intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài báo cáo nhóm : Sản xuất tinh gọn

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:55

274
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản xuất tinh gọn đã trở thành một khái niệm quan trọng trong sản xuất công nghiệp hiện nay nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ, trong đó có doanh nghiệp cơ khí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài báo cáo nhóm : Sản xuất tinh gọn

  1. HỘI CƠ KHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỘI THẢO “ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP” Ngày 10 tháng 4 năm 2009
  2. HỘI CƠ KHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO: ỨNG DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN CHO DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn, ThS. Vương Quang Thái
  3. Sản xuất tinh gọn đã trở thành một khái niệm quan trọng trong sản xuất công nghiệp hiện nay nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ, trong đó có doanh nghiệp cơ khí.
  4. Tinh gọn là gì? Mục tiêu cơ bản: Tạo ra nhiều giá trị hơn với tiêu hao các nguồn lực ít hơn. Doing more with
  5. Tinh gọn là tập trung vào khách hàng Làm ra cái mà khách hàng cần, đúng lúc, với giá mà khách hàng muốn trả.
  6. 1. Sản xuất tinh gọn: Theo công thức cơ bản tính toán lợi nhuận trong sản xuất: Lợi nhuận = Giá bán – Chi phí sản xuất Như vậy, để tăng lợi nhuận thì có thể thực hiện theo hai cách cơ bản: + Tăng giá bán (điều này khó khả thi, trong môi trường cạnh tranh hiện nay). + Giảm chi phí sản xuất (điều này có thể thực hiện được).
  7. Thời gian chu kỳ sản xuất “ Một trong những thành tựu đáng kể nhất trong việc giữ cho giá sản phẩm của Ford thấp là rút ngắn dần dần thời gian chu kỳ sản xuất. Sản phẩm càng ở lâu trong dây chuyền sản xuất và di chuyển đây đó càng nhiều thì tổng chi phí càng lớn. ” Henry Ford, 1926 
  8. Giảm tiêu hao nguyên vật liệu At Henry Ford's River Rouge auto plant  during the late 1920s or early 1930s,  workers noticed that a machining process  reduced 25 percent of the aluminum stock  to chips. The product or process was  redesigned to reduce the waste to 2  percent.  
  9. Hệ thống SXTG của hãng Honda BP  Best Product  Best Profit  Best Position  Best Productivity  
  10. 5 khó khăn của doanh nghiệp sản xuất 5 khó khăn chung ảnh hưởng đến lợi nhuận mà đa số doanh nghiệp chia sẻ trong hội thảo: - Giá thành sản phẩm còn cao, - Thời gian giao hàng chưa được đảm bảo, - Năng suất lao động của nhân viên kém, - Vật tư tồn kho còn cao, - Dây chuyền sản xuất gián đoạn do nhiều nguyên nhân.
  11. Hoạt động tạo ra GTTT là 5%? • Theo một nghiên cứu của Lean Enterprise Research Centre tại Anh, trong một công ty cơ khí chế tạo điển hình thì tỷ lệ giữa các hoạt động có thể được chia ra như sau: • Hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm 05% • Hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm 60% • Hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm 35% • Tổng các hoạt động 100% Nghiên cứu cho thấy có đến 60% các hoạt động không cần thiết ở tại công ty này có khả năng được loại bỏ và có thể giảm bớt một số trong 35% hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm.
  12. Thế nào là hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm ? • Hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm: là các hoạt động làm biến đổi vật liệu thành sản phẩm, làm tăng giá trị của vật liệu, của sản phẩm, của dịch vụ (là những hoạt động mà khách hàng chấp nhận trả tiền). Ví dụ: cắt, khoan, lắp ráp, sơn, … • Hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm : là các hoạt động không cần thiết, không làm tăng giá trị của vật liệu, của sản phẩm, của dịch vụ (là những hoạt động mà khách hàng không chấp nhận trả tiền). Những hoạt động này nên được loại bỏ hoặc giảm bớt, kết hợp với một số hoạt động khác. Ví dụ: nói chuyện, tìm kiếm vật tư/ dụng cụ, chờ do máy bị hư hỏng, … • Hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm : là các hoạt động cần thiết nhưng không làm tăng giá trị của vật liệu, của sản phẩm, của dịch vụ . Ví dụ: vận chuyển, thay đổi dụng cụ/ đồ gá, đo lường, kiểm tra, ….
  13. Sử dụng sơ đồ dòng giá trị để loại bỏ lãng phí Non-Value-Added: các Value-Added lãng phí do • Phức tạp • Lực lượng lao động • Sản xuất dư thừa • Không gian • Năng lượng • Khuyết tật • Vật liệu • Vật tư nhàn rỗi • Vận chuyển •Thời gian 95% thời gian sản xuất là không tạo ra giá trị tăng
  14. 1. Sản xuất tinh gọn: Sản xuất tinh gọn là một giải pháp nhằm cắt giảm chi phí sản xuất trong toàn bộ hệ thống bằng cách tăng năng suất, giảm tồn kho, giảm thời gian chu kỳ sản xuất, tăng năng lực sản xuất mà cần không tăng đầu tư vốn và các nguồn lực khác.
  15. Lợi ích khi áp dụng Sản xuất tinh gọn + Giảm lãng phí khoảng 80%. + Giảm chi phí sản xuất khoảng 50%. + Giảm khoảng 50% thời gian chu kỳ sản xuất. + Tăng khoảng 50% năng lực sản xuất. + Giảm ít nhất 50% lượng tồn kho. + Giảm khoảng 45% mặt bằng sản xuất. + Có thể tăng đến 10% năng suất lao động trực tiếp hoặc 50% năng suất lao động gián tiếp.
  16. Lợi ích khi áp dụng Sản xuất tinh gọn + Tăng chất lượng sản phẩm. + Tăng lợi nhuận. + Hệ thống sản xuất linh hoạt hơn để đáp ứng với những biến động, thay đổi. + Tập trung nhiều hơn vào chiến lược. + Dòng tiền mặt được cải thiện nhờ tăng tần suất giao hàng và thanh toán. Như vậy, bản chất của việc áp dụng triết lý sản xuất tinh gọn là giảm thiểu những lãng phí trong doanh nghiệp.
  17. 1. Sản xuất tinh gọn: Ví dụ ứng dụng SXTG điển hình tại Công ty Toyota Bến Thành, một trung tâm dịch vụ bảo trì xe của Toyota: Giảm thiểu đáng kể thời gian chu kỳ dịch vụ bảo trì xe từ 240 phút xuống chỉ còn 45-50 phút cho mỗi xe đồng thời tăng lượng xe được bảo trì trong ngày từ 4-6 xe lên tới 16 xe tại mỗi điểm bảo trì bằng cách loại bỏ thời gian chờ đợi không cần thiết cùng với các thao tác và di chuyển không hợp lý của công nhân.
  18. 1. Sản xuất tinh gọn: Trong một thăm dò gần đây được đăng trên tạp chí IndustryWeek (Mỹ), có khoảng 36% các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai sản xuất tinh gọn.
  19. Một số loại lãng phí cơ bản Trong doanh nghiệp cơ khí và sản xuất công nghiệp: + Sản xuất dư thừa: sản xuất ra quá nhiều, quá sớm, quá nhanh. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng tồn kho hoặc ứ đọng bán thành phẩm nếu như giai đoạn gia công tiếp theo chưa sẳn sàng. + Dư thừa không gian: doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí bảo trì, nhân công phục vụ. + Dư thừa nguồn lực: con người, năng lượng sử dụng nhiều hơn như cầu thật sự.
  20. Một số loại lãng phí cơ bản + Gây ra nhiều lỗi, phế phẩm trong quá trình sản xuất. + Dư thừa vật liệu. + Vật liệu tồn kho nhiều. + Lãng phí trong việc di chuyển trong hệ thống nhà xưởng, nhiều di chuyển thừa. + Lãng phí thời gian. Ngoài ra còn có hàng chục loại lãng phí khác tùy từng doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2