Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
VẤN ĐỀ KINH TẾ-MÔI TRƯỜNG TRONG DỰ BÁO LƯỢNG<br />
NƯỚC THẢI, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ<br />
NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM<br />
Nguyễn Như Dũng1*, Phạm Thanh Tuấn2 , Nguyễn Mạnh Khải3<br />
Tóm tắt: Sự phát triển của các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đã và sẽ tạo<br />
ra những áp lực đối với tài nguyên nước ở cả quy mô địa phương và quốc gia do<br />
lượng lớn nước sử dụng và thải ra môi trường. Bài báo này thông qua phân tích và<br />
đánh giá số liệu dự báo, thực tế nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh<br />
cũng như các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải tại 114 KCN/KCX trên toàn<br />
quốc có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên dưới góc độ của kinh tế môi trường. Kết quả cho<br />
thấy hệ quả lãng phí trong đầu tư hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước thải khá lớn cả<br />
trên phương diện chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cũng như chi phí cơ<br />
hội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá bài báo đã đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát<br />
ô nhiễm nước thải từ các KCN/KCX một cách bền vững.<br />
Từ khóa: Nước thải công nghiệp, Kiểm soát ô nhiễm, Kinh tế môi trường.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc hình thành, phát triển các KCN, KCX ngoài các tác động tích cực trực<br />
tiếp đối với phát triển kinh tế-xã hội như tạo thêm việc làm, sản xuất nhiều hàng<br />
hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy quá trình công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa v.v.. còn có tác động tích cực gián tiếp đến phát triển kinh<br />
tế-xã hội một cách bền vững là kiểm soát tốt hơn việc sử dụng tài nguyên nước;<br />
quản lý, xử lý chất thải tính đến nay trên toàn quốc có trên 212 KCN đã đi vào hoạt<br />
động, với tổng diện tích đất tự nhiên gần 60 nghìn Ha [1,2,3,4].<br />
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là quản lý ô nhiễm nước thải của<br />
các KCN, KCX trong thời gian qua vẫn chưa hoàn toàn hiệu quả do còn tồn tại<br />
một số “khoảng cách” trong dự báo lượng nước thải cho các dự án phát triển<br />
KCN, KCX.<br />
Trong khuôn khổ bài báo, các tác giả tập trung vào phân tích, đánh giá và đánh<br />
giá số liệu dự báo, thực tế lượng nước thải phát sinh tại các KCN/KCX trên toàn<br />
quốc dưới góc độ của kinh tế-môi trường.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu lựa chọn 114 KCN/KCX trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy từ 80%<br />
trở lên.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu<br />
Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ báo cáo ĐTM của các KCN/KCX trên toàn<br />
toàn quốc về phương pháp dự báo lượng nước thải phát thải và phương án/biện<br />
pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải nêu trong các báo cáo ĐTM;<br />
Thu thập thông tin về tỷ lệ lấp đầy, hiện trạng phát thải nước tại các KCN được<br />
thông qua các báo cáo giám sát môi trường KCN/KCX từ 36 địa phương trên toàn<br />
quốc gửi về Bộ TNMT vào năm 2016;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 295<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
2.2.2. Phương pháp dự báo về chi phí xây lắp và vận hành của các hệ thống xử lý<br />
nước thải<br />
Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có chỉ dẫn khá chi tiết đối với hệ thống/công<br />
trình xử lý nước thải sinh hoạt và đô thị [5,6,7,8] và chưa có một nghiên cứu chung<br />
nào về khía cạnh chi phí xây dựng, vận hành của trạm/nhà máy xử lý nước thải tập<br />
trung đối với KCN/KCX;<br />
Để dự báo dự báo về chi phí xây lắp và vận hành đối với một số loại hình xử lý<br />
nước thải trên thế giới có hai cách tiếp cận: 1/sử dụng các công cụ toán học như<br />
các mô hình toán [13]; 2/sử dụng số liệu thống kê kết hợp mô hình để đưa ra dự<br />
báo về chi phí xây lắp và vận hành đối với một số loại hình xử lý nước thải<br />
[10,11]; Trong khuôn khổ nghiên cứu này phương pháp đưa ra bởi Prasanta K.<br />
Bhunia, Ph.D. Michael K. Stenstrom [11] và Economic and social commission for<br />
western ASIA [10] đã được sử dụng một cách có chọn lọc kết với tình hình thực tế<br />
tại Việt Nam;<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Kết quả dự báo và thực tế lưu lượng nước thải phát thải từ các<br />
KCN/KCX<br />
Để xem xét về khía cạnh kinh tế trong dự báo nước thải, xây dựng và vận hành<br />
hê thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam 112/114 KCN/KCX được<br />
xem xét do KCN Biên Hòa II tiếp nhận nước thải từ KCN Biên Hòa I. Trong số<br />
112 KCN/KCX này thì mối tương quan giữa Công suất trạm XLNT-TT (m3/ngđ)/<br />
Nước thải về trạm XLNT-TT (m3/ngđ) trung bình là 4.602/2.545, trung vị:<br />
3000/1500 và cao nhất 30.000/18.200. Hay công suất xây lắp dư thừa của trạm<br />
XLNT-TT trung bình là 45%.<br />
3.2. Dự báo về chi phí xây lắp và vận hành của các hệ thống xử lý nước thải<br />
Trên thực tế tại Việt Nam, qui trình công nghệ xử lý nước thải tập trung cho<br />
KCN/KCX tương đối đa dạng và phụ thuộc vào 1/ngưỡng tiếp nhận nước thải của<br />
KCN/KCX và 2/yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý. Thường thì ngưỡng tiếp<br />
nhận nước thải của KCN/KCX cũng khá đa dạng. Bản thân qui trình xử lý nước<br />
thải tập trung tại các KCN/KCX có hai xu hướng 1/Thiên về xử lý hóa-lý, tức sẽ áp<br />
dụng biện pháp tiền xử lý hóa-lý (keo tụ, bông tụ, ôxi hóa bậc cao…) rồi xử lý sinh<br />
học và 2/Thiên về xử lý sinh học, tức áp dụng hậu xử lý hóa-lý sau xử lý sinh học;<br />
[9].<br />
Xuất phát từ các ứng dụng thực tế tại Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra giả<br />
thiết sau để tính toán chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo<br />
phương pháp đã lựa chọn:<br />
+ Qui trình công nghệ xử lý nước thải cho KCN/KCX: 1/Chỉ xử lý ô nhiễm<br />
hữu cơ, 2/có chung ngưỡng tiếp nhận nước thải (COD= 600 mg/L và BOD520=400<br />
mg/L) 3/Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT Cột<br />
A; 4/Áp dụng biện pháp ép bùn băng tải để làm khô bùn trước khi đem đi xử lý<br />
tiếp theo các qui định hiện hành về môi trường;<br />
+ Sơ đồ qui trình công nghệ:<br />
Công trình thu gom (lắng cát, chắn rác..) --> Bể điều hòa --> Bể lắng bậc 1 --> Bể<br />
aerotank cổ điển --> Bể lắng bậc 2 -->Khử trùng --> thải ra nguồn tiếp nhận.<br />
<br />
<br />
296 N. N. Dũng, P. T. Tuấn, N. M. Khải, “Vấn đề kinh tế … khu công nghiệp ở Việt Nam.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Bùn thu gom từ các bể lắng --> Bể nén bùn trọng lực --> Ép bùn băng tải --> Xử<br />
lý tiếp.<br />
+ Chí điện và 1500 đ/kW-h; Chi phí nhân công tính theo mức bình quân thu<br />
nhập đầu người/năm 2016 là 2.215 USD; số ngày làm việc 1 năm là 330 ngày; Tỷ<br />
giá 1 Đô-la Mỹ=22.410 Đồng (ngày 01/06/2016-Ngân hàng Vietcom bank);Chỉ số<br />
lạm phát trung bình 5%/năm và bỏ qua chi phí sử dụng đất để xây lắp trạm XLNT<br />
tập trung;<br />
Kết quả dự báo về chi phí xây lắp và vận hành cho thấy có 50% trong số 112<br />
KCN/KCX lãng phí trong đầu tư ban đầu trong khoảng 440.651 ÷ 1.398.288 triệu<br />
đồng và lãng phí trong chi phí hàng năm trong khoảng 33.796 ÷ 167.285 triệu đồng<br />
Giả thiết tuổi thọ của công trình được tính là 40 năm thì lãng phí trong chi phí<br />
hàng năm của cả vòng đời của trạm XLNT-TT tính trung bình cho cả 112<br />
KCN/KCX sẽ khoảng 9.853.968 triệu đồng, gần 10.000 tỷ đồng.<br />
3.3. Dự báo về chi phí cơ hội<br />
Nếu qui đổi sang chi phí cho thuê mặt bằng với giả thiết là chi phí thuê đất<br />
trong KCN/KCX là 5 USD/m2/năm và thời gian thuê trung bình là 40 năm (tính từ<br />
thời điểm KCN/KCX bắt đầu cho thuê đất được) thì lãng phí trong đầu tư ban đầu<br />
tương đương 22,55 Ha đất công nghiệp có thể cho thuê và lãng phí trong chi phí<br />
vận hành, bảo dưỡng tương đương 219,86 Ha đất công nghiệp có thể cho thuê,<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Kết quả phân tích thấy do công tác dự báo lượng nước thải phát thải chưa chính<br />
xác dẫn đến công suất xây lắp của trạm XLNT-TT cao hơn lượng nước thải phát<br />
sinh thực tế từ 1,6 đến 16,7 lần (trung bình là 1,8 lần, trung vị là 2 lần). Điều này<br />
đã làm lãng phí trong đầu tư xây dựng ban đầu khoảng 1.010.633 triệu đồng và chi<br />
phí hàng năm (tính theo thời giá năm 2016) khoảng 81.573 triệu đồng. Nếu xét cho<br />
cả vòng đời của trạm XLNT-TT thì lãng phí trong chi phí vận hành, bảo dưỡng sẽ<br />
gần 10.000 tỷ đồng; Xét về giá trị cơ hội thì lãng phí trong đầu tư và vận hành trạm<br />
XLNT-TT tương đương với giá trị cho thuê đất của 1 KCN/KCX có diện tích đất<br />
công nghiệp khoảng 242 Ha.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Báo cáo khảo sát thực tế tại các cơ quan trung ương về phân cấp quản lý các<br />
khu công nghiệp trong quá trình hội nhập. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu<br />
gia nhập WTO, UK Aid, Australia Aid 2012.<br />
[2]. Tình hình chung quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp. Bộ kế hoạch<br />
đầu tư, 2007.<br />
[3]. Thông tin các KCN-KCX (cập nhật đến tháng 5 năm 2005). Bộ Kế hoạch đầu<br />
tư, 2006.<br />
[4]. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Rà soát, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của<br />
các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đánh giá và đề xuất giải<br />
pháp tang cường công tác xử lý chất thải khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm<br />
công nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chỉ thị 07/2012”. Cục Kiểm<br />
soát ô nhiễm-Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012.<br />
[5]. TCVN 51:1984. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần – Nhóm H. Thoát<br />
nước-mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 297<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
[6]. TCVN 33:2006. Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình- Tiêu chuẩn<br />
thiết kế.<br />
[7]. TCVN 7957:2008. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần – Nhóm H. Thoát<br />
nước-mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.<br />
[8]. QCVN 07:2010/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ<br />
thuật đô thị.<br />
[9]. Trần Minh Chí và CTV. Báo cáo đề tài “Đánh giá hiện trạng hoạt động của<br />
các nhà máy xử lý nước thải khu và cụm công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và<br />
đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi nhằm đạt quy chuẩn xả thải”. Viện<br />
Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP), 2012.<br />
[10]. Economic and social commission for western ASIA. Waste-water Treatment<br />
Technologies: a general review. United Nations New York, 2003.<br />
[11]. Prasanta K. Bhunia, Ph.D. Michael K. Stenstrom . Optimal Design and<br />
Operation of Wastewater Treatment Plants.1986<br />
[12]. Wastewater Engineering: Treatment and Reuse. Metcalf & Eddy, Inc. 4ED-<br />
2003, ISBN 0–07–041878–0.<br />
[13]. Jeppsson et.al. Benchmark Simulation Model No 2 –General Protocol and<br />
Exploratory Case Studies. Lund University, 2007.<br />
ABSTRACT<br />
THE ECONOMIC AND ENVIRONMENTAL DIMENSIONS OF PREDICTION<br />
OF WATSTEWATER QUANTITY, SET-UP AND OPERATION OF<br />
WASTEWATER TREATMENT IN VIET NAM INDUSTRIAL ZONES<br />
The development of Industrial Zones in Vietnam created and will<br />
increase pressure on water resources at local as well as national scale, due<br />
to the large quantity of water consuming and discharging to environment.<br />
This study, via analyses and assessments on water demand and wastewater<br />
generated in 114 industrial parks across Vietnam, which of fill up ratio from<br />
80%-up in point of view of environmental economy. The results showed the<br />
extravagant in both capital cost and running cost and opportunity cost as<br />
well in investment on wastewater pollution control. Based on analysis and<br />
assessment the paper also proposed sustainable measures to control<br />
wastewater in IP.<br />
Keywords: Wastewater from industrial parks, Wastewater pollution control, Environmental economy.<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 7 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 03 tháng 9 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017<br />
Địa chỉ:<br />
1<br />
Viện Nhiệt đới môi trường, 57A Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ<br />
Chí Minh;<br />
2<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 10 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội;<br />
3<br />
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
* Email: tindonguyen@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
298 N. N. Dũng, P. T. Tuấn, N. M. Khải, “Vấn đề kinh tế … khu công nghiệp ở Việt Nam.”<br />