ bộ điều khiển<br />
trung tâm), tín hiệu phản hồi vị trí là tín hiệu ra của LVDT (Linear Variable<br />
Differantial Transformer).<br />
Mô hình nghiên cứu được mô tả trên hình 2. Bộ điều khiển sẽ điều khiển một cụm đối<br />
tượng gồm van servo và xy lanh thủy lực mang khối lượng chuyển động m. Trong sơ đồ,<br />
đã bỏ qua biến dạng của dầu trên đường dẫn, bỏ qua ma sát của các bộ phận, không tính<br />
đến quán tính của lực đàn hồi dầu và coi hệ chỉ có một khối lượng chuyển động.<br />
<br />
Ud E I Van servo Q Xy lanh - Tải X<br />
Bộ điều<br />
khiển (Kv, K0, Ps, PT) (p1, F1, m)<br />
- F<br />
<br />
LVDT (KC)<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ điều khiển độc lập các chân của Hexapod.<br />
Trong đó:<br />
m: Khối lượng chuyển động [Kg];<br />
F1: Diện tích piston [cm2];<br />
KV: Hệ số khuếch đại của van servo;<br />
K0: Hệ số thoát dầu của van servo [cm5/kgs];<br />
KC: Hệ số phản hồi của sensor LVDT [V/(cm/s)];<br />
X: Hành trình của khối lượng m [cm];<br />
Ud: Điện áp điều khiển [V];<br />
I: Dòng điện điều khiển van servo [mA];<br />
PS: Áp suất cung cấp [bar];<br />
PT: Áp suất ra khỏi van [bar];<br />
F: Tín hiệu phản hồi [V];<br />
E: Tín hiệu so sánh [V];<br />
p1: Áp suất cung cấp của van servo [bar].<br />
2.2. Mô hình toán của van servo<br />
Theo [1], một van servo hiệu suất cao có hàm truyền toán tử như sau:<br />
QV ( s ) KQ<br />
2<br />
IV ( s ) s s <br />
2dV 1<br />
V V <br />
Trong đó:<br />
IV: Dòng điện điều khiển van [A].<br />
ωV: Tần số riêng của van [rad/s].<br />
QV: Lưu lượng qua van [l/p].<br />
dV: Hệ số tắt dần của van.<br />
KQ: Hệ số khuếch đại lưu lượng.<br />
2.3. Mô hình toán của xy lanh thủy lực mang khối lượng chuyển động m<br />
Xét một hệ truyền động tịnh tiến gồm van servo và xy lanh thủy lực như sau:<br />
<br />
<br />
42 Trần Tân Tiến, “Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ … van servo và xy-lanh thủy lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
LVDT<br />
(KC)<br />
-<br />
Ud E Bộ ĐK I Kv PS<br />
(WDK) K0 PT<br />
<br />
<br />
p1 m X<br />
F1<br />
<br />
Hình 3. Hệ truyền động tịnh tiến sử dụng van servo và xy lanh thủy lực.<br />
Nếu bỏ qua biến dạng đàn hồi của dầu trong các buồng làm việc của xy lanh và đường<br />
ống, phương trình cân bằng lưu lượng và cân bằng lực như sau [1]:<br />
dx<br />
Q1 Wv I K 0 p1 F1 (1)<br />
dt<br />
d 2x dx<br />
F1 p1 m 2<br />
f (f là hệ số ma sát nhớt [kg/ms]) (2)<br />
dt dt<br />
<br />
Phương trình biến đổi Laplace của (1), (2):<br />
Q1 ( s ) Wv I ( s ) K 0 P1 ( s ) F1sX ( s )<br />
(3)<br />
F1 P1 ( s ) (ms 2 fs ) X( s )<br />
Từ hệ (3) ta thành lập được sơ đồ cấu trúc hàm truyền toán tử như trên hình 4.<br />
P1(s)<br />
ms 2 fs<br />
K0<br />
F1<br />
U(s) E(s) I(s) - X(s)<br />
Q1(s) 1<br />
WDK WV<br />
F1s<br />
-<br />
KC<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ cấu trúc hàm truyền của hệ truyền động.<br />
Hàm truyền đạt của cụm xy lanh thủy lực mang khối lượng chuyển động m:<br />
F1 K XLm<br />
WXLm (4)<br />
mK 0 s ( F1 K 0 f ) s T1 XLm s 2 T2 XLm s<br />
2 2<br />
<br />
<br />
Trong đó: K XLm F1 ; T1 XLm K 0 m ; T2 XLm F12 K 0 f<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 43<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
3. TỔNG HỢP BỘ ĐIỀU KHIỂN PID MỜ TỰ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ<br />
Giả sử các thông số của hệ thống như sau:<br />
- Van servo BD602 - Parker Electrohydraulic: Sai số tuyến tính I - Q ≤ 5%<br />
Q = 0 76 l/p; Pmax = 315 Bar; Imax = 100 mA<br />
3<br />
V 0,25.10 rad / s ; dV = 1,35; K0 = 5<br />
- Cụm xy lanh thủy lực Hydraulic Actuator - Parker Electrohydraulic và tải khối<br />
lượng m:<br />
m = 10kg; F1 = 60cm2; f = 0,1; xmax= 20cm<br />
- Hệ số phản hồi của LDVT (Waters Lofngellow): KC = 0,5 V/(cm/s)<br />
Thay số vào các công thức tính hàm truyền của van servo và hàm truyền cụm xy lanh<br />
và khối lượng chuyển động m ta được:<br />
- Hàm truyền của van servo (đã bỏ qua hệ số bậc cao):<br />
0,76<br />
WV <br />
0,108.10 2 s 1<br />
- Hàm truyền của cụm xy lanh và m:<br />
60<br />
WXLm 2<br />
50 s 3600.5s<br />
Theo [2] việc chỉnh định hằng số thời gian TI và TD được thực hiện dựa trên việc tham<br />
số hóa công thức của Ziegler-Nichols bởi biến α cho ở công thức:<br />
1<br />
Kp = 0.6 Ku; TI = Tu ; TD = 0.25 TI (5)<br />
1<br />
Với Tu là chu kỳ dao động và Ku là hệ số khuếch đại tới hạn của đối tượng được xác<br />
định theo phương pháp Ziegler-Nichols 2 hoặc xác định theo phương pháp phản hồi Role<br />
của Astrom-Hagglund.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Giao diện thiết kế BĐK mờ xây dựng trong Matlab.<br />
<br />
<br />
44 Trần Tân Tiến, “Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ … van servo và xy-lanh thủy lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Khi α = 1 thay vào công thức (5) ta được: Kp = 0.6 Ku; TI = 0.5 Tu; TD = 0.125 Tu (đây<br />
chính là công thức tính tham số bộ điều khiển PID của Ziegler-Nichols 2).<br />
Hệ số KP được cập nhật theo tham số β như sau:<br />
1 t de(t ) <br />
u t K P ( yr y ) e( )d T<br />
D <br />
TI 0 dt <br />
Bằng cách thay đổi giá trị β ta sẽ thay đổi được hệ số khuếch đại Kp của bộ điều<br />
khiển PID.<br />
Khi β = 1 thì (βyr - y) = yr - y = e(t) và phương trình trên chính là phương trình của bộ<br />
điều khiển PID kinh điển.<br />
Để chỉnh định tham số bộ điều khiển PID ta sử dụng bộ điều khiển mờ thiết kế như sau:<br />
- Biến sai lệch E và đạo hàm sai lệch DE là hai biến vào của bộ điều khiển mờ;<br />
- Các biến đầu ra là A là biến mờ đầu ra đại diện cho biến α ;<br />
- B là biến mờ đầu ra đại diện cho biến β ;<br />
Sử dụng công cụ Toolbox Fuzzy Logic và Matlab - Simulink để xây dựng bộ điều<br />
khiển mờ theo thiết kế trên ta được giao diện bộ điều khiển mờ có dạng như hình 5.<br />
4. MÔ PHỎNG<br />
Sơ đồ mô phỏng trong Matlab – Simulink như trên hình 6, gồm các khối chính chính<br />
như sau: Bộ điều khiển PID kinh điển; Bộ điều khiển mờ; Khối cập nhật và chỉnh định<br />
tham số cho bộ điều khiển PID; Cụm đối tượng điều khiển: Van servo + xy lanh + khối<br />
lượng chuyển động m.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Sơ đồ mô phỏng BĐK PID kinh điển và chỉnh định tham số mờ.<br />
<br />
Một số kết quả mô phỏng thu được như trên các hình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 45<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Đáp ứng quá độ của các BĐK khi có nhiễu bậc thang đầu vào.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Đáp ứng quá độ của các BĐK khi có nhiễu tải không đổi.<br />
<br />
<br />
<br />
46 Trần Tân Tiến, “Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ … van servo và xy-lanh thủy lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Đáp ứng quá độ của các BĐK khi có nhiễu tải hình sin.<br />
Nhận xét kết quả mô phỏng:<br />
Trong các trường hợp có nhiễu bậc thang tác động đầu vào, nhiễu tải có giá trị không<br />
đổi, thậm chí với nhiễu tải hình sin thì đáp ứng quá độ của hệ thống đối với cả hai bộ điều<br />
khiển PID kinh điển và PID mờ chỉnh định tham số đều luôn ổn định bám sát giá trị đặt<br />
với sai số gần như không đổi (gần như bằng 0) khi đạt trạng thái xác lập.<br />
Tuy nhiên với bộ điều khiển PID mờ chỉnh định tham số thì thời gian hệ thống đạt giá<br />
trị nhanh hơn rất nhiều so với bộ PID kinh điển (0.2s đối với PID mờ chỉnh định tham số<br />
so với 1.5s đối với PID kinh điển).<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Với yêu cầu thiết kế một bộ điều khiển độc lập cho các chân của hexapod cùng với giả<br />
thiết ảnh hưởng qua lại giữa chúng xem là nhiễu thì qua các kết quả mô phỏng trên nhận<br />
thấy bộ điều khiển PID chỉnh định tham số mờ là hoàn toàn phù hợp bởi có tính kháng<br />
nhiễu cao đồng thời độ tác động nhanh lại vượt trội so với bộ điều khiển PID kinh điển.<br />
Bài viết đã đưa ra một giải pháp nhằm giải quyết một phần bài toán điều khiển hexapod<br />
(robot song song dạng Stewart Gough Platform6 bậc tự do). Kết quả mô phỏng ở trên đã<br />
chứng minh giải pháp đưa ra để điều khiển độc lập các chân hexapod có khả năng bám<br />
chính xác vị trí mong muốn. Ngoài ra bộ điều khiển nói trên còn có thể áp dụng tốt cho<br />
các ứng dụng khác trong thực tế.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Xuân Tùy, “Hệ thống điều khiển thủy lực”, Nhà xuất bản Khoa học và<br />
Kỹ thuật, 2002.<br />
[2]. Trần Tân Tiến, “Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển mờ ổn định tốc độ động cơ<br />
thủy lực trong hệ thống phát điện bằng năng lượng sóng biển”, Luận văn<br />
Thạc sỹ Kỹ thuật, Học viện KTQS, 2012.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 47<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[3]. Đào Văn Hiệp, “Kỹ thuật robot”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2013.<br />
[4]. Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, “Lý thuyết điều khiển mờ”, Nhà xuất<br />
bản Khoa học và Kỹ thuật, 2006.<br />
[5]. Nguyễn Công Định, “Phân tích và tổng hợp các hệ thống điều khiển bằng<br />
máy tính”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2002.<br />
[6]. Jan Jantzen, “Tuning Of Fuzzy PID Controllers”, Tech. report no 98-H 871,<br />
Technical University of Denmark, 1998.<br />
[7]. F. Herrera, M. Lozano, J. L. Verdegay, “Tuning Fuzzy logic controllers by<br />
Genetic Algoritms”, International Journal of Approximate Reasoning 12, pp.<br />
299 – 315, 1995.<br />
[8]. The Mathworks, “SimMechanics for use with Simulink”, User’s Guide<br />
Version2, October 2004.<br />
ABSTRACT<br />
APPLICATION TUNING OF FUZZY PID CONTROLLERS<br />
FOR CONTROL LEGS OF HEXAPOD USING SERVO VALES<br />
AND HYDRAULIC CYLINDERS<br />
In general, the simplest control of the robot is that each joint (for serial robots)<br />
or each leg (for parallel robots) is completely independent controlled and the<br />
control system has only one input quantity and one output quantity [3]. The<br />
interation between those legs during work is considered noise. This article outlines<br />
a method for controlling Hexapod legs that are driven by servo valves and<br />
hydraulic cylinders.<br />
Keywords: Hexapod; Fuzzy controllers; PID auto tuning; Servo vales; Hydraulic cylinders.<br />
<br />
Nhận bài ngày 17 tháng 11 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 06 tháng 02 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Vật lý kỹ thuật/Viện KHCN quân sự.<br />
*<br />
Email: trantien315@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
48 Trần Tân Tiến, “Ứng dụng bộ điều khiển PID mờ … van servo và xy-lanh thủy lực.”<br />