intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN MIẾU - CỦA TIN CÒN MỘT CHÚT NÀY

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuân Canh Dần đến với Hà Nội cùng một tin vui: Bia đề danh tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc tử giám được vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Với những ai yêu mến kho tàng mỹ thuật cổ truyền của cha ông, đấy là niềm vui lớn... nhưng không trọn vẹn. Không phải những tấm bia đá - những pho sử văn hiến của dân tộc không xứng tầm nhân loại, mà chính là những nghiên cứu, bảo tồn của thế hệ hậu sinh của chúng ta chưa tương xứng. Đã nhiều lần chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN MIẾU - CỦA TIN CÒN MỘT CHÚT NÀY

  1. VĂN MIẾU - CỦA TIN CÒN MỘT CHÚT NÀY bia khoa thi năm Nhâm Tuất (1442)
  2. Xuân Canh Dần đến với Hà Nội cùng một tin vui: Bia đề danh tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc tử giám được vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Với những ai yêu mến kho tàng mỹ thuật cổ truyền của cha ông, đấy là niềm vui lớn... nhưng không trọn vẹn. Không phải những tấm bia đá - những pho sử văn hiến của dân tộc không xứng tầm nhân loại, mà chính là những nghiên cứu, bảo tồn của thế hệ hậu sinh của chúng ta chưa tương xứng. Đã nhiều lần chứng kiến từng đoàn nam thanh nữ tú lũ lượt lướt qua những hàng bia, tôi thấu hiểu sự cảnh báo của các nhà văn hóa về hiện tượng đứt đoạn văn hóa truyền thống. Nhân gần đây báo chí đ ưa tin ban quản lý di tích sẽ làm một hàng kính chắn trước bia để hạn chế hiện tượng các sỹ tử thời @ đến sờ bia cầu may trong những mùa thi. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang thiếu đi những hành động thiết thực cấp bách có tính học thuật trong việc bảo vệ và tôn vinh một di sản tầm cỡ thế giới duy nhất của thủ đô ngàn năm tuổi này. 1. Hiện trạng đầu Ngô mình Sở của hệ thống bia đá Hiện 82 bia đá ở Văn Miếu không được xếp theo trình tự thời gian của các khóa thi. Đây là hậu quả của những chiến loạn thời Lê mạt và đặc biệt là khi quan Tây Sơn ra Thăng Long. Đây là hiện tượng được các nhà nghiên cứu biết đến từ lâu. Việc xếp lại các bia đá theo đúng trật tự là việc không quá khó, nguyên do tất cả các bia đều có ghi rõ thời gian. Ví dụ khoa thi được dựng bia đầu tiên là khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo đời vua Lê Thánh Tông (1442). Tiếc rằng khoảng mấy chục năm lại đây, các bia được chôn chết cứng bằng chất liệu xi măng. Khi các bia được xếp đúng theo trật tự thời gian, du khách sẽ được chứng kiến sự biến đổi theo thời gian của các dạng đồ án, những phong cách nghệ thuật trên các tấm bia. Có làm như vậy chúng ta sẽ thấy rất rõ những khởi đầu đậm nét của mỹ thuật Phật giáo trên các bia tiến sỹ, dần dần sau đó là sự thắng thế của Nho giáo. Sẽ rất lý thú khi theo dõi quá trình xuất hiện của đồ án rồng, đồ án hoa
  3. bảo tiên ( tổ hợp hoa sen, hoa mẫu đơn với hoa cúc). Ngoài lỗi đặt bia không đúng theo các năm thi, bia đá và rùa đá cũng gắn với nhau không đúng thời kỳ, hệ quả là bia thời Lê Sơ lại đặt lên lưng rùa thời Lê Trung Hưng. Nên có khi bia to rùa bé, có lúc thì bia bé rùa to. Ví dụ bia khoa thi Kỷ Sửu 1589 là một chiếc bia rất thanh thoát, tao nhã với đôi phượng chầu mặt nguyệt bị đặt trên một bệ rùa có thể của tấm bia khác nên bên phải bệ bia thừa ra đến hơn 5cm. Qua nghiên cứu bước đầu của nhóm sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, có ít nhất là hơn 10 tấm bia bệ bia không khớp với thân bia! 2. Thực trạng nghiên cứu hệ thống bia đề danh tiến sỹ ở Văn Miếu (Hà Nội) trên phương diện mỹ thuật. Khi được tin Bia tiến sỹ ở Văn Miếu Hà Nội trở thành di sản thế giới, báo chí đã rầm rộ đưa tin. Nhắc đến những giá trị mỹ thuật, hầu hết các tác giả đã lặp lại những nhận định của Gs Nguyễn Du Chi từ những năm 70 của thế kỷ tr ước. Gs Nguyễn Du Chi đã đã có cống hiến to lớn trong việc nghiên cứu hệ thống hoa văn truyền thống Việt Nam, đặc biệt là hệ thống bia Tiến sỹ ở Văn Miếu Hà Nội. Nhưng kết quả nghiên cứu của Gs Du Chi trong hoàn cảnh thời chiến, sự thiếu thông tin về mỹ thuật Trung Hoa và cả những giới hạn do quan điểm học thuật thời kỳ đó đã bộc lộ không ít thiếu sót. Trong giới hạn của bài viết này, tôi xin điểm qua những hạn chế đó. 2.1 Sự đề cao thẩm mỹ bình dân theo quan điểm giai cấp. Trong nghiên cứu của mình, Gs Du Chi đã coi những hình thức đơn giản sơ lược của đầu rùa nhóm II hay sự hiện diện của chim cò, sen vịt là “nghệ thuật hướng về quần chúng lao động” (Nguyễn Du Chi - Nghệ thuật trang trí trên các bia Tiến sỹ đời Lê ở Văn Miếu). Nghiên cứu Mỹ thuật Viện Mỹ thuật (1992). Thực ra rùa nhóm II (khoảng năm 1653, tổng cộng 25 chiếc) có tạo hình rất đơn
  4. điệu, đầu không nhô cao, ngũ quan không biểu cảm, nét đục cho thấy các nghệ nhân làm có phần đại khái, ít quan tâm tới sự thống nhất với sự tinh xảo, khéo léo của những đồ án trên thân bia. Trái lại tạo hình ở bia đá nhóm I rất chú trọng đến sự hài hòa tổng thể. Dù rùa chỉ là vật đỡ bia nhưng nó không đơn giản là một cái bệ đỡ. Tạo hình rùa nhóm I cho thấy sự tinh tế trong tạo dựng thần thái uy phong cho các cụ rùa. So với rùa ở Văn Miếu ( Huế), rùa ở đây không còn là một con rùa sinh vật cụ thể như chúng ta từng biết, nó mang dáng vẻ quắc thước, nghiêm nghị với dáng đầu vươn thẳng, hàng lông mày đậm, đôi mắt mở to, miệng rộng lộ hai chiếc răng nanh. Thậm chí ở bia khoa thi Dương Hòa thứ 6 ( 1640) được dựng năm Thịnh Đức thứ 1 (1653), đầu rùa còn có một đám tóc xoắn tít như vân mây (người viết ngờ rằng chiếc bia này bệ rùa và thân bia không cùng niên đại). Tạo hình rùa đội bia ở mỗi giai đoạn rất khác nhau, không phải chỉ riêng chiếc đầu mà còn cả tư thế toàn thân. Nếu không phải là các nhà nghiên cứu mỹ thuật, không mấy ai biết rằng những con rùa thời đầu ( cuối thời Lê Sơ) không hề đội bia nằm bất động - mà dường như chúng đang nhẹ nhàng bơi một cách khoan thai. Càng về sau, những tư thế cửu vạn càng rõ, đầu rùa không còn ngẩng cao đầy kiêu hãnh, chân rùa giờ đây đã xòe các ngón bám chặt lấy nền, thể hiện sức nặng của tấm bia đá chất lên lưng. Đúng như câu ca: thương thay thân phận con rùa - trên đình đội hạc dưới chùa đội bia. Xét về nguyên liệu, chất đá làm cụ rùa bia nhóm I là loại đá cứng hơn nhưng lại được chế tác công phu hơn. Việc làm đầu rùa nghếch lên rõ ràng uy phong hơn nhưng cũng đòi hỏi khối đá phải to hơn. Thật đáng nghĩ, trong khi đại đa số các bia đá nhóm I tầm vóc vừa phải nhưng cụ rùa lại làm khá bệ vệ, trong khi đó, bia nhóm II tuy cao lớn hơn nhưng cụ rùa lại kém bề thế. Có thể thấy, rùa nhóm I được tạo hình quý tộc nhất trong ba nhóm rùa đội bia ở Văn Miếu. 2.2 Bỏ qua tính biểu tượng và ẩn dụ trong ngôn ngữ tạo hình truyền thống khi nghiên cứu các đồ án hoa điểu. Không thể coi hoạt cảnh khỉ bắt chim, cò lội đầm
  5. sen đơn thuần là những hoạt cảnh phản ảnh đời sống tự nhiên của nông thôn Việt Nam. Bia Văn Miếu đã xuất hiện với số lượng lớn các loài chim. Chúng ta thử đặt câu hỏi tại sao trên điêu khắc đình làng chốn thôn quê nhưng chim lại không xuất hiện nhiều đến vậy. Thế nên ở đây có liên quan đến mã biểu tượng văn hóa. Chim trong tiếng Hán Việt vốn đồng âm với tước (chức tước) chính là một biểu tượng mang tính ẩn dụ. Cho nên trên diềm bia khoa thi Quý Mùi niên hiệu Phúc Thái năm thứ nhất (1643) hình ảnh khỉ bắt chim cũng không hoàn toàn phản ánh hiện thực cuộc sống. Nguyên do hầu (khỉ) và hầu trong chức hầu đọc như nhau, ma tước (chim sẻ) đọc giống tước trong chức tước. Có thể đồ án này ngụ ý việc đỗ đạt sự được tước vị quyền quý cao sang. Tấm bia khoa thi Quý Mùi có hình khỉ bắt chim này là tấm bia có tới 5 con rồng trên bia (hai con trong trán bia, hai con ở diềm bia và một con dưới chân diềm bia) và một con hổ. Bia được làm với tính quy phạm cao, hình rồng đặc biệt tinh xảo trong những chi tiết răng nanh, vây bờm, râu ria, cho nên hình khỉ bắt chim cần được nhìn như một mã biểu tượng. Trong tư duy mỹ thuật truyền thống những hình ảnh như khỉ cưỡi ngựa vốn ngụ ý vinh hoa hiển đạt. Xin giải thích thêm là mã (ngựa) và phò mã đọc giống nhau, hầu (khỉ) và tước hầu đọc như nhau. Hình ảnh con khỉ cưỡi trên lưng ngựa thấy trên bức chạm ở ván in thẻ bùa chú chùa Tây Mỗ chính là đồ án mã thượng phong hầu. Trên những nét phác qua hiện trạng di tích và thực trạng nghiên cứu bia Tiến sỹ ở Văn Miếu, người viết xin có một số kiến nghị: - Sắp xếp lại hệ thống bia đá ở Văn Miếu theo trình tự thời gian - Tạo không gian trưng bày giới thiệu một số bia tiêu biểu với hệ thống đồ án trang trí và nội dung văn tự trên bia để du khách tham quan cảm nhận được hết vẻ đẹp của bia đề danh tiến sỹ. Có như vậy thế hệ trẻ khi tới đây có thể thưởng lãm và yêu mến hơn những giá trị
  6. Di sản truyền thống của ông cha. Đối với du khách quốc tế, đây cũng l à cơ hội quảng bá nền văn hóa Đại Việt. Trần Hậu Yên Thế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2