intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương 11: Công nghệ hàn kim loại và hợp kim

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

159
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chương 11: Công nghệ hàn kim loại và hợp kim bao gồm những nội dung về tính hàn của kim loại; kỹ thuật hàn thép, hàn gang, hàn nhôm và hợp kim nhôm. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này, với các bạn chuyên ngành Hàn thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 11: Công nghệ hàn kim loại và hợp kim

  1. CHƯƠNG XI CÔNG NGHỆ HÀN KIM LOẠI VÀ HỢP  KIM Tính hàn của kim loại. Hiện nay chưa có một định nghĩa chung về tính  hàn cho tất cả các kim loại và hợp kim, và  đồng thời khó tiêu chuẩn hoá tất cả các  phương pháp thử tính hàn của chúng. Nhưng ta  có thể hiểu tính hàn như sau 
  2. Tính hàn của kim loại là tổng hợp các tính  chất và phương pháp để hàn chúng, bảo đảm  cho sau khi hàn, ta được mối hàn có chất  lượng phù hợp với yêu cầu. Để đánh giá kim  loại hàn dễ hay khó, người ta phân biệt ở chỗ  : chúng có khả năng hàn ở các phương  pháp hay không, có cần dùng đến những biện  pháp kỹ thuật phức tạp để nhận được chất  lượng mối hàn cao không. Đối với thép người  ta phân chia ra những nhóm sau.
  3. 1. Tính có thể hàn tốt. Là những thép có thể hàn được bằng tất cả  các phương pháp, không cần đến biện pháp  công nghệ đặc biệt. 2. Tính có thể hàn hợp quy cách. Là khi hàn đạt được chất lượng mối hàn cao,  nhưng cần phải tuân theo 1 số quy trình công  nghệ nhất định, và phải dùng que hàn phụ,  đặc biệt là phải làm sạch  cẩn thận , nhiệt độ trong quá trình hàn bình  thường. 
  4. 3. Tính có thể hàn có giới hạn. Là khi hàn đạt được chất lượng bình  thường, trong quá trình hàn phải sử dụng các  biện pháp đặc biệt như thuốc hàn, nung  nóng sơ bộ, nhiệt luyện …
  5. 4. Tính có thể hàn không tốt. Là những thép khi hàn phải sử dụng 1 số  phương pháp công nghệ đặc biệt, nhưng  chất lượng mối hàn vẫn không đạt yêu cầu  mong muốn. Trước đây người ta nghĩ rằng có một số kim  loại không có tính hàn, nghĩa là không hàn  được. Sự xuất hiện những phương pháp hàn  mới đã khảng định rằng, không có 1 kim loại  nào là không hàn được bằng phương pháp  này hay phương pháp khác.
  6. Hàn thép . I. Hàn thép Các bon . 1. Thép các bon thấp được dùng rộng rãi  nhất, có tính ghàn tốt vì vậy trong khi hàn  không cần yêu cầu biện pháp công nghệ đặc  biệt. Trong quá trình hàn chỉ cần tránh sinh ra  biến dạng là được.
  7. 2. Thép các bon trung bình có tính hàn hơi  kém, hàn  xong bị giòn, cường độ tăng cao  tính dẻo hạ thấp, đôi khi xung quanh mối hàn  có thể sinh ra hiện tượng nứt rạn …vv. Vì  vậy, trước khi hàn phải gia nhiệt vật hàn,  nhiệt độ gia nhiệt căn cứ vào hàm lượng các  bon mà quyết định. Hơn nữa phải hàn bằng  que hàn có cường độ cao, thuốc hàn hợp lý,  hàn xong cần nhiệt luyện để loại bỏ ứng lực  làm tăng cơ tính mối hàn.
  8. 3. Thép các bon cao, có tính hàn rất kém  nói chung không thể hàn được. Vì hàm  lượng các bon cao dễ hình thành tổ chức tôi  lửa độ cứng cao tính dẻo thấp vì vậy khi hàn  thép các bon cao cần phải gia nhiệt từ 260 –  4400C, nhiệt độ ram từ 550 – 6000C.
  9. II. Hàn thép hợp kim. Theo cấu trúc thép hợp kim chia làm bốn nhóm. 1.Thép Péclit.  Thép này là loại thép hợp kim thấp và trung bình hàm  lượng các bon từ 0.12 – 0.4% tổng hàm lượng các  nguyên tố hợp kim từ 4 – 6%. Đặc điểm khi hàn thép loại  này cần tăng cường độ dòng  điện hàn, giảm tốc độ hàn dùng hàn nhiều lớp và nung  nóng sơ bộ 2.Hàn thép Mactenxit. Thép này chứa nhiều nguyên  tố hợp kim và các bon. Hàn thép này dùng phương  pháp hàn hồ quang nung nóng sơ bộ và nhiệt luyện  sau khi hàn.
  10.  3.Hàn thép Ostenit.  Thép này có hàm lượng các nguyên tố  hợp kim cao  mà lượng các bon ít, có độ bền  độ dai và tính chống gỉ cao người ta có thể  hàn bằng mọi phương pháp sau khi hàn xong  phải nhiệt luyện. Khi hàn thép này bằng hồ quang cần phải  đảm bảo thực hiện quá trình nhanh, đặc biệt  cường độ dòng điện không được lớn. Khi  hàn tốt nhất là phương pháp đấu nghịch  cường độ dòng điện một chiều.
  11. Cường độ dòng điện có thể tính theo công thức  sau. I = (25 – 35)d  d. Là đường kính que hàn (mm). Cách đưa que hàn nên dùng kiểu đường thẳng đồng  thời dùng hồ quang ngắn để hàn. Khi hàn nhiều lớp  nên đợi sau khi mối hàn thứ nhất đã nguội mới hàn  lớp thứ hai. Khi kim loại nền có chiều dày nhỏ hơn  1.5mm thì nên hàn trên tấm đệm đồng để tăng tốc  độ nguội của vật hàn và tránh khỏi bị cháy thủng. Nên tránh hàn thép loại này bằng phương  pháp hàn khí, nó chỉ cho phép hàn những ống nhỏ.
  12. 4. Hàn thép cacbit.  Loại thép này khi nguội rất giòn, tính hàn rất  xấu nên trong quá trình hàn cần tiến hành với  tốc độ chậm, gia nhiệt trước khi hàn và nhiệt  luyện sau khi hàn III . Hàn gang .            Gang được ứng dụng rộng rãi trong ngành  chế tạo cơ khí, thông thường kích thước vật  đúc tương đối lớn, khi đúc thường sinh ra lỗ  ngót, lỗ cát..vv. 
  13. Đồng  thời trong quá trình sử dụng các cấu  kiện gang bị mòn cho nên việc hàn vá gang có  giá trị kinh tế lớn. Khó khăn khi hàn gang. Dễ bị nứt và thành  thể gang trắng khó gia công cơ cho nên khi  hàn vá gang thường nung nóng trước khi hàn.  Sau khi hàn để nguội dùng que hàn có tính  dẻo tương đối tốt để đề phòng sinh ra thể  gang miệng trắng 
  14. 1 . HaØn nóng gang. Phương pháp hàn nóng gang dùng để  hàn những chi tiết quan trọng bằng gang và  những kết cấu phức tạp. Nó có thể tạo gia  một khu vực hàn  có tổ chức gang miệng xám  tiêïn cho việc gia công cơ. Hàn nóng gang gồm: làm sạch trước khi  hàn, nung nóng trước khi hàn, hàn vá và gia  nhiệt sau khi hàn.
  15. a. Làm sạch trước khi hàn. Nếu cần hàn vá cho những lỗ ngót lỗ cát  hoặc khuyết tật vật đúc thì chỗ hàn nên khoét  thành dạng đề đặn và khoét sâu thích đáng  (Hình X­142).  Hình X­142 Làm sạch trước khi hàn .
  16. Nếu trên vật đúc cần hàn vá có đường nứt  trước hết phải dùng kính phóng đại để kiểm  tra hai đầu đường nứt, ở cách hai đầu đường  nứt 10 mm khoan hai lỗ nhỏ 3 – 5 mm (Hình X­143)  Để tránh cho những  10 đường nứt không nứt  O3-5 dài thêm khi gia công  cạnh vát và khi nung  nóng  Hình X­143 . Khoan lỗ ở hai đầu vết nứt.
  17. Với chiều dày kim loại nền nhỏ hơn 8 mm  không cần vát cạnh, lớn hơn 8 mm nên vát  cạnh như hình vẽ. (Hình X­130) 0 70-90 0 70-90 3 2 Hình X­144  Vát cạnh hình chữ V và vát  cạnh hình chữ X
  18. b. Nung nóng trước khi hàn. Nung nóng trước khi hàn. Là một trong những điều  chủ yếu của hàn gang cần phải nắm tốc độ nung  nóng và thời gian nung nóng. Đối với vật đúc kết  cấu thông thường thời gian nung nóng  1 – 2 giờ.  Vật đúc phức tạp 3 – 4 giờ. Nếu nung nóng quá  nhanh có thể làm cho vật đúc sinh ra đường nứt  mới. Nhiệt độ nung nóng nên khống chế 600 –  650% C (màu đỏ thẫm). Nếu nhiệt độ nung nóng  quá thấp khó tránh rạn nứt và tổ chức gang miệng  trắng. Nếu nung nóng quá cao dễ bị biến dạng vì  cường độ của vật đúc giảm xuống rất nhiều. 
  19. c. Hàn vá.  Suốt trong quá trình hàn vá phải đảm bảo  vật đúc 500 – 6500C. Do đó ngoài chỗ bị hàn  vá còn tất cả phải dùng tấm amiăng phủ lên  tránh nhiệt độ giảm xuống. Khi hàn vá có  thể áp dụng hàn bằng hồ quang cực kim loại  hoặc cực các bon. Khi hàn bằng hồ quang cực kim lọai áp dụng  công thức sau I = (30 – 40)d.  d. là đường kính que hàn mm.
  20. Nếu nhiệt độ vùng nóng chảy quá cao dễ làm cho các  bon và Si bị đốt cháy nhiều lúc này nên giảm cường độ  dòng điện cho thích đáng. Khi hàn bằng hồ quang cực các bon có thể hàn  bằng que hàn trần, thuốc hàn thường là bôrắc 100% … vv. Cường độ dòng điện cho hơi lớn hơn cường độ  dòng điện cực kim loại dùng phương pháp đấu thuận  dòng một chiều. Dù hàn bằng hồ quang cực kim loại hay cực các  bon khi hàn vá đều không được đứt đoạn giữa chừng  cần phải hàn liên tục. Đồng thời trong khi hàn không  cho phép lật vật hàn nếu cần thiết lật phải để cho  gang nguội gần tới 4000C. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2