intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập kinh tế quốc tế: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 ebook "Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO" gồm có 2 chương với những nội dung chính của từng chương như sau: Chương 3 - Mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu ba năm sau hội nhập WTO, chương 4 - Kết quả xuất/nhập khẩu với nước bạn lớn, bạn hàng lớn ba năm sau hội nhập WTO. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập kinh tế quốc tế: Phần 2

  1. 151 Chương 3 MẶT HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ YẾU BA NĂM SAU HỘI NHẬP WTO Thị trường xuất/nhập khẩu nước ta không ngừng được mở rộng và phát triển trong kỳ đổi mới mở cửa, đặc biệt là từ khi chính thức hội nhập WTO, đến nay chúng ta đã xuất/nhập khẩu hàng chục mặt hàng và có quan hệ buôn bán với hàng trăm nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, trong chương này sẽ không thể giới thiệu và phân tích được hết kết quả xuất, nhập khẩu với tất cả các mặt hàng và thị trường, mà chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực và một số thị trường chủ yếu nhất. 3.1 XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHỦ YẾU THEO THỊ TRƯỜNG BA NĂM SAU HỘI NHẬP WTO Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nước ta theo thống kê cập nhật hằng tháng và hằng năm hiện nay gồm khoảng 40 mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng, trong đó một số mặt hàng, nhóm mặt hàng đạt kim ngạch khá lớn với hàng tỷ USD/năm, nhưng cũng có nhiều mặt hàng, nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn, chỉ mới đạt khoảng vài triệu, vài chục triệu hoặc thậm chí có mặt hàng chỉ đạt từ vài chục đến vài trăm nghìn USD/năm. Về thị trường xuất khẩu của nhiều mặt hàng, nhóm mặt hàng hiện nay đã từ vài chục cho đến gần 100 hay trên một trăm nước và vùng lãnh thổ khác nhau, trải rộng trên hầu hết các châu lục và khu vực thị trường trên thế giới. 3.1.1 Thị trường xuất khẩu dệt may, mặt hàng chủ lực lớn nhất Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO
  2. 152 đạt gần 8,6 tỷ USD/năm, chiếm 15,5%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Dệt may không chỉ là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất mà còn là mặt hàng có thị trường xuất khẩu rộng nhất. Hằng năm, các sản phẩm dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hay nói cách khác là hàng dệt may Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các thị trường tiêu dùng trên thế giới, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 3 năm sau hội nhập WTO như sau: Đứng đầu thị trường xuất khẩu hàng dệt may nước ta là Mỹ, kim ngạch xuất khẩu bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt gần 4,9 tỷ USD/năm, chiếm thị phần áp đảo thị trường xuất khẩu dệt may nước ta với bình quân 56,2%/năm, nghĩa là thị phần xuất khẩu hàng dệt may với thị trường Mỹ đã chiếm hơn một nửa trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may nước ta trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 58,9% so với năm 2006, trước khi nước ta chính thức gia nhập WTO. Thị trường có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 của mặt hàng dệt may nước ta là Nhật Bản, bình quân hằng năm sau hội nhập WTO đạt 821,5 triệu USD/năm, chiếm 9,6%/năm thị phần chung của hàng dệt may và tăng 33,3% so với năm 2006. Trong 3 năm sau hội nhập WTO, hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng với tốc độ khá cao, từ kim ngạch 690 triệu USD năm 2007 lên 820 triệu USD năm 2008; trong năm 2009, mặc dù bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật Bản vẫn tăng 134 triệu và đạt 954 triệu USD. Thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 của mặt hàng dệt may nước ta là Đức, bình quân đạt gần 395 triệu USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, chiếm 4,61%/năm thị phần xuất khẩu chung của hàng dệt may và tăng 16,3% so với năm 2006. Đức là thị trường xuất khẩu hàng dệt may khá ổn định của nước ta sau hội nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu trong cả 3 năm 2007 - 2009 đều gần bằng nhau là 395,1 triệu USD, 395,5 triệu USD và 394,1 triệu USD. Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 4 của nước ta, bình quân hàng năm sau hội nhập WTO đạt 291 triệu USD/năm, chiếm 3,4%/năm trong thị phần xuất khẩu chung hàng dệt
  3. 153 may. Thứ 5 là Đài Loan đạt 220 triệu USD/năm, chiếm thị phần 2,57%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. Thứ 6 là Tây Ban Nha đạt 219 triệu USD/năm và chiếm 2,56%/năm thị phần chung. Thứ 7 là Canađa đạt 165,4 triệu USD/năm và chiếm 1,93%/năm thị phần chung. Thứ 8 là Hàn Quốc đạt 151 triệu USD/năm, chiếm bình quân 1,76%/năm trong thị trường xuất khẩu chung hàng dệt may. Thứ 9 là thị trường Pháp đạt bình quân 149 triệu USD/năm, chiếm bình quân 1,74%/năm thị phần chung và thứ 10 là thị trường Hà Lan, đạt bình quân 140 triệu USD/năm và chiếm bình quân 1,64%/năm trong thị trường chung hàng xuất khẩu dệt may nước ta trong 3 năm sau hội nhập WTO. Ngoài 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt từ trên 140 triệu đến gần 5 tỷ USD/năm nói trên còn có 2 thị trường châu Âu khác cũng có kim ngạch trên 100 triệu USD/năm sau hội nhập WTO là Bỉ và Italia, trong đó Bỉ đạt gần 112 triệu/năm và Italia là 107 triệu/năm với thị phần bình quân là 1,31%/năm và 1,25%/năm; các thị trường còn lại nhìn chung kim ngạch còn khá nhỏ. - Ở mức kim ngạch từ 50 triệu đến dưới 100 triệu USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO chỉ có một thị trường là Nga, đạt 77 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 0,9%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của hàng dệt may; - Ở mức kim ngạch từ 30 đến dưới 50 triệu USD/năm, tương ứng với thị phần chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của hàng dệt may từ 0,37%/năm đến 0,53%/năm có 10 thị trường và lần lượt từ lớn đến nhỏ là: Séc, Trung Quốc, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Thụy Điển, Inđônêxia, Đặc khu hành chính Hồng Kông Trung Quốc, Xingapo và Cămpuchia; - Ở mức kim ngạch từ 10 triệu đến dưới 30 triệu USD/năm, tương ứng với thị phần từ 0,13%/năm đến 0,35%/năm cũng có 10 thị trường và lần lượt từ lớn đến nhỏ là Ôxtrâylia, Malaixia. Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất, Ba Lan, Ucraina, Ảrập Xêút, Thái Lan, Áo, Hunggari và Braxin. Như vậy có thể thấy, thị trường xuất khẩu hàng dệt may nước ta là rất rộng và trải ra hầu khắp các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng số
  4. 154 thị trường có kim ngạch tương đối lớn, từ 10 triệu USD/năm trở lên chỉ chiếm khoảng 20%, trong đó chỉ có khoảng 7% đạt kim ngạch trên 100 triệu USD/năm; khoảng 13% đạt từ 10 triệu đến dưới 100 triệu USD/năm và khoảng 80% số thị trường còn lại đều có kim ngạch khá nhỏ, dưới 10 triệu USD đến vài trăm ngàn USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. Mü: 56,7% NhËt B¶n: 9,6% §øc: 4,6% Anh: 3,4% §µi Loan: 2,6% T©y Ban Nha: 2,6% Canada: 1,9% Hµn Quèc: 1,8% Ph¸p: 1,7% Hµ Lan: 1,6% ThÞ tr-êng cßn l¹i: 13,5% Hình 3.1 Biểu đồ thị phần 10 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất sau hội nhập WTO 3.1.2 Thị trường xuất khẩu dầu thô, mặt hàng kim ngạch đứng thứ 2 Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta sau hội nhập WTO, bình quân đạt gần 8,2 tỷ USD/năm, chiếm thị phần 15%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Trên thực tế từ năm 2008 trở về trước, mặt hàng dầu thô luôn có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta, còn dệt may chỉ đứng thứ 2, nhưng do năm 2009 giá dầu thô xuất khẩu giảm rất mạnh, bình quân đã giảm đi gần một nửa so với năm 2008, nên mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm không đáng kể, nhưng yếu tố giá đã làm kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm gần một nửa. Trong khi kim ngạch dệt may chỉ giảm rất ít so với năm 2008, nên bình quân chung cả 3 năm sau hội nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã thụt xuống vị trí thứ 2 và nhường vị trí đầu bảng cho dệt may. Ngược lại với dệt may là mặt hàng có thị trường xuất khẩu vào loại rộng nhất, thì dầu thô lại là mặt hàng có số thị trường xuất khẩu vào loại ít nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta. Thị trường xuất khẩu
  5. 155 dầu thô hằng năm của nước ta chỉ trong phạm vi chưa đến 10 nước và vùng lãnh thổ, kết quả xuất khẩu đối với một số thị trường chính trong 3 năm sau hội nhập WTO như sau: Thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất nước ta là Ôxtrâylia, khối lượng xuất khẩu bình quân trong 3 năm sau hội nhập WTO đạt gần 4,3 triệu tấn/năm, tương ứng với kim ngạch gần 2,7 tỷ USD/năm, chiếm thị phần bình quân 32,86%/năm, tức chiếm gần 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung mặt hàng dầu thô, tuy nhiên đã giảm 14% so với năm 2006. Thị trường có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô đứng thứ 2 là Xingapo, bình quân hằng năm sau hội nhập WTO đạt 2,4 triệu tấn/năm với kim ngạch hơn 1,4 tỷ USD/năm, chiếm 17,4%/năm thị phần chung thị trường xuất khẩu dầu thô nước ta và tăng 4,2% so với năm 2006. Thị trường xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 sau hội nhập WTO là Nhật Bản, bình quân đạt gần 1,9 triệu tấn/năm, tương ứng với kim ngạch trên 1,2 tỷ USD/năm, chiếm 15,04%/năm thị phần chung và tăng 69,1% so với năm 2006. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dầu thô chưa ổn định trong 3 năm hội nhập WTO, từ khối lượng xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn trong năm 2007 với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, đến năm 2008 tăng vọt lên gần 3 triệu tấn và kim ngạch gần 2,2 tỷ USD, nhưng năm 2009 lại tụt xuống chỉ còn 1 triệu tấn, tương ứng với kim ngạch 480 triệu USD, chỉ còn bằng hơn 20% so với năm 2008. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu dầu thô với thị trường Nhật Bản trong năm 2009 đột biến giảm gần 80% là do cả khối lượng và giá xuất khẩu năm 2009 đều cùng giảm rất mạnh, trong đó khối lượng giảm gần 2/3 và giá giảm đi gần một nửa đã tạo nên một tốc độ giảm theo cấp số nhân. Malaixia là thị trường xuất khẩu dầu thô đứng thứ 4, bình quân đạt gần 1,5 triệu tấn/năm, với kim ngạch hơn 807 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 9,87%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 16,9% so với năm 2006. Thị trường xuất khẩu dầu thô thứ 5 là Mỹ, bình quân đạt hơn 1,3 triệu tấn/năm với kim ngạch hơn 755 triệu USD/năm, bình quân chiếm 9,87%/ năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của dầu thô. Khối lượng và
  6. 156 kim ngạch xuất khẩu dầu thô đối với thị trường Mỹ đang có xu hướng giảm, từ gần 1,5 triệu tấn trong 2 năm 2007 và 2008 đã xuống chỉ còn hơn 1 triệu tấn trong năm 2009; kim ngạch cũng từ 798 triệu USD năm 2007 và 998 triệu USD năm 2008 đã xuống chỉ còn gần 470 triệu USD trong năm 2009, nguyên nhân cũng do cả hai yếu tố giá và lượng đều cùng giảm tác động. Thứ 6 là thị trường Trung Quốc, đạt 814 nghìn tấn/năm, với kim ngạch gần 459 triệu USD/năm và chiếm thị phần bình quân 5,61%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. Khối lượng xuất khẩu dầu thô sang thị trường Trung Quốc có xu hướng ngày càng tăng sau hội nhập WTO, từ 573 nghìn tấn năm 2007 đã lên 837 nghìn tấn năm 2008 và đạt hơn 1 triệu tấn trong năm 2009. ¤-xtr©y-li-a: 62,9% Xin-ga-po: 17,4% NhËt B¶n: 15% Ma-lai-xi-a: 9,9% Mü: 9,2% Trung Quèc: 5,6% In-®«-nª-xi-a: 3,4% Th¸i Lan: 2,8% Hình 3.2 Biểu đồ thị phần 8 thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất sau hội nhập WTO Inđônêxia là thị trường xuất khẩu dầu thô thứ 7, đạt bình quân 544 nghìn tấn/năm, tương ứng với 276 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 3,37%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, giảm rất mạnh và chỉ còn bằng 41,6% so với năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô với thị trường Inđônêxia sau hội nhập WTO giảm mạnh so với năm 2006 chủ yếu do khối lượng xuất đã từ gần 1,3 triệu tấn trong năm 2006 xuống 876 nghìn tấn năm 2007, xuống 336 nghìn tấn trong năm 2008 và chỉ còn đạt gần 420 nghìn tấn trong năm 2009, khối lượng xuất khẩu trong năm 2008 và 2009 đã giảm đi hơn 2/3 so với với năm 2006. Thứ 8 là thị trường Thái Lan, đạt bình quân 430 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 230 triệu USD/năm, chiếm 1,74% thị phần xuất khẩu chung mặt hàng dầu thô trong 3 năm hội nhập WTO và giảm 6,7% so với
  7. 157 năm 2006. Xuất khẩu dầu thô đối với thị trường Thái Lan cũng không ổn định, từ 486 nghìn tấn năm 2006 xuống 369 nghìn tấn năm 2007, xuống chỉ còn hơn 190 nghìn tấn năm 2008, nhưng lại tăng vọt lên 731 nghìn tấn năm 2009, gấp gần 4 lần năm 2008. Trên đây là 8 thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất nước ta và chiếm đến 96,2% thị phần kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng này, thị phần xuất khẩu đối với các thị trường còn lại không đáng kể. 3.1.3 Thị trường xuất khẩu giày dép, mặt hàng kim ngạch lớn thứ 3 Giày dép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt hơn 4,2 tỷ USD/năm, chiếm 7,7%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, tăng 17,7% so với năm 2006 và tăng 37,6% so với bình quân 3 năm liền kề trước hội nhập WTO từ 2004 - 2006. Hằng năm mặt hàng giày dép nước ta đã xuất khẩu đến rất nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, bình quân từ trên 120 đến 130 thị trường khác nhau, trong đó một số thị trường quan trọng và có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 3 năm hội nhập WTO như sau: Đứng đầu thị trường xuất khẩu mặt hàng giày dép nước ta là Mỹ, kim ngạch bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt gần 1 tỷ USD/năm, chiếm bình quân 23,62%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng giày dép và tăng 24,5% so với năm 2006. Thị trường có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 của mặt hàng giày dép là Vương quốc Anh, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 510 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 12,62%/năm, nhưng giảm 1,5% so với năm 2006 trước khi hội nhập WTO là do kim ngạch năm 2009 đã giảm khá mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế chung của thế giới cũng như việc tiếp tục áp thuế bán phá giá của EU đối với mặt hàng này cùng tác động. Thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 của mặt hàng giày dép là Đức, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt hơn 353 triệu USD/năm, chiếm thị phần 8,34%/năm và tăng 4,3% so với năm 2006 trước khi nước chính thức hội nhập WTO. Đức không những chỉ là một thị trường xuất khẩu khá ổn
  8. 158 định đối với mặt hàng dệt may mà còn là thị trường xuất khẩu khá ổn đối với mặt hàng giày dép của nước ta trong 3 năm sau hội nhập WTO, từ năm 2006 đến 2009 kim ngạch xuất khẩu giày dép đối với thị trường này luôn đạt từ 300 - 350 triệu USD/năm, chỉ riêng năm 2008 đạt cao hơn là 392 triệu USD. Hà Lan là thị trường xuất khẩu hàng giày dép đứng thứ 4 của nước ta, bình quân đạt 317 gần triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 7,48%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 48,9% so với năm 2006. Thứ 5 là thị trường Bỉ, bình quân đạt hơn 259 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 6,12%/năm và tăng 11,5% so với năm 2006. Thứ 6 là thị trường Italia đạt 217 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 5,13%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 11,7% so với năm 2006. Thứ 7 là thị trường Pháp đạt 185,4 triệu USD/năm, chiếm thị phần 4,38%/năm và giảm 5,2% so với năm 2006. Thứ 8 là thị trường Tây Ban Nha đạt 182 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 4,3%/năm và tăng 73,4% so với năm 2006. Thứ 9 là thị trường Nhật Bản đạt bình quân 125 triệu USD/năm, chiếm bình quân 2,96% trong thị trường xuất khẩu chung mặt hàng giày dép nước ta trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 10,6% so với năm 2006 trước khi nước ta chính thức hội nhập WTO. Trong 9 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và đạt trên 100 triệu USD/năm về giày dép trong 3 năm sau hội nhập WTO nói trên thì có đến 7 thị trường châu Âu, chỉ có một thị trường châu Á là Nhật Bản và một thị trường châu Mỹ là Hoa Kỳ. Đạt ở mức bình quân từ 50 triệu đến dưới 100 triệu USD/năm với thị phần bình quân từ 1,19% đến 2,14%/năm về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của nước ta trong 3 năm sau hội nhập WTO có 4 thị trường và lần lượt từ trên xuống là Trung Quốc đạt hơn 90 triệu USD/năm, Canađa đạt gần 87 triệu USD/năm, Thụy Điển 54 triệu USD/năm và Áo 50,4 triệu USD/năm. Đạt mức bình quân từ 10 triệu đến dưới 50 triệu USD/năm và chiếm thị phần bình quân từ 0,27% đến 1,15%/năm về kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 3 năm sau hội nhập WTO có 13 thị trường và lần lượt từ lớn đến nhỏ là: Đặc khu hành chính Hồng Kông - Trung Quốc đạt bình quân 48,5
  9. 159 triệu USD/năm; Ôxtrâylia đạt bình quân 42,6 triệu USD/năm; Đài Loan đạt gần 40 triệu USD/năm; Braxin đạt 38 triệu USD/năm; Nam Phi 35,6 triệu USD/năm; Liên bang Nga 33,6 triệu USD/năm; Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất đạt 20,7 triệu USD/năm; Hy Lạp đạt 20,2 triệu USD/năm; Malaixia đạt gần 20 triệu USD/năm; Thụy Sỹ đạt 19,7 triệu USD /năm; Thổ Nhĩ Kỳ đạt 17,4 triệu USD /năm; Đan Mạch 17 triệu USD/năm và Xingapo đạt 11,3 triệu USD/năm sau 3 năm hội nhập WTO. Ngoài 26 thị trường, chiếm khoảng 20% tổng số thị trường có kim ngạch xuất từ trên 10 triệu đến đến dưới 1 tỷ USD/năm ở trên, còn khoảng 80% các thị trường xuất khẩu giày dép khác đều có kim ngạch khá nhỏ, bình quân chỉ ở mức vài trăm nghìn USD đến dưới 10 triệu USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. 3.1.4 Thị trường xuất khẩu hải sản, mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 4 Hải sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt gần 4,1 tỷ USD/năm, chiếm 7,5%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, tăng 21,5% so với năm 2006 và tăng 47,5% so với bình quân 3 năm trước hội nhập WTO năm 2004 - 2006. Hằng năm mặt hàng hải sản nước ta đã xuất khẩu đến trên 130 nước và vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới, trong đó có một số thị trường quan trọng và có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất như sau: Đứng đầu thị trường xuất khẩu hải sản nước ta là Nhật Bản, kim ngạch bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 782 triệu USD/năm, chiếm bình quân 19,17%/năm, thị phần xuất khẩu hải sản chung, giảm 7,6% so với năm 2006 trước khi nước ta chính thức gia nhập WTO. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hải sản khá ổn định, kim ngạch từ năm 2006 - 2009 luôn đạt từ trên 750 triệu đến dưới 850 triệu USD/năm. Thị trường xuất khẩu hải sản đứng thứ 2 là Mỹ, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 727 triệu USD/năm, chiếm bình quân 17,81%/năm thị phần xuất khẩu chung của mặt hàng hải sản nước ta và tăng 8,9% so với năm 2006.
  10. 160 Thị trường xuất khẩu hải sản đứng thứ 3 của nước ta là Hàn Quốc, đạt bình quân 297 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 7,27%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 40,3% so với năm 2006. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu hải sản có kim ngạch liên tục tăng trong những năm gần đây, từ hơn 211 triệu USD năm 2006 đã lên 276 triệu USD trong năm 2007, lên 302 triệu USD năm 2008 và lên 313 triệu năm 2009. Tây Ban Nha là thị trường xuất khẩu hải sản đứng thứ 4, bình quân đạt 149 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 3,64%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 43% so với năm 2006. Thứ 5 là thị trường Liên bang Nga, bình quân đạt 141 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 3,46%/năm và tăng 9,5% so với năm 2006. Thứ 6 là thị trường Italia đạt bình quân 133,5 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 3,27%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 39,7% so với năm 2006. Thứ 7 là thị trường Hà Lan đạt 130 triệu USD/năm, chiếm thị phần 3,19%/năm và tăng 29% so với năm 2006. Thứ 8 là thị trường Ôxtrâylia đạt 128 triệu USD/năm, chiếm thị phần 3,14%/năm trong 3 năm hội nhập WTO và tăng 1,1% so với năm 2006. Thứ 9 là thị trường Đài Loan đạt 107 triệu USD/năm, chiếm 2,63%/năm và tăng 7% so với năm 2006. Thứ 10 là là thị trường Canađa đạt 103,5 triệu USD/năm, chiếm thị phần 2,54%/năm và tăng 29,1% so với năm 2006 và thứ 11 là thị trường Bỉ đạt 100 triệu USD/năm, chiếm 2,46%/năm và tăng 6,3% so với năm 2006 trước khi nước ta chính thức hội nhập WTO. Trên đây là 11 thị trường xuất khẩu hải sản đạt kim ngạch bình quân từ 100 triệu USD/năm trở lên trong 3 năm sau hội nhập WTO. Các thị trường đạt từ 50 triệu đến dưới 100 triệu USD/năm, với thị phần chiếm từ 1,41% đến 2,42%/năm có 8 thị trường là: Trung Quốc đạt bình quân gần 99 triệu USD/năm; Ucraina 92 triệu USD/năm; Hồng Kông 81,4 triệu/ năm; Pháp gần 80 triệu USD/năm; Ba Lan 77 triệu USD/năm; Anh 69 triệu USD/năm, Thái Lan 60 triệu USD/năm và Xingapo cũng đạt 58 triệu USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. Đạt bình quân ở mức từ 10 triệu đến dưới 50 triệu USD/năm và chiếm thị phần bình quân từ 0,27% đến 1,02%/năm về kim ngạch xuất khẩu hải sản trong 3 năm sau hội nhập WTO có 10 thị trường và lần lượt từ trên xuống là Malaixia đạt 42 triệu USD/năm; Thụy Sỹ đạt 35 triệu USD/năm;
  11. 161 Bồ Đào Nha gần 32,6 triệu USD/năm; Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất 27,4 triệu USD/năm; Đan Mạch 21,7,6 triệu USD/năm; Ảrập Xê út 18 triệu USD/năm; Thụy Điển 14,6 triệu USD/năm; Cămpuchia đạt 13,8 triệu USD/năm; Hy Lạp 13,2 triệu USD/năm và Philippin đạt 10,9 triệu USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. Như vậy là, trong số hơn 130 thị trường xuất khẩu hàng hải sản của nước ta đã có 30 thị trường đạt kim ngạch bình quân từ trên 10 triệu USD/năm trở lên, còn lại khoảng 100 thị trường còn lại đều có kim ngạch dưới 10 triệu USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. NhËt B¶n:19,2% Mü: 17,8% Hµn Quèc: 7,3% §øc: 4,6% T©y Ban Nha: 3,6% 4,6% Nga: 3,5% 3,6% I-ta-li-a: 3,3% Hµ Lan 3,2% 3,3% ¤-xtr©y-li-a: 3,1% 3,2% §µi Loan: 2,6% 3,1% 2,6% Hình 3.3 Biểu đồ thị phần 10 thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất sau hội nhập WTO 3.1.5 Thị trường xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện - mặt hàng kim ngạch thứ 5 Điện tử máy vi tính và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 5 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt gần 2,5 tỷ USD/năm, bình quân chiếm 4,5%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, tăng 37,1% so với năm 2006 và tăng 75,5% so với bình quân 3 năm trước thềm hội nhập WTO năm 2004 - 2006. Hằng năm, mặt hàng điện tử máy tính và linh kiện nước ta đã xuất khẩu đến khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất như sau: Đứng đầu thị trường xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện của nước ta là Thái Lan, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 354 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 14,29%/năm trong tổng kim
  12. 162 ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng mặt hàng này của nước ta, tăng 2,8% so với năm 2006, năm trước khi nước ta chính thức hội nhập WTO. Thái Lan là thị trường xuất khẩu hàng điện tử máy tính và linh kiện ngày càng tăng trong hai năm đầu hội nhập WTO, tuy nhiên đến năm 2009 đã có xu hướng giảm do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, kim ngạch từ 344 triệu USD trong năm 2006 lên 370 triệu USD năm 2007 và lên 405 triệu USD năm 2008 nhưng đã xuống 288 triệu USD trong năm 2009. Thị trường xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 2 là Nhật Bản, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 342 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 3,8%/năm và tăng 35,4% so với năm 2006 trước hội nhập WTO. Thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 về hàng điện tử, máy tính và linh kiện là Mỹ, đạt bình quân 337 triệu USD/năm, chiếm bình quân 13,6%/năm thị phần xuất khẩu chung trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 28,8% so với năm 2006. Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện có xu hướng liên tục tăng sau hội nhập WTO, từ kim ngạch hơn 262 triệu USD năm 2006 đã lên 274 triệu USD trong năm 2007, lên 305 triệu USD năm 2008 và lên 433 triệu trong năm 2009. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 4, bình quân đạt 227 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung là 9,15%/năm trong 3 năm hội nhập WTO và gấp 3,3 lần so với năm 2006. Trung Quốc là một trong các thị trường có tốc độ xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng mạnh nhất nước ta sau hội nhập WTO, từ kim ngạch gần 70 triệu USD trong năm 2006 đã lên 120 triệu USD năm 2007, lên 274 triệu USD năm 2008 và lên 287 triệu USD năm 2009. Thứ 5 là thị trường Hà Lan, bình quân đạt 196 triệu USD/năm, chiếm thị phần 7,92%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 75,8% so với năm 2006. Thứ 6 là thị trường Xingapo đạt bình quân 165,4 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 6,67%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và tăng 39,7% so với năm 2006. Xingapo, cũng là thị trường xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện liên tục tăng mạnh, từ 83 triệu USD năm 2006 đã lên 133 triệu USD năm 2007, lên 163 triệu USD năm 2008 và đạt gần 200 triệu USD trong năm 2009.
  13. 163 Thứ 7 là thị trường Philippin bình quân đạt 133 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 5,35%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO và giảm 8,9% so với năm 2006; thứ 8 là thị trường Hồng Kông đạt bình quân 119 triệu USD/năm, chiếm thị phần 4,82%/năm trong 3 năm hội nhập WTO và tăng 39,9% so với năm 2006. Như vậy, đã có 7 thị trường xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu từ trên 100 triệu USD/năm trở lên trong 3 năm hội nhập WTO. Mức kim ngạch từ 50 triệu đến dưới 100 triệu USD/năm chỉ có một thị trường duy nhất là Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất, bình quân đạt 58,6 triệu USD/năm, chiếm thị phần trong thị trường xuất khẩu chung của hàng điện tử máy tính và linh kiện nước ta là 2,63% và tăng 120% so với năm 2006. Th¸i Lan: 14,3% NhËt B¶n: 13,8% Mü: 13,6% Trung Quèc: 9,2% Hµ Lan: 7,9% Xin-ga-po: 6,7% Phi-lip-pin: 5,4% Hång K«ng: 4,8% CTVQ ẢrËp TN: 2,4% Hµn Quèc: 1,9% Hình 3.4 Biểu đồ thị phần 10 thị trường xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện lớn nhất sau hội nhập WTO Đạt kim ngạch bình quân từ 10 triệu USD/năm đến dưới 50 triệu USD/năm, tương ứng với thị phần bình quân từ 0,42% đến dưới 2,36%/năm có đến 17 thị trường xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện, đó là Hàn Quốc bình quân đạt 47 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 1,9%/năm và tăng 18,9%; Phần Lan đạt 40,7 triêu USD/năm, chiếm thị phần 1,64%/năm và tăng 22,1%; Malaixia đạt 35,8 triệu USD/ năm, chiếm 1,44%/năm và tăng 143,4%; Anh đạt 30,6 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 1,23%/năm và tăng 25,3%; Ấn Độ đạt 28 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 1,13%/năm và gấp gần 8 lần; Braxin
  14. 164 đạt 25,2 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 1,02%/năm và gấp 8,8 lần; Ôxtrâylia cùng đạt 25,2 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 1,02%/năm và tăng 7,1% so với năm 2006 trước khi nước ta chính thức hội nhập WTO... Như vậy trong tổng số khoảng 100 thị trường xuất khẩu của mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện nước ta đã có 26 thị trường đạt kim ngạch từ trên 10 triệu USD/năm trở lên, còn lại khoảng 75 thị trường còn lại có kim ngạch khá nhỏ, từ bình quân vài ba trăm nghìn đến dưới 10 triệu USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. 3.1.6 Thị trường xuất khẩu gạo, mặt hàng kim ngạch đứng thứ 6 Gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Khối lượng xuất khẩu bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt gần 5,1 triệu tấn/năm, tương ứng với kim ngạch hơn 2,3 tỷ USD/năm, bình quân chiếm 4,2%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, tăng 9,6% về khối lượng và tăng 84,2% về kim ngạch so với năm 2006 năm trước khi nước ta chính thức gia nhập WTO; tăng 94% so với kim ngạch bình quân 3 năm trước hội nhập WTO. Hằng năm mặt hàng gạo nước ta đã xuất khẩu đến khoảng 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó một số thị trường quan trọng, có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn trong 3 năm hội nhập WTO như sau: Đứng đầu thị trường xuất khẩu gạo nước ta là Philippin, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 1,62 triệu tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 854,4 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 36,36%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung mặt hàng này, tăng 7,4% về lượng và tăng 99% về kim ngạch so với năm 2006. Philippin luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất và duy nhất đạt trên 1 triệu tấn/năm; từ năm 2006 đến năm 2009 khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này luôn đạt trên dưới 1,5 triệu tấn/năm. Cụ thể năm 2006 đạt 1,5 triệu tấn, 2007 đạt 1,46 triệu tấn, 2008 đạt 1,69 triệu tấn và năm 2009 đạt 1,7 triệu tấn. Thị trường có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đứng thứ 2 là Malaixia, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 490 ngàn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch là 187,7 triệu USD/năm, chiếm thị phần 9,36%/
  15. 165 năm và tăng 57,7% so với năm 2006. Khối lượng gạo xuất khẩu sang Malaixia có xu hướng ngày càng tăng trong 3 năm sau hội nhập WTO, từ gần 380 nghìn tấn trong năm 2007 đã lên hơn 477 nghìn tấn năm 2008 và lên hơn 613 nghìn tấn trong năm 2009. Thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của mặt hàng gạo là Cuba, đạt bình quân 464 ngàn tấn/năm, tương ứng với 187,7 triệu USD/năm, chiếm thị phần kim ngạch xuất khẩu gạo chung là 7,99%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 2,4% về khối lượng và tăng 43,1% về kim ngạch so với năm 2006. Inđônêxia là thị trường xuất khẩu gạo đứng thứ 4, bình quân đạt 421 ngàn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 140,3 triệu USD/năm, chiếm thị phần kim ngạch xuất khẩu gạo chung 5,97%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 23,9% về khối lượng và tăng 34,1% về kim ngạch so với năm 2006. Khối lượng xuất khẩu gạo sang thị trường Inđônêxia cũng có xu hướng tăng trong 3 năm sau hội nhập WTO, từ gần 117 nghìn tấn năm 2007 đã lên 178 nghìn tấn năm 2009. Thị trường xuất khẩu gạo đứng thứ 5 là Irắc, bình quân đạt 174 ngàn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 79 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 3,97%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 91,7% về khối lượng, gấp 3,1 lần về kim ngạch so với 2006 trước khi nước ta hội nhập WTO. Thứ 6 là thị trường Xingapo đạt 165 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 66,6 triệu USD/năm, chiếm thị phần xuất khẩu chung của mặt hàng gạo là 2,83%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 60,2% về khối lượng và tăng 148,9% về kim ngạch so với năm 2006. Xingapo cũng là thị trường xuất khẩu gạo tăng khá mạnh trong 3 năm sau hội nhập WTO, từ khối lượng xuất 82,4 nghìn tấn năm 2007 đã lên 86 nghìn tấn năm 2008 và tăng vọt lên 327,5 nghìn tấn trong năm 2009. Trên đây là 6 thị trường chính có khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhất và đạt bình quân từ trên 100 nghìn tấn/năm trở lên trong 3 năm sau hội nhập WTO. Ở mức từ 50 nghìn tấn/năm đến dưới 100 ngàn tấn/năm có 2 thị trường là Đài Loan và Liên bang Nga, trong đó Đài Loan đạt 84,6 ngàn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 34,5 triệu USD/năm, chiếm 1,97% thị phần xuất khẩu chung của mặt hàng gạo, gấp 9,3 lần về khối lượng và gấp
  16. 166 14,5 lần về kim ngạch so với năm 2006; Liên bang Nga đạt 60,8 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 27,5 triệu USD/năm, chiếm thị phần chung 1,17%, giảm 1,3% về khối lượng, nhưng tăng 58,7% về kim ngạch so với năm 2006, năm trước khi nước ta chính thức hội nhập WTO. Phi-li-pin: 36,4% Ma-lai-xi-a: 9,4% Cu Ba: 8% In-®«-nª-xi-a: 6% Ir¾c: 3,4% Xin-ga-po: 2,8% §µi Loan: 2% Nga: 1,2% Nam Phi: 0,6% U-crai-na: 0,5% Hình 3.5 Biểu đồ thị phần 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất sau hội nhập WTO Đạt khối lượng xuất khẩu từ 10 nghìn tấn/năm đến dưới 50 nghìn tấn/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO có 5 thị trường. Đó là thị trường Nam Phi đạt 33,5 ngàn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 13,4 triệu USD/ năm; Nhật Bản gần 28 ngàn tấn/năm với kim ngạch 8,8 triệu USD/năm; Trung Quốc 22,9 nghìn tấn/năm, với kim ngạch 8,7 triệu USD/năm; Ucraina 21,6 nghìn tấn/năm, với kim ngạch 8,7 triệu USD/năm và Đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc đạt 16,8 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch là 7,6 triệu USD/năm. Như vậy là chỉ có 13 thị trường xuất khẩu gạo của nước ta hằng năm trong 3 năm hội nhập WTO có khối lượng xuất đạt từ 10 nghìn tấn/năm trở lên, tương ứng với kim ngạch từ 7,6 triệu USD/năm trở lên. Còn khoảng trên 120 thị trường xuất khẩu gạo khác có khối lượng xuất khá nhỏ và rất nhỏ, chỉ dưới mức 10 nghìn tấn/năm cho đến một vài tấn/năm, tương ứng với kim ngạch chỉ đạt vài nghìn USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. 3.1.7 Thị trường xuất khẩu cà phê, mặt hàng thứ 7 về kim ngạch Cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 7 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta. Khối lượng xuất khẩu bình quân 3 năm
  17. 167 sau hội nhập WTO đạt hơn 1,15 triệu tấn/năm, tương ứng với kim ngạch hơn 1,8 tỷ USD/năm, chiếm thị phần 3,5%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của nước ta, tăng 17,6% về khối lượng và tăng 49% về kim ngạch so với năm 2006; tăng 121,7% so với kim ngạch xuất khẩu bình quân 3 năm 2004 - 2006 trước hội nhập WTO. Hằng năm mặt hàng cà phê nước ta đã xuất khẩu đến khoảng từ 80 - 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó một số thị trường quan trọng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn trong 3 năm hội nhập WTO như sau: Đứng đầu thị trường xuất khẩu cà phê nước ta là Đức, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt gần 150 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch hơn 251 triệu USD/năm, chiếm 13,85%/năm thị trường xuất khẩu chung về cà phê của nước ta, giảm 0,6% về khối lượng, nhưng tăng 30,4% về kim ngạch so với năm 2006. Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất và ổn định nhất của Việt Nam, luôn đạt từ trên 350 nghìn tấn đến 370 nghìn tấn trong 4 năm từ 2006 đến 2009. Thị trường có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 là Mỹ, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 123,3 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch là 207 triệu USD/năm, chiếm thị phần 11,41%/năm trong thị trường xuất khẩu chung về cà phê nước ta và tăng 24,4% so với năm 2006; khối lượng xuất khẩu cà phê với thị trường Mỹ khá ổn định ở mức từ 110 - 130 nghìn tấn/năm trong 4 năm từ 2006 đến 2009. Thị trường có khối lượng xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 là Italia, đạt bình quân 91 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 152,4 triệu USD/năm, chiếm thị phần xuất khẩu chung của thị trường cà phê nước ta 8,4%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 70,7% về khối lượng và tăng 129% về kim ngạch so với năm 2006; khối lượng xuất khẩu cà phê đối với Italia cũng khá ổn định, bình quân đạt từ 86 - 96 nghìn tấn/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. Bỉ là thị trường xuất khẩu cà phê đứng thứ 4, bình quân đạt 89 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 143,6 triệu USD/năm, chiếm thị phần 7,92%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, gấp 4 lần về khối lượng và gấp hơn 5 lần về kim ngạch so với năm 2006. Khối lượng cà phê xuất
  18. 168 khẩu sang thị trường Bỉ đang có xu hướng tăng rất mạnh sau 3 năm hội nhập WTO, từ 22 nghìn tấn năm 2006 đã lên 45,5 nghìn tấn trong năm 2007, lên 88,5 nghìn tấn năm 2008 và lên 132,2 nghìn tấn năm 2009. Thị trường xuất khẩu cà phê đứng thứ 5 là Tây Ban Nha, bình quân đạt 83,7 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 139,2 triệu USD/năm, chiếm thị phần 7,67%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 11% về khối lượng và tăng 54,5% về kim ngạch so với năm 2006. Khối lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha dao động từ 75 - 95 nghìn tấn/năm trong 4 năm từ 2006 đến 2009. Thứ 6 là thị trường Nhật Bản đạt 54,4 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 98,1 triệu USD/năm, chiếm thị phần 5,41%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 54,6% về khối lượng và tăng 118,4% về kim ngạch so với năm 2006. Khối lượng cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản dao động từ 47 - 59 nghìn tấn/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. Trên đây là 6 thị trường chính có khối lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất và đạt bình quân từ trên 50 nghìn tấn/năm trở lên trong 3 năm sau hội nhập WTO của nước ta. Trong 6 thị trường có khối lượng xuất khẩu lớn nhất này có 4 thị trường châu Âu, còn châu Mỹ và châu Á mỗi châu chỉ có 1 thị trường. Ở mức đạt từ 30 đến dưới 50 nghìn tấn/năm có 3 thị trường là Thụy Sỹ, Hàn Quốc và Vương quốc Anh, trong đó Thụy Sỹ đạt 46 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 70,4 triệu USD/năm, chiếm thị phần 3,8%, tăng 8% về khối lượng và tăng 27% về kim ngạch so với năm 2006; Hàn Quốc đạt 34,4 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 58,3 triệu USD/năm, chiếm thị phần 3,22%, tăng 6,4% về khối lượng và tăng 51,4% về kim ngạch và Vương quốc Anh đạt 32,7 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 53,6 triệu USD/năm, giảm 21,5% về khối lượng nhưng tăng 4,3% về kim ngạch so với năm 2006. Đạt khối lượng xuất khẩu bình quân từ 10 đến dưới 30 nghìn tấn/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO có 8 thị trường. Đó là thị trường Pháp bình quân đạt 27,3 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch bình quân 44,8 triệu USD/năm; Hà Lan đạt 27 nghìn tấn/năm với kim ngạch 43,4 triệu USD/năm; Malaixia 18,8 nghìn tấn/năm, với kim ngạch 33,8 triệu USD/năm; Inđônêxia 18,6 nghìn tấn/năm, với kim ngạch 27,2 triệu
  19. 169 USD/năm; Liên bang Nga gần 18 nghìn tấn/năm với kim ngạch 29,8 triệu USD/năm; Philippin 17,7 nghìn tấn/năm với kim ngạch 29,2 triệu USD/năm; Trung Quốc 16,7 tấn/năm với kim ngạch 27,3 triệu USD; Xingapo 16 nghìn tấn/năm với kim ngạch gần 28 triệu USD/năm; Ba Lan 14 nghìn tấn/năm với kim ngạch gần 23 triệu USD/năm và Ôxtrâylia đạt 10,8 nghìn tấn/năm, với kim ngạch là 17,6 triệu USD/năm. §øc: 13,9% Mü: 11,4% I-ta-li-a: 8,4% BØ: 7,9% T©y Ban Nha: 7,7% NhËt B¶n: 5,4% Thïy Sü: 3,9% Hµn Quèc: 3,2% Anh: 3% Ph¸p: 2,5% Hình 3.6 Biểu đồ thị phần 10 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất sau hội nhập WTO Trong hơn 80 thị trường xuất khẩu cà phê hằng năm sau hội nhập WTO chỉ có 19 thị trường có khối lượng xuất khẩu tương đối lớn, từ 10 đến dưới 150 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch bình quân từ trên 17 triệu USD đến hơn 250 triệu USD/năm. Còn gần 70 thị trường xuất khẩu cà phê khác của nước ta có khối lượng xuất khá nhỏ, thậm chí rất nhỏ, chỉ dưới mức 10 nghìn tấn/năm, trong đó có một số thị trường chỉ đạt vài chục hoặc 100 tấn/năm, với kim ngạch bình quân vài chục hoặc vài nghìn USD/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO. 3.1.8 Thị trường xuất khẩu cao su, mặt hàng thứ 8 về kim ngạch Cao su là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 8 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nước ta. Khối lượng xuất khẩu bình quân trong 3 năm sau hội nhập WTO đạt hơn 700 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch gần 1,4 tỷ USD/năm, chiếm bình quân 2,5%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, giảm 0,5% về khối lượng, nhưng tăng 8,6% về kim ngạch so với năm 2006 trước khi Việt Nam chính thức hội nhập WTO; tăng 57,2% so với kim ngạch xuất khẩu bình quân 3 năm liền kề trước thềm hội nhập WTO năm 2004 - 2006.
  20. 170 Hằng năm, mặt hàng cao su nước ta đã xuất khẩu đến khoảng 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, một số thị trường có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 3 năm sau hội nhập WTO như sau: Đứng đầu thị trường xuất khẩu cao su nước ta là Trung Quốc, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt hơn 456 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch gần 918 triệu USD/năm, chiếm thị phần áp đảo thị trường xuất khẩu chung của mặt hàng cao su nước ta với tỷ trọng bình quân 65,69%/năm, giảm 2% về khối lượng nhưng tăng 7,8% về kim ngạch so với năm 2006. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su khá ổn định và có xu hướng tăng lên sau hội nhập WTO, từ gần 428 nghìn tấn năm 2007 lên 431 nghìn tấn năm 2008 và lên 510 nghìn tấn trong năm 2009. Đài Loan là thị trường có khối lượng cao su xuất khẩu đứng thứ 2, bình quân đạt 26,4 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch 57,3 triệu USD/năm, chiếm thị phần 4,11%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 17,55 về khối lượng và tăng 28,6% về kim ngạch so với năm 2006. Thị trường có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su thứ 3 là Hàn Quốc, bình quân 3 năm sau hội nhập WTO đạt 31,6 nghìn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch gần 57 triệu USD/năm, chiếm bình quân 4,07%/năm thị phần xuất khẩu chung mặt hàng cao su nước ta, giảm 2,2% về khối lượng, nhưng tăng 12,1% về kim ngạch so với năm 2006. Khối lượng xuất khẩu cao su đối với thị trường Hàn Quốc có xu hướng giảm nhẹ, từ 37,5 nghìn tấn trong năm 2007 đã xuống 29 nghìn tấn năm 2008 và xuống 28,4 nghìn tấn năm 2009. Thị trường có khối lượng xuất khẩu cao su đứng thứ 4 là Malaixia, đạt bình quân 28,6 nghìn tấn/năm, tương ứng với 56,3 triệu USD/năm, chiếm thị phần 4,03%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, tăng 183,3% về khối lượng và tăng 189% về kim ngạch so với năm 2006. Thị trường xuất khẩu cao su đứng thứ 5 là Đức, bình quân đạt 25,1 ngàn tấn/năm, tương ứng với kim ngạch gần 54 triệu USD/năm, chiếm thị phần bình quân 3,86%/năm trong 3 năm sau hội nhập WTO, giảm 16,5% về khối lượng và giảm 7,9% về kim ngạch so với năm 2006. Khối lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Đức đang có xu hướng giảm, từ trên 30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2