intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chẩn đoán và điều trị chóng mặt - Thạc sĩ Trần Văn Tú

Chia sẻ: Thi Pham | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:32

172
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chẩn đoán và điều trị chóng mặt - Thạc sĩ Trần Văn Tú với mục tiêu giúp sinh viên nắm được định nghĩa chóng mặt, phân biệt chóng mặt với những trường hợp khác; phân biệt hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chẩn đoán và điều trị chóng mặt - Thạc sĩ Trần Văn Tú

  1. Chẩn Ðoán Và Ðiều Trị Chóng  M ặt Thạc sĩ Trần Văn Tú
  2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1. Nắm được định nghĩa chóng mặt. Phân biệt chóng mặt với những trường hợp khác. 2. Phân biệt hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên. 3. Biết được các nguyên nhân thường gặp của hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương.
  3. § Chóng mặt thật sự Ảo giác đồ vật chung quanh xoay tròn hay bản thân bị xoay, gặp trong tổn thương hệ thống tiền đình trung ương hay ngoại biên. § Cảm giác mất thăng bằng Mất thăng bằng nhưng không có ảo giác đồ vật bị xoay, thường gặp do tổn thương tiền đình nhưng có thể gặp trong tổn thương tiểu não, cảm giác sâu hay tổn thương thị giác.
  4. § Cảm giác muốn té Thường kèm theo sự sợ hãi, thường do nguyên nhân tâm lý. § Cảm giác choáng váng Bệnh nhân có cảm giác hoa mắt, xây xẩm thường do nguyên nhân tim mạch hay tâm lý ( hội chứng tăng thông khí ). § Chỉ có hai loại triệu chứng đầu tiên là có nguyên nhân do tổn thương thần kinh.
  5. Chóng mặt xảy ra do sự xáo trộn các cơ chế điều chỉnh thăng bằng của cơ thể Các cơ quan tham gia vào sự điều chỉnh thăng bằng gồm có : - Hệ thống tiền đình - Thị giác - Cảm giác sâu
  6. TRÊN sau BÊN BÀO NANG SOAN NANG
  7. Thị giác Cảm giác sâu
  8. Cách tiếp cận một trường hợp chóng mặt Bệnh sử § Trước một trường hợp chóng mặt thì bệnh sử rất quan trọng cho chẩn đoán, thầy thuốc cần phải khai thác các tính chất của triệu chứng chóng mặt. § Tính chất của của cơn : phải có đặc tính có ảo giác là đồ vật xoay hoặc bản thân bệnh nhân xoay, điều này rất cần thiết để loại trừ các triệu chứng không phải là chóng mặt thật sự.
  9. § Các yếu tố làm tăng cơn : tư thế đầu, tâm lý § Các triệu chứng kèm theo : buồn nôn, ói, ù tai, giảm thính lực, nhức đầu, tê hay yếu chi § Tiền căn : các bệnh nội khoa, chấn thương, thuốc, tình trạng tâm lý.
  10. Chóng mặt sinh lý § Não có sự mất cân đối trong ba hệ thống giữ thăng bằng (hệ tiền đình, hệ thị giác, hệ thống cảm giác bản thể hay còn gọi là hệ cảm giác sâu): chóng mặt do đi xe, chóng mặt do độ cao, chóng mặt thị giác khi nhìn một loạt cảnh chuyển động nối tiếp nhau. § Hệ tiền đình gặp những vận động đầu mà nó chưa thích nghi, ví dụ như say sóng. § Tư thế bất thường của đầu và cổ, ví dụ như ngửa đầu ra quá mức khi sơn trần nhà. § Chóng mặt không gian (space sickness) là chóng mặt thoáng qua thường gặp, do vận động chủ động của đầu trong môi trường không có trọng
  11. Chóng mặt bệnh lý (Do tổn thương hệ thị giác, hệ cảm giác bản thể hoặc hệ tiền đình) § Chóng mặt thị giác là do thấy những hình ảnh mới hoặc hình ảnh không thích hợp, hoặc do xuất hiện liệt đột ngột cơ vận nhãn kèm theo song thị § Chóng mặt do rối loạn cảm giác sâu làm giảm những xung động cảm giác cần thiết đến hệ thống bù trừ trung ương kèm với rối loạn chức năng của hệ tiền đình hoặc hệ thị giác. § Chóng mặt do rối loạn chức năng hệ tiền đình là nguyên nhân thường gặp nhất, chóng mặt thường kèm theo buồn nôn, rung giật nhãn cầu, thất điều dáng đi. Do chóng mặt tăng lên khi cử động đầu nhanh, bệnh nhân thường có khuynh hướng giữ
  12. Triệu chứng khách quan Rung giật nhãn cầu (nystagmus) § Là triệu chứng chủ yếu § Rung giật nhãn cầu nhãn cầu do nguyên nhân tiền đình thường đánh theo nhịp. Đó là cử động của nhãn cầu theo nhịp gồm sự nối tiếp nhau giữa hai pha: pha chậm đưa nhãn cầu sang một phía (do tác động của hệ tiền đình), kế đến là pha nhanh đưa nhãn cầu theo chiều ngược lại, đưa mắt về vị trí nghỉ ngơi (do tác động của chất lưới cầu não). § Khi có triệu chứng rung giật nhãn cầu, chúng ta cần xác định hướng, chiều và mức độ của nó.
  13. Hướng rung giật § Rung giật nhãn cầu tiền đình được gọi tên theo hướng đánh nhanh vì chiều này được thấy rõ nhất khi khám lâm sàng. Có thể là rung giật nhãn cầu ngang, dọc hoặc xoay tròn (cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ), hoặc rung giật nhãn cầu hỗn hợp (ngang –xoay tròn). § Hướng của rung giật nhãn cầu phụ thuộc vào vòng bán khuyên bị kích thích, tức là phụ thuộc vào vị trí của đầu trong lúc khám bệnh. Rung giật nhãn cầu được tạo ra lúc đầu là do sự di chuyển của nội dịch: pha chậm của rung giật nhãn cầu đánh theo hướng của dòng nội dịch. § Chóng mặt là hiện tượng bù trừ theo hướng
  14. Chiều rung giật § Sang (P), sang (T) đối với nystagmus ngang, lên trên, xuống dưới đối với nystagmus dọc, cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ đối với nystagmus xoay tròn. Mức độ rung giật § Độ I: xuất hiện nystagmus có chiều đánh cùng chiều với phía mà mắt liêc sang bên đó. Ví dụ nystagmus đánh sang (P) khi mắt liếc sang (P). § Độ II: nystagmus xuất hiện cả khi mắt ở đường giữa. § Độ III: nystagmus đánh sang chiều ngược lại với phía mà mắt liếc sang. Ví dụ nystagmus đánh
  15. Rối loạn thăng bằng Các rối loạn tĩnh trạng Dấu Romberg
  16. Các rối loạn tĩnh trạng § Nghiệm pháp đi bộ : bệnh nhân đi bộ trên một điểm trong một phút, hai tay đưa thẳng ra trước mặt, đầu gối chân co lên phải đưa lên cao, nếu có tổn thương tiền đình bệnh nhân sẽ khởi đầu quay trục của mình theo một hướng đặc biệt, quay hơn 450 trong 50 bước là bệnh lý. § Nghiệm pháp giơ thẳng hai tay: Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, hai mắt nhắm, hai tay đưa thẳng ra trước, hai ngón trỏ nhắm vào hai ngón trỏ tương ứng của người khám, ta ghi nhận có sự di lệch chậm trên mặt phẳng ngang theo hướng bên tiền đình bị bệnh đối với bệnh lý tiền đình ngoại biên.
  17. Rối loạn động trạng Nghiệm pháp bước đi hình sao (Test Babinski-Weil): yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, bước tới 5 bước sau đó lùi lại 5 bước lập lại nhiều lần khoảng 30 giây. Nêu giảm chức năng tiền đình một bên bệnh nhân có khuynh hướng lệch về một bên (bên bệnh) khi tiến lên và lệch theo hướng ngược lại khi lùi ra sau vẽ nên hình ngôi sao.
  18. Rối loạn động trạng  Nghiệm pháp past pointing: Bệnh nhân giơ thẳng hai tay ra trước, ngón trỏ chạm vào ngón trỏ của người khám, sau đó yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, đưa tay lên và hạ xuống chạm vào tay người khám lần nữa. Đối với người có rối loạn tiền đình hai ngón trỏ không chạm tay người khám mà bị di lệch sang một bên, chúng ta ghi nhận độ di lệch đó. Càng làm nhiều lần, góc độ di lệch có thể càng tăng
  19. Nghiệm pháp nhiệt § Cho BN nằm ngửa, đầu nâng cao ở góc 300 độ, giữ ống bán khuyên bên ở vị trí thẳng đứng, bơm vào tai BN nước lạnh 330 hoặc nước nóng 440 trong thời gian khoảng 40 giây, thời gian tối thiểu giữa hai lần thử là 5 phút, (thủng màng nhĩ là chống chỉ định). § Ở BN tiền đình bình thường, kích thích nước lạnh xuất hiện rung giật nhãn cầu với chiều chậm hướng về tai kích và chiều nhanh theo hướng ngược lại. § Ở BN tổn thương tiền đình một bên: kích thích không có rung giật nhãn cầu, hay xuất hiện rung
  20. Nghiệm pháp ghế quay (Bárány) § Cho BN ngồi trên một ghế quay, đầu cúi ra phía trước một góc 30 độ, cho ghế quay 10 vòng trong 20 giây, sau đó ngưng lại, quan sát các phản ứng xuất hiện. Nếu chiều quay của ghế là sang bên phải thì sau khi ngưng quay BN có rung giật nhãn cầu đánh ngang sang trái, khi đứng ngã về bên trái, ngón tay lệch về bên trái. § Thường nghiệm pháp này dùng để khảo sát chức năng tiền đình hai bên ở những BN bị điếc hoàn toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2