intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này điều tra xem nền kinh tế ở Việt Nam tăng trưởng như thế nào từ sự ảnh hưởng của vốn từ các khoản đầu tư ngoài nước từ đó minh họa mối liên hệ giữa ngành du lịch của đất nước và tăng trưởng kinh tế từ năm 1995 đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam

  1. Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 63 Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam The role of foreign direct investment in the relationship between economic growth and tourism revenue in Vietnam Ngô Thái Hưng1*, Nguyễn Yến Nhi1, Bùi Nguyễn Bình Chân1, Phạm Thị Kim Xuyến1, Nguyễn Hoàng Thanh Ân1 1 Trường Đại học Tài Chính-Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ, Email: hung.nt@ufm.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Bài báo này điều tra xem nền kinh tế ở Việt Nam tăng trưởng econ.vi.18.4.2232.2023 như thế nào từ sự ảnh hưởng của vốn từ các khoản đầu tư ngoài nước từ đó minh họa mối liên hệ giữa ngành du lịch của đất nước và tăng trưởng kinh tế từ năm 1995 đến năm 2020. Kiểm định hồi quy QQR Ngày nhận: 06/04/2022 và kiểm định Granger được dùng để làm rõ sự liên kết giữa FDI, Ngày nhận lại: 15/07/2022 TOV và GDP ở các phân vị không giống nhau dùng dữ liệu quý và chuỗi thời gian năm 1995 - 2020 cùng với các phương pháp định Duyệt đăng: 25/07/2022 lượng. Kết quả chứng minh rằng FDI và du lịch có ảnh hưởng đáng kể và tương hỗ đến nền kinh tế nước nhà. Độ tin cậy và khả năng ứng dụng của nghiên cứu được trình bày qua sự phù hợp của các kết Mã phân loại JEL: quả nghiên cứu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. C21; O11; O24 ABSTRACT In this study, we shed light on the causal relationship between tourism revenue (TOV) and economic growth (GDP) during the period from 1995 to 2020 and then analyze the role of Từ khóa: Foreign Direct Investment (FDI) in explaining the movement of the du lịch; FDI; GDP; hồi quy TOV-GDP relationship within the Quantile-on-Quantile Regression phân vị; Việt Nam (QQR) and Granger causality in different quantiles frameworks. The results from the QQR indicate that TOV and FDI remarkably impact economic growth in different quantiles. More specifically, the Granger causality test findings suggest a bidirectional association between the concerned variables at divergent quantiles exists. The Keywords: consistency of the results uncovers that the estimates are reliable and tourism; FDI; GDP; quantile appropriate for supporting strategies aimed at increasing economic regression; Vietnam growth in Vietnam. 1. Giới thiệu Việt Nam đã từng bước đạt được thành công to lớn và tăng trưởng nhanh chóng trong gần 35 năm đổi mới kinh tế Việt (Mai, 2021). GDP bình quân hàng năm ban đầu của Việt Nam 1986 - 1990 là 4.4%, và từ năm 1991 - 1995 đã tăng lên 8.2%, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng tuyệt vời của đất nước (Mai, 2021). Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam từng bước được phục hồi và cải thiện
  2. 64 Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 trong giai đoạn sau (2016 - 2019), với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 6.8% (Doan, 2021). Những dấu hiệu nêu trên cho thấy những điều chỉnh có lợi và hệ quả chính sách của Việt Nam trong giai đoạn phát triển gây ra những chuyển biến về kinh tế. Việc làm gia tăng nguồn vốn từ hoạt động đầu tư ngoài nước, nói chung đã cấu thành một nội dung quan trọng trong định hướng phát triển nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam, trong các yếu tố thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, do GDP trong giai đoạn 1995 - 2020 vẫn còn rất thấp so với các nước lân cận, nên việc tích lũy đủ của cải là một vấn đề lớn với các quốc gia mới nổi, đặc biệt là Việt Nam. Do đó, gây quỹ ở nước ngoài có giá trị chiến lược. Mật độ du khách đến du lịch hiện giữ một vị trí quan trọng và thiết yếu trong phần lớn các quốc gia. Ở phần lớn các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, FDI là một dòng tài trợ đáng kể cho sự phát triển của ngành du lịch. Theo Tổng Cục Du lịch năm 2020 cho rằng, phần lớn của hoạt động kinh tế gián tiếp là do đầu tư ngoài nước giữ vị trí trong ngành du lịch. FDI có những tác động gì đối với nền kinh tế bên cạnh việc là một nguồn doanh thu du lịch đáng kể? Một chủ đề vĩ mô quan trọng đối với cả nhà đầu tư và các nhà kinh tế học là khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của du lịch quốc tế. Các nước có nền kinh tế đang phát triển ngày nay phần lớn phụ thuộc rất nhiều vào du lịch. Bài báo này giải đáp câu hỏi sau: Sự tăng trưởng của ngành du lịch có ảnh hưởng đến nền kinh tế không? Đáp án của câu hỏi này là cần thiết vì nó gợi ý một số quỹ đạo chính sách. Mặt khác, nếu sự mở rộng của ngành du lịch bị tác động bởi tăng trưởng kinh tế, thì chính phủ sẽ phải giúp phát triển kinh tế bằng một vài phương tiện. Chúng tôi dùng kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger cho từng mô hình và mô hình QQR do Sim và Zhou (2015) tạo ra để làm rõ mối liên hệ giữa GDP và du lịch. Nhiều kết quả trước đây đã tìm ra sự liên kết giữa FDI, TOV và GDP. Iamsiraroj (2016) đã chứng minh mối quan hệ có lợi giữa FDI và mở rộng kinh tế. Feeny, Iamsiaroj, và McGillivray (2014) đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài gần 40 năm, từ 1971 đến năm 2010 để chứng minh lợi ích của FDI với nền kinh tế. Bên cạnh đó, Sanford và Dong (2000) kiểm tra TOV, FDI và phát hiện ra mối liên hệ thuận chiều giữa hai yếu tố này. OECD (2002) khẳng định rằng các quốc gia công nghiệp hóa thu được nhiều lợi ích từ FDI. Như vậy, có thể thấy FDI có tầm ảnh hưởng cực kì quan trọng đến nền kinh tế và ngành du lịch lữ hành. Mặc dù thực tế là nhiều nghiên cứu đã kiểm tra các mối liên hệ này (TOV, GDP và vai trò FDI). Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã không thể kết nối mối quan hệ giữa các biến vừa nêu trên. Từ năm 1961 đến năm 1988, Karikari (1992) đã điều tra mối quan hệ nhân quả giữa FDI và phát triển kinh tế ở Ghana nhưng không tìm ra sự liên kết nào giữa hai chỉ số này. Chúng tôi đã xem xét sự liên kết giữa các yếu tố để nhận định lại vấn đề đã trình bày và thu được kết quả thường xuyên và đáng tin cậy nhất sau khi nhận được hai kết quả trái ngược nhau như vậy. Ngoài ra, nó nhằm mục đích làm rõ chức năng của FDI, xác định nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tổng đầu tư FDI ở Việt Nam và chứng minh FDI đã hỗ trợ như thế nào để nâng tầm ngành du lịch và sự phát triển kinh tế quốc gia. 2. Tổng quan nghiên cứu Phần này phân tích nghiên cứu trước đây xem xét mối quan hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và du lịch. Kết quả của những nghiên cứu trước đó có can hệ đến cuộc điều tra này được tóm tắt trong Bảng 1, 2 và 3. Việc xem xét lại những kiểm định trước đó về sự liên kết giữa GDP, TOV và FDI cho thấy một số phát hiện và sự đa dạng của các mô hình đã được trình bày. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình QQR. Phương pháp sáng tạo này có độ tin cậy cao
  3. Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 65 (Ngo, 2021; Sim & Zhou, 2015). Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ qua lại giữa các đối tượng được nói đến trong nghiên cứu này và để bổ sung thêm dữ liệu cho báo cáo, chúng tôi thực nghiệm nghiên cứu qua mô hình này. Hình 1 biểu thị mô hình lý thuyết nghiên cứu. FDI GDP TOV Hình 1. Mô hình lý thuyết đề xuất Bảng 1 Mối quan hệ giữa FDI và GDP Tác giả Quốc gia Giai đoạn Mô hình Kết quả Balasubramanyam, Salisu, và 46 nước đang 1970 - 1985 OLS ↑FDI↔ GDP↑ Sapsford (1996) phát triển Kumar và Pradhan (2002) 107 quốc gia 1980 - 1999 OLS ↑FDI ↔ GDP↑ Anwar, Sajid, và Nguyen (2010) Việt Nam 1996 - 2005 GMM ↑FDI ↔ GDP↑ Athukorala (2003) Sri Lanka 1959 - 2002 OLS ↑FDI↔ GDP↑ Shaari và cộng sự (2012) Malaysia 1971 - 2010 VAR ↑FDI → GDP↑ Ali và Fei (2016) Pakistan 1991 - 2015 OLS ↑FDI↔ GDP↑ Nguồn: Nhiều nhóm nghiên cứu (2022) Bảng 2 Mối quan hệ giữa FDI và TOV Tác giả Quốc gia Giai đoạn Mô hình Kết quả Selvanathan, Selvanathan, và Ấn Độ 1995 - 2007 Granger causality FDI ↔ TOV Viswanathan (2012) Craigwell và Moore Các tiểu quốc đảo 1980 - 2004 Granger causality FDI ↔ TOV (2008) đang phát triển (SIDs) Yazdi, Salehi, và Iran 1985 - 2013 ARDL, ECM FDI → TOV Soheilzad (2017) Panel VECM, Samimi, Sadeghi, và 20 quốc gia đang Granger causality, 1995 - 2008 FDI → TOV Sadeghi (2013) phát triển Pedroni cointegration test
  4. 66 Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 Tác giả Quốc gia Giai đoạn Mô hình Kết quả ARDL, Granger Katircioglu (2009) Croatia 1960 - 2006 FDI TOV causality VECM, Johansen Zhang, Ebbers, và cointegration, Croatia 1978 - 2005 FDI → TOV Zhou (2011) Granger causality Salleh, Othman, và ARDL, Granger Croatia 1978 - 2008 FDI ↔ TOV Sarmidi (2011) causality Beziü, Radiü, và Toda-Yamamoto Croatia 1996 - 2008 FDI → TOV Kandžija (2010) causality Nguồn: Nhiều nhóm nghiên cứu (2022) Bảng 3 Mối quan hệ giữa TOV và GDP Tác giả Quốc gia Giai đoạn Mô hình Kết quả West (1993); Uysal và Gitelson 1985 - 1991; Úc; Bermuda OLS GDP ↔ TOV (1994); Archer (1995) 1980 - 1993 Durbarry (2002) Mauritius 1994 - 1998 OLS GDP ↔ TOV Eugenio-Martin, Morales, và 21 quốc gia 1985 - 1998 Panel data GDP ↔ TOV Scarpa (2004) Mỹ Latinh Dritsakis (2004) Hy Lạp Granger GDP ↔ TOV Các đảo Cannonier và Burke (2019) 1980 - 2015 IV, GMM TOV → GDP Caribe Granger, Prayogo và Haryanto (2020) Indonesia 1986 - 2015 Johansen, TOV → GDP VECM Manzoor, Wei, Asif, Haq, và Pakistan 1990 - 2015 Johansen TOV → GDP Rehman (2019) Nguồn: Nhiều nhóm nghiên cứu (2022) 3. Mô hình nghiên cứu (QQR) Mô hình QQR đo lường mối liên hệ giữa TOV, GDP và FDI. QQR được biểu diễn như sau: GDP =   ( X t ) + ut t (1) Trong đó, GDPt và X t ký hiệu cho FDI và TOV theo thời gian t ,  là phân bị thứ  th của phân phối GDPt and ut là sai số và   (.) là hệ số hồi quy.
  5. Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 67 Phương trình (1) có thể khai triển Taylor bậc một theo X t :   ( X t )    ( X  ) +   ' ( X  )( X t − X  ) (2) Trong đó,   ' là đạo hàm riêng của   ( X t ) . Rõ ràng,  là hàm số của   ( X  ) và   ' ( X  ) với  là hàm số của X và X  , do đó,  và  là các hàm số của   ' ( X  ) và   ( X  ) .   ( X t )  0 ( , ) + 1 ( , )( X t − X  ) (3) Thay phương trình (3) vào phương trình (1): GDPt = 0 ( , ) + 1 ( , )( X t − X  )+ ut (4) * Trong đó (*) là phân vị có điều kiện của  th GDP. Các hàm này minh họa cho sự liên kết giữa GDP, TOV và FDI. Dùng phương trình bình phương cực tiểu (OLS). 𝐹 (𝑋 )−𝜏 ̂ 𝑀𝑖𝑛 𝑏0 ,𝑏1 ∑ 𝑖=1 𝜌 𝜃 [𝐶𝑂2 𝑡 − 𝑏0 − 𝑏1 (𝑋 𝑡 − ̂ 𝜏 )]𝐾( 𝑛 ℎ𝑡 ) 𝑛 ̂ 𝑋 (5) Trong đó  (u ) là hàm phân vị của  (u) = u( − I (u  0)) và K (.) là hàm mật độ 4. Dữ liệu Dữ liệu các biến được nghiên cứu có sẵn trong giai đoạn 1995 - 2020 ở Word Bank. Những thời điểm này đã được chọn vì chúng có sẵn. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu nhập từ du lịch (TOV) và tăng trưởng kinh tế (GDP) tại Việt Nam được đề cập trong báo cáo này. Để xử lý vấn đề phương sai thay đổi, tần suất dữ liệu đã được thay đổi từ hàng năm sang dữ liệu hàng quý và thực hiện tất cả các chuỗi logarit, theo khuyến nghị của Ngo (2021). 5. Kết luận và thảo luận 5.1. Thống kê mô tả Số liệu thống kê mô tả về FDI, GDP và TOV được dùng trong phân tích này được nêu ra trong Bảng 4. Chúng tôi phát hiện ra rằng FDI, GDP và TOV là giá trị trung bình theo thứ tự tăng dần. Với độ lệch chuẩn là 0.77%, rõ ràng TOV dễ biến động hơn FDI và GDP xét về mức độ biến động. Nghiên cứu Jarque-Bera đã cho ra kết quả rằng các biến hoàn toàn không có phân phối chuẩn. Nói cách khác, bạn có thể không đồng ý với lý thuyết cho rằng biến quan sát đang nghiên cứu sẽ có phân phối chuẩn. Những kết quả này đóng vai trò là dữ liệu hỗ trợ cho phân tích bổ sung. Bảng 4 Thống kê giá trị của GDP, TOV và FDI Variables Maximum Minimum Mean Std. Dev Jarque-Bera GDP 2.301128 1.887345 2.024477 0.129128 11.93573*** TOV 15.32997 12.63040 13.90353 0.776119 5.994063** FDI 0.902735 -0.364077 0.347283 0.316530 2.627454 Chú thích: Mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% được trình bày tương ứng *, **, ***
  6. 68 Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 5.2. Kiểm định tính dừng Chúng tôi phác thảo kết quả của các thử nghiệm do Phillip và Perron (PP) (1988) và Dickey và Fuller (ADF) (1979) thực hiện nhằm tìm hiểu tính phù hợp và mức độ ổn định của mô hình các biến. Không thể phủ nhận H0 với tư cách là một chuỗi số liệu vì kết quả ở Bảng 5 chứng tỏ rằng tại I(0), chuỗi dữ liệu chứa các biến không dừng lại tại các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Do đó, chúng tôi phải kiểm tra một loạt các khác biệt sau để đạt được tính dừng: Nhóm nghiên cứu sử dụng sai phân đầu tiên cho các biến trong phương pháp phân tích thống kê và hồi quy QQR tiếp theo vì các biến này được cố định trong sai phân này. Bảng 5 Kiểm định tính dừng ADF PP Variables I(0) I(0) FDI -2.868571* -2.035322 GDP -1.734367 -1.362356 TOV -0.219687 -0.588666 I(1) I(1) FDI -2.800267* -4.976521*** GDP -2.716056* -4.785693*** TOV -2.806125* -4.223557** Chú thích: Mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% được trình bày tương ứng *, **, *** 5.3. Hồi quy QQR Bằng mô hình này nhóm nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ ba cặp biến (GDP - TOV; FDI - TOV, FDI - GDP). Mỗi kết quả trong mô hình đều trình bày những phát hiện mới cho nghiên cứu (1995 - 2020). Hình 2 minh họa mối liên hệ giữa GDP và TOV, thể hiện trên từng phân vị đối với thị trường Việt Nam, cụ thể cho thấy độ dốc b1(𝜎, π) mô tả phân vị thứ π về tác động của TOV ở phân vị thứ 𝜎 của GDP. Biểu đồ này cho thấy TOV có ảnh hưởng cùng chiều và ngược chiều đến GDP. Tuy nhiên, nhìn chung sự tương quan của cặp biết này vẫn chưa mạnh chúng còn có tương đối ít mối liên hệ giữa hai đặc điểm này. Chúng tôi sẽ nhập từng cặp số liệu để làm rõ hơn sự liên kết giữa TOV và GDP. Trong khi biến TOV cho thấy mối liên hệ tương quan thuận chiều trong vùng phân vị thấp (0.1 - 0.4), thì phạm vi GDP trong vùng phân vị này lại có mối tương quan nghịch. Một sự tương quan âm được nhìn thấy trong khu vực kết hợp giữa phân vị GDP thấp từ 0.1 đến 0.4 và phân vị TOV trung bình từ 0.6 đến 0.7. Sau đó, khu vực này có mối liên hệ tương đối yếu, gần như âm ở phân vị GDP thấp (0.1 - 0.4) và ở TOV cao (0.7 - 0.9). Trong tình hình kinh tế phát triển kém thì doanh thu du lịch có ảnh hưởng thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cũng trong thời gian này mà đối với thị trường phát triển khá ổn định hoặc tốt thì chúng lại có sự tương quan âm. Điều này chứng tỏ tốc độ GDP chậm lại khi TOV tăng lên. Do chi phí khắc phục những vấn đề này cao và nguy cơ xói lở bờ biển ngày càng tăng do việc xây dựng ngày càng nhiều cơ sở và dịch vụ liên quan đến du lịch, thâm hụt biển cuối cùng có thể trở thành một phần ngân sách của đất nước. Tuy nhiên, tăng trưởng du lịch chưa đồng điệu với việc sử dụng tối ưu tài nguyên, gây lãng phí vốn vật chất. Nhiều phương pháp đã được dùng trước đây, tuy vậy kết quả là khá tương đương, do khả năng xử lý cục bộ thường bị vượt quá trong các đợt cao điểm du lịch,
  7. Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 69 gây thiệt hại đến tài nguyên và hệ thống tự nhiên, Stanchev, Stancheva, và Young (2015) báo cáo kết quả tác động âm. Ngoài ra, Ivanov và Webster (2007) trình bày kết quả thử nghiệm ở Tây Ban Nha về “bình quân đầu người” và “tổng giá trị tăng lên trong ngành du lịch”, cả hai đều có mối quan hệ ngược chiều với thời gian không giống nhau. Không một nước nào muốn gặp phải những vấn đề nêu trên và Việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên, có một vài báo cáo cho ra kết quả trái chiều với những phát hiện trong bài, như đã nêu ở phần tổng quan, kết quả của Mervar và Payne (2007), cho thấy cầu về du lịch có tính co giãn cao và tác động mạnh mẽ đến GDP của các nước thu hút du khách. Nghiên cứu của Proenca và Soukiazis (2008), cho thấy tác động của du lịch được coi là là có tác động đáng kể đến mức sống. Tất cả các cuộc điều tra này đã tạo ra những phát hiện đầy hứa hẹn. Hình 2. Ảnh hưởng của TOV lên GDP Hình 3 cho thấy FDI và GDP tương tác với nhau như thế nào. Nghiên cứu này đã cho thấy hai biến này thường có ảnh hưởng trái ngược nhau (tác động nghịch). Phần lớn các phân vị ở vùng thấp và trung được kết với nhau thể hiện tính tương quan âm. Đặc biệt, có rất ít mối liên hệ giữa phân vị ngắn và trung bình của GDP và phân vị ngắn FDI. Vị trí này cũng cho thấy một tác động tiêu cực trong phân vị trung bình của FDI từ 0.4 đến 0.7 và trong hai vùng phân vị của GDP (thấp, trung). Càng gần đến vùng phân vị cao thì hai đối tượng này càng có sự tương quan trên mức 0 - Vùng phân vị ngắn GDP và phân vị trên FDI chứng minh điều này. Chúng tôi nhận thấy mối liên hệ yếu giữa các vùng phân vị của FDI (thấp, trung bình và cao) với vị trí của vùng phân vị cao GDP (0.7 đến 0.9). FDI có khả năng tạo ra ảnh hưởng thuận và nghich đến GDO, nhưng chủ yếu là tác động ngược chiều, có thể thấy từ các khía cạnh tác động đã thảo luận ở trên. Mối liên hệ tích cực chỉ thể hiện trong điều kiện thị trường có bước tăng trưởng tốt (từ phạm vi ở phân vị 0.85). Các nghiên cứu dẫn ra rằng mối tương quan chủ yếu là tiêu cực, việc này có thể là do các nhà đầu tư thường thuận lợi trong thuyết phục chính phủ sửa đổi luật khi họ tạo điều kiện đầu tư có lợi cho họ. Do sự đối đầu giữa các tập đoàn, các dòng tiền sẽ liên tục luân chuyển làm thay đổi cán cân kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện bên ngoài của FDI không tác động lớn và độc lập đến tăng trưởng, như kiểm tra về ảnh hưởng này của Carkovic và Levine (2005) cho thấy kết quả ngược chiều. GDP của Việt Nam trong thời điểm này (1995 - 2020) chịu tác động đáng kể của hai biến số này, mặc dù sự tương quan giữa chúng khá ít. Đặc biệt, FDI đóng góp các nguồn lực như tiền bạc, kỹ năng quản lý, kiến thức và những thứ khác. Cùng với những cai trò mà nó mang lại (đã
  8. 70 Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 được nhấn mạnh), FDI đã giúp nền kinh tế mở rộng. Điều này thậm chí còn rõ ràng hơn bởi thực tế là nhiều nghiên cứu đã đề xuất mối quan hệ có lợi giữa hai biến số này. Mặc dù ảnh hưởng tích cực nhỏ giữa hai yếu tố này, tuy nhiên, vào năm 2000, Barrell và cuộc điều tra của ông về mối liên hệ giữa FDI và năng suất lao động ở Hà Lan đã có tác động lớn đến nghiên cứu kinh tế. Lấy nghiên cứu của Iamsiaroj về mối liên hệ giữa GDP và FDI từ năm 2016 làm minh họa. Kết quả của hai khảo sát nêu trên cho thấy xu hướng tích cực (đánh giá lại điểm của nhóm nghiên cứu nêu trên). Hình 3. Ảnh hưởng của FDI lên GDP Nhóm nghiên cứu đi sâu hơn về mối liên hệ giữa FDI và TOV; Hình 4 cho thấy những tác động của mối tương quan này. Hai biến này nhìn chung có tương quan thuận và cùng chiều. Điều này chứng tỏ rằng FDI tăng sẽ có tác động thuận lợi đến thu nhập du lịch. Mối tương quan giữa phân vị giữa và phân vị cao của hai biến (0.6 - 0.95) biểu thị sự ảnh hưởng rõ ràng nhất. Đối với một số nước và đối với nhà đầu tư lớn mạnh, ngành du lịch tương lai là một khoản đầu tư đáng giá. Điều này cho thấy Việt Nam đáp ứng các tiêu chí và nhu cầu của họ, thể hiện qua tỷ lệ vốn đầu tư tương đối cao trong các năm 1995 đến 2020. Ngoài ra, khi các cá nhân có ý kiến tích cực về điều gì đó, họ có nhiều khả năng quảng bá điều đó cho người khác, trước hết và quan trọng nhất là gia đình họ, sau đó là bạn bè, đồng nghiệp của họ, v.v. Điều này ngụ ý rằng dòng vốn FDI mới có mối tương quan dương với sự tăng vọt của ngành du lịch (Sanford & Dong, 2000). Hình 4. Ảnh hưởng của FDI lên TOV
  9. Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 71 5.4. Mô hình nhân quả Granger của GDP, TOV và FDI Bảng 6 phác thảo mối liên hệ giữa GDP và TOV. Nhìn chung, các nhóm phân vị cao, trung bình và thấp của TOV bị ảnh hưởng bởi GDP. Điều này làm rõ mối liên hệ giữa GDP và TOV. Như vậy, TOV chịu tác động của GDP và ngược lại. Đặc biệt trong cả môi trường thị trường bình thường và lâu đời, GDP đều có tác động đến TOV. Năm 2021 Pulido-Fernández và Cárdenas- García (2021) đã tìm hiểu liệu có sự tương quan qua lại cặp biến này hay không và cũng cho ra kết quả tương tự. Ngoại trừ vị trí 0.35 và 0.4, dường như không có mối liên kết chung giữa GDP và FDI trong phân vị 0.05 - 0.95. Điều này chứng tỏ GDP có ít tác động như thế nào đối với FDI. GDP ảnh hưởng đến FDI (Hussain & Kimuli, 2012). Từ đây, có thể thu hút FDI bằng cách hoàn thiện các lý thuyết, ủng hộ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và phân tích cách chúng tương tác với nhau. Tiếp theo, trên thực tế, tất cả các phân vị đều có ý nghĩa trong cột về tác động của FDI lên GDP. Điều này chứng tỏ FDI tầm ảnh hưởng lớn và quan trọng như thế nào đến nền kinh tế của một đất nước. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình và chào đón nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo các nhà kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chịu tác động rất mạnh mẽ và có thể thuận lợi phát triển nhờ vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, và để thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam phải đa dạng hóa môi trường trong và ngoài nước, tìm kiếm đối tác mới. FDI và TOV có sự liên kết qua lại bên cạnh mối liên hệ giữa FDI và GDP. Bảng 6 cho thấy FDI ảnh hưởng đến TOV cụ thể ở các phân vị 0.05, 0.1, 0.15 và 0.55 trong khi TOV chỉ ảnh hưởng đến FDI ở các phân vị 0.35 và 0.4. Tác động tiêu cực của khoảng cách với các nước giàu sẽ giảm bớt với sự trợ giúp của FDI trong lĩnh vực du lịch. Kết quả là, chính phủ ở phần lớn các quốc gia đang phát triển thường xuyên thực hiện nhiều chính sách khác nhau để khuyến khích thu hút FDI (Zhang, Chong, & Ap, 1999). Bên cạnh đó, mật độ du khách tăng lên dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ bao gồm chỗ ở và sinh hoạt. Để tăng cường du lịch và nâng cao cơ sở hạ tầng và các hàng hoá trong nước để thoả mãn nhu cầu tăng cao của khách du lịch về dịch vụ, chính phủ dự định thu hút thêm vốn FDI. Bảng 6 Kiểm định nhân quả Granger của GDP, TOV và FDI Quantile GDP → TOV TOV → GDP GDP → FDI FDI → GDP FDI → TOV TOV → FDI 0.05 0.457142857 1 0.257142857 0.065714285** 0.065714285** 0.257142857 0.10 0.014285714** 0.014285714** 0.457142857 0.065714285** 0.065714285** 0.457142857 0.15 0.014285714** 0.028571429** 0.457142857 0.065714285** 0.065714285** 0.457142857 0.20 0.128571429 0.014285714** 0.471428571 0.065714285** 0.128571429 0.471428571 ** ** ** 0.25 0.028571429 0.014285714 0.471428571 0.065714285 0.328571429 0.471428571 0.30 0.285714286 0.014285714** 0.471428571 0.065714285** 0.385714286 0.471428571 0.35 0.142857143 0.014285714** 0.05** 0.065714285** 0.414285714 0.05** 0.40 0.014285714** 0.014285714** 0.05** 0.065714285** 0.414285714 0.05** 0.45 0.085714286** 0.014285714** 0.642857143 0.065714285** 0.385714286 0.642857143 0.50 0.1 0.042857143** 0.657142857 0.065714285** 0.385714286 0.657142857 0.55 1 0.271428571 0.428571429 0.065714285** 0.065714285** 0.428571429 0.60 0.571428571 0.028571429** 0.428571429 0.065714285** 0.471428571 0.428571429
  10. 72 Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 Quantile GDP → TOV TOV → GDP GDP → FDI FDI → GDP FDI → TOV TOV → FDI 0.65 0.014285714** 0.028571429** 0.385714286 0.471428571 0.471428571 0.385714286 0.70 0.014285714** 0.014285714** 0.385714286 0.471428571 0.471428571 0.385714286 0.75 0.014285714** 0.014285714** 0.385714286 0.471428571 0.471428571 0.385714286 ** 0.80 0.628571429 0.014285714 0.385714286 0.471428571 0.471428571 0.385714286 0.85 0.142857143 0.014285714** 0.385714286 0.471428571 0.471428571 0.385714286 0.90 0.485714286 0.014285714** 0.385714286 0.471428571 0.471428571 0.385714286 0.95 1 0.928571429 0.385714286 0.471428571 0.185714286 0.385714286 Chú thích: Mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% được trình bày tương ứng *, **, *** 6. Kết luận và giải pháp 6.1. Kết luận Chúng tôi đã chọn kiểm tra chủ đề này với mục tiêu chính là phân tích kỹ lưỡng sau khi nhận thấy tầm quan trọng của chủ đề và dữ liệu được thu thập từ các cuộc nghiên cứu trước đó về doanh thu du lịch (TOV) dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) vào Việt Nam từ năm 1995 đến 2020. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu lý luận và đưa ra giải pháp tối ưu để giúp nền kinh tế nước nhà càng sung túc và thịnh vượng, chúng tôi đã kiểm định hai mô hình cơ bản bằng nhiều phương pháp khác nhau: mô hình kiểm tra quan hệ nhân quả Granger cho từng phân vị và mô hình hồi quy cho từng phân vị (QQR). Ở các phân vị không giống nhau, những phát hiện của phương pháp QQR đã ủng hộ sự tồn tại của mối liên hệ TOV và GDP. Ngoài ra, FDI còn là nhân tố có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế và ngành du lịch của Việt Nam. Mô hình kiểm định quan hệ nhân quả Granger cho từng phân vị ủng hộ phát hiện này và phát hiện ra sự tương tác giữa ba cặp biến này. Những tương tác này thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tham số kinh tế vĩ mô, cho thấy tầm quan trọng của việc quan tâm đến các thành phần trong môi trường kinh tế khác nhau đối với tăng trưởng bền vững. 6.2. Giải pháp Chúng tôi đưa ra các hàm ý chính sách sau dựa trên đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế và tiến trình thu hút FDI ở Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2020 và kết quả từ các mô hình. 6.2.1. Vai trò của FDI đối với TOV và GDP Nâng tầm nguồn nhân lực Cần trau dồi, nâng cao khả năng quản lý nguồn nhân lực nồng cốt và các dịch vụ liên quan đến du lịch; chuẩn bị lực lượng bảo vệ môi trường và chú trọng đào tạo kỹ năng mềm. Đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra trong giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển khả năng làm việc một cách mới lạ của thế hệ tương lai. Khuyến khích các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các mô hình công nghệ; tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực giáo dục và đào tạo như nghiên cứu khoa học. Về mặt pháp lý và xã hội, tạo điều kiện thích hợp để các nhà đầu tư nước ngoài dựng xây nhiều cơ sở giáo ở nước ta. Tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tư Thực hiện các ưu đãi với lĩnh vực sản xuất có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cần có nhiều sự sáng tạo hơn để thu hút các đơn vị đầu tư khác trong ngành và phân bố dòng vốn FDI vào đầu tư hợp lý.
  11. Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 73 Đẩy mạnh công nghiệp phát triển và tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thủ tục quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được cải cách nhằm đơn giản hóa, dễ dàng cho các nhà đầu tư. Sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư Dùng các nguồn vốn vào những việc có chủ đích, phục vụ hỗ trợ cho quá trình tạo ra sản phầm, tinh chỉnh, sắp xếp dòng chi thu minh bạch để có phương hướng trong việc tận dụng các nguồn vốn. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Trong tình hình GDP và lạm phát thấp như hiện nay, việc Chính phủ thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Tích luỹ nguồn vốn có thể được đẩy mạnh bằng cách giảm dần các khoản chi vãng lai, trong tổng cân đối ngân sách Nhà Nước là một cách gián tiếp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao chất lượng ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam. 6.2.2. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự ảnh hưởng doanh thu du lịch Nhận thấy được vai trò của ngành du lịch đối với dòng vốn FDI nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Chúng ta cần có những chính sách và hướng đi rõ ràng trong vấn đề này. Cụ thể: Tuyên truyền, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch (chú trọng truyền thông) Quan tâm đến phân khúc thị trường lớn và đang phát triển trong và ngoài nước; phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động du lịch kết hợp thương mại, đầu tư, ngoại giao, văn hóa, nâng cao hình ảnh nước nhà theo mục tiêu đã đề ra. Cải thiện môi trường, ổn định xã hội Để tạo ra một hình ảnh chào đón, lôi cuốn và an toàn, cần chú ý đáng kể đến việc quản lý điểm đến, an ninh khu vực và an toàn cho khách du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về an toàn môi trường; xây dựng mạng lưới cộng đồng thì mới phát huy được sức mạnh toàn dân cùng chung sức bảo vệ môi trường. Đầu tư liên quan đến du lịch có thể đem lại lợi ích môi trường. Đầu tư vào giao thông hiện đại, năng lượng tái tạo, quản lý nguồn nước và chất thải sẽ mang lại những tác động tích cực, trực tiếp đến môi trường. Tài liệu tham khảo Ali, A., & Fei, Y. S. (2016). Impact of Malaysia’s capital market and determinants on economic growth. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 3(2), 5-11. Anwar, S., & Nguyen, L. P. (2010). Foreign direct investment and economic growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review, 16(1/2), 183-202. Archer, B. (1995). Importance of tourism for the economy of Bermuda. Annals of Tourism Research, 22(4), 918-930. Athukorala, P. P. A. W. (2003, November). The impact of foreign direct investment for economic growth: A case study in Sri Lanka. In 9th International Conference on Sri Lanka Studies (Vol. 92, pp. 01-21).
  12. 74 Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 Balasubramanyam, V. N., Salisu, M., & Sapsford, D. (1996). Foreign direct investment and growth in EP and IS countries. The Economic Journal, 106(434), 92-105. Barrell, R., & Holland, D. (2000). Foreign direct investment and enterprise restructuring in Central Europe. Economics of Transition, 8(2), 477-504. Beziü, H., Radiü, M. N., & Kandžija, T. (2010). Foreign direct investments in the tourism sector of the Republic of Croatia. Valahian Journal of Economic Studies, 1(15), 21-28. Cannonier, C., & Burke, M. G. (2019). The economic growth impact of tourism in Small Island Developing States - Evidence from the Caribbean. Tourism Economics, 25(1), 85-108. Carkovic, M., & Levine, R. (2005). Does foreign direct investment accelerate economic growth? In T. H. Moran & E. M. Graham (Eds.), Does foreign direct investment promote development (pp. 195-220). Craigwell, R., & Moore, W. (2008). Foreign direct investment and tourism in SIDS: Evidence from panel causality tests. Tourism Analysis, 13(4), 427-432. Dickey, D. A., & Fuller, W. A. (1979). Distribution of the estimators for autoregressive time series with a unit root. Journal of the American Statistical Association, 74, Article 427A31. Doan, H. C. (2021). Những thành tựu nổi bật của đất nước sau 35 năm đổi mới [Outstanding achievements of the country after 35 years of renovation]. Truy cập ngày 22/01/2021 tại https://vietnam.vn/kinh-te/nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua-dat-nuoc-sau-35-nam-doi-moi- 20210122140142529.html Dritsakis, N. (2004). Tourism as a long-run economic growth factor: An empirical investigation for Greece using causality analysis. Tourism Economics, 10(3), 305-316. Durbarry, R. (2002). The economic contribution of tourism in Mauritius. Annals of Tourism Research, 29(3), 862-865. Eugenio-Martin, J. L., Morales, N. M., & Scarpa, R. (2004). Tourism and economic growth in Latin American Countries: A panel data approach (FEEM Working Paper No. 26). Rochester, NY: Social Science Research Network. Feeny, S., Iamsiraroj, S., & McGillivray, M. (2014). Growth and foreign direct investment in the Pacific Island countries. Economic Modeling, 37, 332-339. Gunduz, L., & Hatemi-J, A. (2005). Is the tourism-led growth hypothesis valid for Turkey? Applied Economics Letters, 12, 499-504. Hussain, F., & Kimuli, C. K. (2007). Determinants of foreign direct investment flows to developing countries. SBP Research Bulletin, 8(1). Iamsiraroj, S. (2016). The foreign direct investment-economic growth nexus. International Review of Economics & Finance, 42, 116-133. Ivanov, S., & Webster, C. (2007). Measuring the impact of tourism on economic growth. Tourism Economics, 13(3), 379-388. Karikari, J. A. (1992). Causality between direct foreign investment and economic output in Ghana. Journal of Economic Development, 7-17. Katircioglu, S. T. (2009). Revisiting the tourism-led-growth hypothesis for Turkey using the bounds test and Johansen approach for cointegration. Tourism Management, 30(1), 17-20.
  13. Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 75 Kim, H. J., Chen, M. H., & Jang, S. C. (2006). Tourism expansion and economic development: The case of Taiwan. Tourism Management, 27, 925-993. Kumar, N., & Pradhan, J. P. (2002). Foreign direct investment, externalities, and economic growth in developing countries: Some empirical explorations and implications for WTO negotiations on Investment (RIS Discussion Paper NO. 27/2002). India: New Delhi. Lee, C. C., & Chang, C. P. (2008). Tourism development and economic growth: A closer look at Panels. Tourism Management, 29, 180-192. Mai, D. T. (2021). Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới đất nước [Some outstanding achievements after 35 years of reforming the country]. Truy cập vào ngày 31/01/2021 tại https://phutho.gov.vn/vi/mot-so-thanh-tuu-noi-bat-sau-35-nam-doi-moi-dat-nuoc Manzoor, F., Wei, L., Asif, M., Haq, M. Z. ul, & Rehman, H. ur. (2019). The contribution of sustainable tourism to economic growth and employment in Pakistan. International Journal of Environmental Research and Public Health, 16(19), Article 3785. Mervar, A., & Payne, J. E. (2007). Analysis of foreign tourism demand for Croatian destinations: Long-run elasticity estimates. Tourism Economics, 13(3), 407-420. Narayan, P. K., Narayan, S., Prasad, A., & Prasad, B. C. (2010). Tourism and economic growth: A panel data analysis for Pacific Island Countries. Tourism Economics, 16(1), 169-183. Ngo, H. T. (2021). Quantile dependence between green bonds, stocks, bitcoin, commodities and clean energy. Economic Computation & Economic Cybernetics Studies & Research, 55(3). Oladipupo, S. D., Rjoub, H., Kirikkaleli, D., & Adebayo, T. S. (2022). Impact of globalization and renewable energy consumption on environmental degradation: A lesson for South Africa. International Journal of Renewable Energy Development, 11(1). OECD (2020). Truy cập ngày 10/10/2021 tại https://data.oecd.org/ Paramati, S. R., Alam, M. S., & Lau, C. K. M. (2018). The effect of tourism investment on tourism development and CO2 emissions: Empirical evidence from the EU nations. Journal of Sustainable Tourism, 26(9), 1587-1607. Phillips, P. C. B., & Perron, P. (1988). Testing for a unit root in time series regression. Biometrika, 74, 535-547. Prayogo, A. W., & Haryanto, T. (2020). Effects of international tourism revenue, trade openness, formation of physical capital, and consumer price index on Indonesia’ gross domestic product. International Journal of Management, 11(6). Proença, S., & Soukiazis, E. (2008). Tourism as an economic growth factor: A case study for Southern European countries. Tourism Economics, 14(4), 791-806. Pulido-Fernández, J. I., & Cárdenas-García, P. J. (2021). Analyzing the bidirectional relationship between tourism growth and economic development. Journal of Travel Research, 60(3), 583-602. Said, E. S., & Dickey, D. A. (1984). Testing for unit roots in autoregressive moving average models of unknown order. Biometrika, 71, 599-607. Salleh, N. H. M., Othman, R., & Sarmidi, T. (2011). An analysis of the relationships between tourism development and foreign direct investment: An empirical study in selected major Asian Countries. International Journal of Business Social Science, 3(2), 250-257.
  14. 76 Ngô Thái Hưng và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(4), 63-76 Samimi, A. J., Sadeghi, S., & Sadeghi, S. (2013). The relationship between foreign direct investment and tourism development: Evidence from developing countries. International Journal of Institutions and Economies, 5(2), 59-68. Sanford, D. M., & Dong, H. (2000). Investment in familiar territory: Tourism and new foreign direct investment. Tourism Economics, 6(3), 205-219. Selvanathan, S., Selvanathan, E. A., & Viswanathan, B. (2012). Foreign direct investment and tourism: Empirical evidence from India. Tourism Analysis, 17(1), 91-98. Shaari, M. S. B., Hong, T. H., & Shukeri, S. N. (2012). Foreign direct investment and economic growth: Evidence from Malaysia. International Business Research, 5(10), Article 100. Sim, N., & Zhou, H. (2015). Oil prices, US stock return, and the dependence between their quantiles. Journal of Banking & Finance, 55, 1-8. Stanchev, H., Stancheva, M., & Young, R. (2015). Implications of population and tourism development growth for Bulgarian coastal zone. Journal of Coastal Conservation, 19(1), 59-72. Tổng Cục Du lịch (2020). Truy cập ngày 10/10/2021 tại https://vietnamtourism.gov.vn Troster, V., Shahbaz, M., & Uddin, G. S. (2018). Renewable energy, oil prices, and economic activity: A Granger-causality in quantiles analysis. Energy Economics, 70, 440-452. Uysal, M., & Gitelson, R. (1994). Assessment of economic impacts: Festivals and special events. Festival Management and Event Tourism, 2(1), 3-9. West, G. R. (1993). Economic significance of tourism in Queensland. Annals of Tourism Research, 20(3), 490-504. Yazdi, S. K., Salehi, K. H., & Soheilzad, M. (2017) The relationship between tourism, foreign direct investment and economic growth: Evidence from Iran. Current Issues in Tourism, 20(1), 15-26. Zhang, H., Chong, K., & Ap, J. (1999). An analysis of tourism policy development in modern China. Tourism Management, 20(4), 471-485. Zhang, J. Ebbers, H., & Zhou, Ch. (2011). Flows of tourists, commodities and investment: The case of China. In A. Matias, P. Nijkamp & M. Sarmento (Eds.), Tourism economics impact analysis. Lisboa, Portugal: Springer. Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1