intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm loét giác mạc

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

163
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm loét giác mạc (VLGM) là tình trạng mất lớp biểu mô giác mạc, kèm theo nhiễm vi khuẩn, nấm, a-mip hoặc nhiễm vi-rut vào lớp nhu mô hoặc nội mô giác mạc. VLGM là bệnh thường gặp và tỷ lệ dẫn đến mù loà rất cao. Bệnh thường xảy ra sau khi bị dị vật giác mạc như bụi; mạt sắt; hạt thóc, hoặc sau khi bị chấn thương vào giác mạc như cành cây; lá cây; lá lúa và cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Khi bị bệnh, bệnh nhân thấy cộm chói, chảy nước mắt, đỏ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm loét giác mạc

  1. Viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt TW Viêm loét giác mạc (VLGM) là tình trạng mất lớp biểu mô giác mạc, kèm theo nhiễm vi khuẩn, nấm, a-mip hoặc nhiễm vi-rut vào lớp nhu mô hoặc nội mô giác mạc. VLGM là bệnh thường gặp và tỷ lệ dẫn đến mù loà rất cao. Bệnh thường xảy ra sau khi bị dị vật giác mạc như bụi; mạt sắt; hạt thóc, hoặc sau khi bị chấn
  2. thương vào giác mạc như cành cây; lá cây; lá lúa và cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Khi bị bệnh, bệnh nhân thấy cộm chói, chảy nước mắt, đỏ mắt và nhìn mờ. Apxe toàn bộ giác mạc do nấm Viêm loét giác mạc (VLGM) là tình trạng mất lớp biểu mô giác mạc, kèm theo nhiễm vi khuẩn, nấm, a-mip hoặc nhiễm vi-rut vào lớp nhu mô hoặc nội mô giác mạc. VLGM là bệnh thường gặp và tỷ lệ dẫn đến mù loà rất cao. Bệnh thường xảy ra sau khi bị dị vật giác mạc như bụi; mạt sắt; hạt thóc, hoặc sau khi bị chấn thương vào giác mạc như cành cây; lá cây; lá lúa và cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Khi bị bệnh, bệnh nhân thấy cộm chói, chảy nước mắt, đỏ mắt và nhìn mờ. Hàng năm tại BV Mắt TW, chúng tôi khám, điều trị nội và ngoại trú cho hàng nghìn bệnh nhân bị VLGM. Nhìn chung, các bệnh nhân thường đến bệnh viện trong tình trạng rất nặng, thời gian điều trị dài, chi phí điều trị cao, do đó tồn tại rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Tại sao có tình trạng như vậy? Khi khai thác tiền sử dùng thuốc trước khi đến cơ sở y tế, bệnh nhân thường tự mua thuốc tại các quầy thuốc không cần đơn của bác sỹ. Qua nghiên cứu phân tích các hồ sơ bệnh án cho thấy có tới khoảng 71% bệnh nhân sử dụng thuốc mà không được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tỷ
  3. lệ bệnh nhân có sử dụng chế phẩm có Corticoid là 12,1%. Như vậy, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định và thậm chí làm cho bệnh thêm trầm trọng. Ví dụ như các chế phẩm có Corticoid là chống chỉ định trong các trường hợp VLGM, nếu sử dụng sẽ làm cho tiến triển của bệnh nặng nề hơn. Mặt khác, việc sử dụng thuốc không theo nguyên nhân gây bệnh, điều trị có tính chất bao vây vì tình trạng quá lạm dụng kháng sinh, trên 60% bệnh nhân đến bệnh viện sau khi đã sử dụng trên 2 loại kháng sinh. Khi vào nằm viện, các thuốc điều trị thường đắt tiền và hiệu quả không cao do tình trạng bệnh quá nặng, như các thuốc điều trị VLGM do nấm. Do vậy, khoảng 13% số mắt đã phải bỏ sau thời gian điều trị dài hàng tháng. Mặc dù sau khi điều trị tích cực khoảng trên 80% bệnh nhân phải mang sẹo giác mạc xấu, ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực và thẩm mỹ. Do đó, phương pháp ghép giác mạc là phương pháp điều trị tốt nhằm mục đích bảo tồn nhãn cầu trong các trường hợp cấp cứu hoặc nâng cao thị lực và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả và tiên lượng của phương pháp ghép giác mạc cũng phụ thuộc một phần vào mức độ VLGM và tình trạng sẹo giác mạc. Hơn nữa, hiện nay tại Việt nam chưa có hiến pháp qui định luật hiến ghép mô, do đó nguồn nguyên liệu để ghép không ổn định, chủ yếu nhờ vào các ngân
  4. hàng mắt nước ngoài viện trợ. Từ nhiều năm nay, mỗi năm lại có thêm hàng nghìn bệnh nhân đang chờ ghép giác mạc. Một trường hợp mắt bị hoại tử thủng giác mạc Đứng trước một thực tế như vậy, chúng tôi là những bác sỹ chuyên khoa về giác mạc gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị những trường hợp VLGM. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân nên phòng tránh các chấn thương giác mạc do các tác nhân đã nêu, chú ý đến các phương pháp bảo hộ lao động, nhất là trong nông nghiệp. Khi bị bệnh không nên tự ý dùng thuốc, phải đến khám kịp thời tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng điều trị cho bệnh nhân và bác sỹ. Bs.Ths. Vũ Thị Tuệ Khanh (Khoa Kết – Giác mạc)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2