hiệu suất của quy trình vi bao được quyết định chủ yếu dựa vào hiệu
quả nhũ hóa (Tontul & Topuz, 2015).
Nhũ hóa tự phát là phương pháp nhũ hóa năng lượng thấp dễ dàng thực
hiện mà không sử dụng nhiệt độ cao làm giảm chất lượng sản phẩm.
Hiệu quả của phương pháp này bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ phối trộn các
thành phần, tốc độ khuấy trộn và nồng độ chất nhũ hóa (Laouini, 2013).
1.4 Vi bao bằng phương pháp sấy phun
Sấy phun là quá trình chuyển đổi các sản phẩm thực phẩm dạng lỏng
và những chất có khả năng nguyên tử hóa thành dạng bột bằng cách
phun nguyên liệu vào môi trường sấy nóng (Gohel và cộng sự, 2009).
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình bao gồm loại vật liệu vỏ bao,
tỷ lệ phối trộn giữa lõi và vỏ bao, độ nhớt nhũ tương, nhiệt độ đầu vào
và đầu ra trong suốt quá trình sấy (Ray và cộng sự, 2016).
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 12/2022 đến 4/2024 tại trường đại học
Nông Lâm TPHCM và trường đại học Công Thương TPHCM.
2.2 Nguyên liệu
Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là những trái sơ ri
xanh được mua từ hợp tác xã Tiền Giang rồi rửa sạch, ép lấy dịch, lọc,
và được bảo quản ở -18 ℃ để sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
2.3 Thiết bị
Các thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm hệ thống sắc ký
lỏng hiệu năng cao (1260, Agilent, Mỹ), hệ thống nhiễu xạ tia X
(X’PERT Pro, Panalytical, Hà Lan), máy phân tích hạt (Hydro 200MU,
Malvern Panalytical, Anh), máy khuấy từ (HSC 7, VELP Scientifica
HSC, Ý), máy đồng hóa (SHG-15A, Scilab, Vietnam), máy sấy phun
(SD-06, Lab Plant UK, Anh), tủ lạnh và tủ đông (Sanaky, Việt Nam),
máy ép chậm (HSJ-B30A, Hafele, Đức), máy đo quang phổ tử ngoại
khả kiến (UV-Vis 8453, Aligent, Mỹ), kính hiển vi điện tử quét (JSM-
IT200, JEOL, Nhật Bản), cân điện tử 4 số (CPA 3245, Sartorius, Đức),
máy đo hoạt độ nước (Durotherm, Đức) và máy ly tâm (DM0402,
DLAB Scientific, Trung Quốc).