intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cung cấp điện: Phần 2 - Trường Đại học Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Cung cấp điện: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tính toán ngắn mạch; Lựa chọn các thiết bị cung cấp điện; Chất lượng điện năng; Chiếu sáng công nghiệp; Độ tin cậy cung cấp điện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cung cấp điện: Phần 2 - Trường Đại học Thái Bình

  1. CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH 6.1. KHÁI NIỆM VỀ NGẮN MẠCH 6.1.1. Khái niệm Phân tích ngắn mạch là một phần quan trọng trong giải tích hệ thống điện. Bài toán ngắn mạch bao gồm việc xác định điện áp tại các nút và dòng điện chạy trên các nhánh trong quá trình xảy ra ngắn mạch. Ngắn mạch trong hệ thống điện được chia thành ngắn mạch 3 pha đối xứng (balanced faults) và ngắn mạch không đối xứng (unbalanced faults). Ngắn mạch không đối xứng gồm ngắn mạch một dây chạm đất, ngắn mạch hai dây không chạm đất, ngắn mạch hai dây chạm đất. Các thông tin có được từ bài toán ngắn mạch sẽ phục vụ cho công việc chỉnh định rơle và chọn lựa thiết bị bảo vệ. Biên độ của dòng điện ngắn mạch phụ thuộc vào tổng trở của khép kín qua điểm xảy ra ngắn mạch và điện áp của mạng điện. Tổng trở trong bài toán ngắn mạch bao gồm cả tổng trở quá độ của các máy phát trong lưới (bao gốm thành phần siêu quá độ, quá độ và ở trạng thái tĩnh). Chính vì vậy một trong những vấn đề khó của bài toán ngắn mạch là thành lập ma trận tổng trở hay tổng dẫn. Trong cung cấp điện ngắn mạch một pha chạm đất là ngắn mạch có xác suất xảy i t Hình 6.1: Dạng sóng dòng điện ngắn mạch ra lớn nhất (khoảng 65%) và ngắn mạch ba pha có xác suất thấp nhất (khoảng 5%). Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích hai dạng này bởi các ảnh hưởng của nó là đáng kể đến tình trạng làm việc của hệ thống điện. Mặc khác việc tính toán ngắn mạch một pha tương đối phức tạp hơn so với ngắn mạch ba pha, nên trong thực tế thiết kế người ta hay dùng kết quả của bài toán ngắn mạch ba pha đối xứng. Dạng sóng dòng điện ngắn mạch xảy ra trong hệ thống điện có dạng như hình 6.1. Từ dạng sóng hình 6.1 chúng ta thấy rằng dòng điện ngắn mạch bao gồm hai thành phần là thành phần không chu kỳ có dạng hàm mũ giảm dần và thành phần có chu kỳ không đổi (trong tính toán chúng được xem như có biên độ không đổi). Vì tính toán ngắn mạch chúng ta phải kể đến cả máy biến áp và máy phát trong lưới, nghĩa là chúng ta phải tính toán với nhiều cấp điện áp khác nhau. Điều này sẽ phức tạp khi tính trong hệ đơn vị có tên thông thường, do đó khi tính ngắn mạch người ta thường qui đổi về cùng một cấp điện áp thông qua việc sử dụng hệ đơn vị tương đối (hệ đơn vị không tên). - 86 -
  2. Nguyên nhân ngắn mạch: Nguyên nhân chung và chủ yếu của ngắn mạch là do cách điện bị hỏng. Lý do cách điện bị hỏng có thể là: bị già cỗi khi làm việc lâu ngày, chịu tác động của nhiệt độ… Hậu quả của ngắn mạch: Phát nóng cục bộ rất nhanh, nhiệt độ cao, gây cháy nổ. Gây sụt áp lưới điện, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của máy móc thiết bị Gây ra mất ổn định hệ thống điện do các máy phát bị mất cân bằng công suất, quay theo những vận tốc khác nhau. Mục đích tính toán ngắn mạch: Lựa chọn các trang thiết bị điện phù hợp, chịu được dòng điện trong thời gian tồn tại ngắn mạch. Tính toán hiệu chỉnh bảo vệ rơle. Lựa chọn sơ đồ thích hợp làm giảm dòng ngắn mạch. Lựa chọn thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch. Những bài toán liên quan đến tính toán dòng ngắn mạch: Lựa chọn sơ đồ mạch cung cấp điện, nhà máy điện. Lựa chọn thiết bị điện và dây dẫn. Thiết kế chỉnh định bảo vệ rơle. Tính toán quá điện áp trong hệ thống điện. Tính toán nối đất. Nghiên cứu ổn định hệ thống điện. 6.1.2. Phân loại ngắn mạch Ngắn mạch gián tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian, gồm điện trở do hồ quang điện và điện trở của các phần tử khác trên đường đi của dòng điện từ pha này đến pha khác hoặc từ pha đến đất. Điện trở hồ quang điện thay đổi theo thời gian, thường rất phức tạp và khó xác định chính xác. Theo thực nghiệm: 1000.l R (6.1) I Trong đó: I - dòng ngắn mạch [A] l - chiều dài hồ quang điện [m] Ngắn mạch trực tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian rất bé, có thể bỏ qua (còn được gọi là ngắn mạch kim loại). Ngắn mạch đối xứng: là dạng ngắn mạch vẫn duy trì được hệ thống dòng, áp 3 pha ở tình trạng đối xứng. Ngắn mạch không đối xứng: là dạng ngắn mạch làm cho hệ thống dòng, áp 3 pha mất đối xứng. - 87 -
  3. - Không đối xứng ngang: khi sự cố xảy ra tại một điểm, mà tổng trở các pha tại điểm đó như nhau. - Không đối xứng dọc: khi sự cố xảy ra mà tổng trở các pha tại một điểm không như nhau. Sự cố phức tạp: là hiện tượng xuất hiện nhiều dạng ngắn mạch không đối xứng ngang, dọc trong hệ thống điện. Ví dụ: đứt dây kèm theo chạm đất, chạm đất hai pha tại hai điểm khác nhau trong hệ thống có trung tính cách đất. Ký hiệu và xác xuất xảy ra các dạng ngắn mạch: Bảng 6.1: Các loại ngắn mạch 6.2. MÔ HÌNH THAY THẾ CÁC PHẦN TỬ TRONG TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH 6.2.1. Ngắn mạch tại thanh cái hạ áp MBA Ngắn mạch tại thanh cái MBA dùng để chọn CB hạ áp bảo vệ cho TBA. Trong một số trường hợp, kết quả ngắn mạch này dùng để tính toán phối hợp bảo vệ giữa CB hạ áp và cầu chì trung thế FCO bảo vệ cho MBA. Trong quá trình tính toán, chỉ xét tổng trở MBA, bỏ qua các thành phần khác trong HT. U1f In 0 Hình 6.2: Sơ đồ tính ngắn mạch tại TC hạ áp - 88 -
  4. Tổng trở MBA: U n U n % .U 1 f 1 Z BA   . (6.2) I1 f 100 I1 f Dòng ngắn mạch sơ cấp: U1 f 100 I n1   .I1 f (6.3) Z BA U n% Dòng ngắn mạch thứ cấp: U1 f I2 f 100 I n 2  I n1.  I n1 .  .I 2 f (6.4) U2 f I1 f U n% Ví dụ: Tính dòng ngắn mạch tại thanh cái thứ cấp của MBA 400KVA, 242/420V, un% = 4%. 6.2.2. Ngắn mạch tại 1 điểm trên lưới hạ thế a. Sơ đồ tính toán Z HT  RHT  jX HT Hệ thống hay MF Máy biến áp Z BA  RBA  jX BA Dây dẫn Z d  Rd  jX d CB Z CB  jX CB Thanh cái Z TC  jX TC CB Z CB  jX CB Dây dẫn Z d  Rd  jX d Thanh cái ZTC  jX TC CB Z CB  jX CB Thanh cái ZTC  jX TC CB Z CB  jX CB Hình 6.2: Sơ đồ tính ngắn mạch tại tại một điểm trên lưới hạ áp b. Các giá trị tổng trở * Tổng trở hệ thống - quy đổi về thứ cấp MBA Tổng trở hệ thống được xác định dựa vào công suất ngắn mạch 3 pha – do ngành điện xác định: - 89 -
  5. 2 U2 Z HT  , X HT  Z HT , RHT  0.15 X HT (6.5) Sn Với U2: Điện áp định mức thứ cấp Với Sn: Công suất ngắn mạch hệ thống * Tổng trở máy phát - quy đổi về thứ cấp MBA Tổng trở máy phát được xác định dựa vào giá trị điện kháng siêu quá độ của máy phát: 2 U2 '' X MF x d (6.6) S MF Với U2: Điện áp định mức thứ cấp của MBA SMF: Công suất định mức máy phát x’’d: Điện kháng siêu quá độ – có trong lý lịch máy * Tổng trở MBA – quy về thứ cấp Pn RBA  2 (6.7) 3I 2 2 U n% U 2 Z BA  . (6.8) 100 S BA ΔPn : Công suất tổn hao ngắn mạch Un%: Điện áp ngắn mạch % U2, I2: Điện áp, dòng điện định mức thứ cấp * Tổng trở dây dẫn Giá trị r0:  r0  (6.9) F Giá trị x0: Được cho theo nhà chế tạo + F < 50mm2: x0 = 0 + Không cho số liệu: x0 = 0.08mΏ/m * Tổng trở CB, thanh góp Tổng trở CB: xCB  0.15m / CB (6.10) Tổng trở thanh góp: xTG  0.15m / m (6.11) - 90 -
  6. Ví dụ: Tính toán ngắn mạch tại các điểm N1, N2, N3 như hình vẽ: 6.3. TÍNH NGẮN MẠCH TRONG HỆ ĐƠN VỊ CÓ TÊN 6.3.1. Đặt vấn đề Hình 6.3: Sơ đồ tính ngắn mạch tại một điểm trên lưới hạ áp Khi ngắn mạch tại điểm trên hình vẽ, chúng ta thấy rằng: Các dòng ngắn mạch ở từng cấp điện áp thì khác nhau. Các tổng trở của các phần tử ở từng cấp điện áp khác nhau thì khác nhau. Do đó, để tính toán ngắn mạch tại một điểm trong hệ thống có nhiều cấp điện áp, một trong các biện pháp để tính toán là cần quy đổi các phần tử về 1 cấp điện áp chung. 6.3.2. Quy đổi các phần tử từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác - 91 -
  7. Hình 6.4: Sơ đồ tính ngắn mạch tại một điểm trên lưới hạ áp Xét MBA có tỉ số biến áp định mức k, khi đó: U1 k (6.12) U2 Khi đó, có thể quy đổi các đại lượng từ thứ cấp sang sơ cấp hoặc ngược lại theo các công thức sau: ' I2  1/ k (6.13) I2 ' Z2  k2 (6.14) Z2 Với I2, Z2 dòng điện và tổng trở thứ cấp của MBA. Với I2’, Z2’ dòng điện và tổng trở thứ cấp của MBA đã được quy đổi về sơ cấp. 6.3.3. Tính toán ngắn mạch Giả sử cần tính ngắn mạch trong hệ thống có nhiều cấp điện áp: Bước 1 – Chọn 1 cấp điện áp trong các cấp điện áp- Ecb Bước 2 – Thành lập sơ đồ thay thế ở cấp điện áp đã chọn MBA 1 MBA 2 Ecb Z1-cb Z2-cb Z3-cb Z4-cb Z5-cb Ecb Inm-cb Ztd-cb Hình 6.4: Sơ đồ tính ngắn mạch tại tại một điểm trên lưới hạ áp - 92 -
  8. Bước 3 – Tính tổng trở tương đương tại vị trí ngắn mạch Bước 4 – Tính dòng ngắn mạch cơ bản: Ecb I nm  (6.15) Z td cb Chú ý: Ecb, Inm-cb: giá trị pha Bước 5 – Quy đổi dòng ngắn mạch cơ bản về dòng ngắn mạch tại từng cấp điện áp MBA 1 MBA 2 Inm1 Inm2 Inm3 Hình 6.5: Sơ đồ tính ngắn mạch tương đương Ví dụ: Tính dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm N1 và N2 như hình vẽ 115/10.5 kV AC-95, l=70km AC-50, l=5.3km ~ Pn= 950MVA Sdm = 6.3MVA Uk%= 10.5 % Chọn cấp điện áp cơ bản là 10.5kV AC-95 có r0 = 0.33, x0 = 0.415. AC-50 có r0 =0.64, x0 =0.392 6.4. TÍNH NGẮN MẠCH TRONG HỆ ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐỐI 6.4.1. Khái niệm Khi tính toán qui đổi về hệ đơn vị tương đối chúng ta phải chọn các đại lượng cơ bản như điện áp cơ bản Ucb, công suất cơ bản Scb. Từ hai giá trị cơ bản này chúng ta tính các giá trị dòng điện và điện kháng cơ bản như sau: S cb I cb  3U cb S cb X cb  3I cb Trong tính toán chúng ta thường chọn giá trị của công suất cơ bản là các giá trị đơn giản cho việc tính toán (10MVA, 100MVA, 1000MVA,…), còn điện áp cơ bản - 93 -
  9. thường được chọn bằng giá trị điện áp định mức trung bình của mạng có cấp điện áp phổ biến. Từ đây chúng ta qui đổi các đại lượng về hệ đơn vị tương đối như sau: (trong giáo trình này chúng ta qui ước các đại lượng trong hệ đơn vị tương đối đều có dấu * ở trên góc phải của ký hiệu đại lượng) U E I S X S U*  ; E*  ; I*  ; S*  ; X*   cb2 X U cb U cb I cb S cb X cb U cb Trong một số trường hợp cụ thể các giá trị điện kháng trong hệ đơn vị tương đối được tính như sau: Hệ thống: S cb X ht *  Sn  HT Máy phát điện: " S cb X MF *  X d S MF Trong đó X”d là điện kháng siêu quá độ dọc trục Máy biến áp: U N % S cb Z BA*  100 S BA PN S cb RBA*  2 S BA UN% là điện áp ngắn mạch phần trăm của máy biến áp ba pha hai cuộn dây. Đường dây: S cb Rdd*  r0 .l 2 Ud Scb X dd*  x0 .l U d2 Kháng điện: * X K % I cb XK  100 I dmK trong đó, XK% và IđmK là điện kháng % và dòng điện định mức của kháng điện. 6.4.2. Các bước tính toán ngắn mạch trong hệ đơn vị tương đối Bước 1: Chọn hệ đơn vị cơ bản Bước 2: Tính toán giá trị điện áp hệ thống hay máy phát trong hệ đơn vị tương đối Bước 3: Tính toán các giá trị tổng trở trong hệ đơn vị tương đối - 94 -
  10. Bước 4: Tính giá trị tổng trở tương đối từ vị trí ngắn mạch tới nguồn ( hệ thống hay máy phát) Bước 5: Dòng ngắn mạch tương đối E* I n*  Z* Bước 5: Dòng ngắn mạch ở một hệ đơn vị cơ bản I ncb  I n* .I cb Ví dụ: Tính dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm N2 như hình vẽ Chọn cấp điện áp cơ bản là 10.5kV, Scb = 1000MVA AC-95 có r0 = 0.33, x0 = 0.415. AC-50 có r0 =0.64, x0 =0.392 6.4.3. Tính ngắn mạch khi có 2 nguồn Khi tính ngắn mạch trong hệ thống có 2 nguồn, ta dùng phép biến đổi tương đương. Xét hệ thống có 2 nguồn E1* và E2* như hình vẽ: Có thể biến đổi sơ đồ trên thành sơ đồ một nguồn - 95 -
  11. Với các công thức sau: 1 Y1*  Z 1* 1 Y2*  Z 2* Y12*  Y1*  Y2* 1 Z12*  Y 12* E1*.Y1*  E 2*.Y2* E12*  Y1*  Y2* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6 Câu 1: Trình bày khái niệm về ngắn mạch? Phân loại ngắn mạch? Câu 2: Trình bày mô hình thay thế các phần tử trong tính toán ngắn mạch? Câu 3: Nêu tính ngắn mạch trong hệ đơn vị có tên? Câu 4: Nêu tính ngắn mạch trong hệ đơn vị tương đối? Bài tập: Tính dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm N như hình vẽ: Chọn cấp điện áp cơ bản là 10.5kV, Scb = 100MVA. - 96 -
  12. CHƯƠNG 7: LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CUNG CẤP ĐIỆN 7.1. LỰA CHỌN, KIỂM TRA DÂY DẪN VÀ CÁP Trong hệ thống cung cấp điện, chúng ta có 3 phương pháp chủ yếu để lựa chọn tiết diện dây dẫn. Phương pháp thứ nhất, chọn theo mật độ kinh tế của dòng điện Jkt: Jkt (A/mm2) là số ampe lớn nhất trên 1mm 2 tiết diện. Tiết diện chọn theo phương pháp này sẽ có lợi về mặt kinh tế. Phương pháp thứ 2, chọn theo dòng phát nóng lâu dài cho phép Icp. Phương pháp này tận dụng hết khả năng tải của dây dẫn và cáp. Phương pháp thứ 3, chọn tiết diện theo điện áp cho phép ΔUcp , phương pháp này lấy chỉ tiêu chất lượng điện làm điều kiện tiên quyết. Theo Quy phạm trang bị điện Việt Nam năm 2006, có thể tóm tắt phạm vi sử dụng của các phương pháp lựa chọn dây dẫn theo bảng dưới đây. Lưới điện Jkt Icp ΔUcp >22kV Sử dụng Jkt, kiểm tra lại theo Icp hay ΔUcp 1-22kV So sánh kinh tế giữa Jkt và Δucp kiểm tra lại theo Icp Sử dụng ΔUcp, kiểm tra lại theo Icp
  13. Trong khi đó, xét về phương diện kỹ thuật, một vấn đề mà người thiết kế cần quan tâm là hiệu suất của đường dây trong quá trình vận hành. Cụ thể hơn, đó chính là tổn thất điện năng của đường dây, xét trong một năm. CA  c0 A Trong đó : C∆A – Chi phí tổn thất điện năng ∆A – tổn thất điện năng C0 : giá thành 1 kWh Về mặt lý thuyết, sinh viên có thể chứng minh được là chi phí C∆A sẽ tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn F. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần xác định được một giá trị tiết diện dây dẫn, gọi là tiết diện kinh tế Fkt sao cho: (M  C A ) có giá trị nhỏ nhất. Fkt này được xác định dựa vào giá trị mật độ dòng điện kinh tế Jkt phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia. Ở Việt Nam, giá trị Jkt được xác định theo bảng sau: Bảng 7.1: Quy phạm trang bị điện Việt Nam 2006 b. Trình tự tính toán Fkt: 1. Căn cứ vào loại dây định dùng (dây dẫn hay cáp), vật liệu (Al, Cu), và trị số Tmax xác định Jkt. 2. Xác định trị số dòng điện lớn nhất chạy trên các đọan dây: Si Ii  3U đm 3. Xác định tiết diện kinh tế từng đoạn: - 98 -
  14. Ii Fkt .i  J kt 4. Căn cứ vào trị số Fkt.i tính được, tra sổ tay tìm tiết diện tiêu chuẩn gần nhất bé hơn. 5. Kiểm tra lại tiết diện theo Icp hay ∆Ucp Ví dụ: Lựa chọn dây dẫn cung cấp cho các tải như hình vẽ: Sử dụng dây nhôm trần:25,35,50,70,95,120,150,185,240,300 mm2 7.1.2. Chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép a. Tổn thất điện áp cho phép Tổn thất điện áp cho phép trong từng trường hợp phụ thuộc vào yêu cầu của loại hình phụ tải, kể cả khi khởi động các động cơ điện và có tính đến sự phát triển của phụ tải trong tương lai, nhất là đối với đường cáp ngầm. Theo Nghị định của Chính phủ số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật điện lực, có quy định bên bán điện phải đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho bên mua điện theo tiêu chuẩn sau đây: “…Về điện áp: trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thoả thuận. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%;…” Như vậy, khi thiết kế, nếu không có quy định nào đặc biệt, người thiết kế có thể lấy giới hạn là ∆Ucp % = ± 5% so với điện áp định mức. Một số giá trị điện áp định mức là 400V, 15 kV, 22 kV, 35 kV, 66kV, 110 kV, …. b. Cơ sở chọn dây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép Tổn hao điện áp trên đường dây được xác định theo công thức sau: - 99 -
  15. PR  QX PR QX U     U R  U X U U U Trong đó: P, Q là công suất truyền tải trên đường dây; R, X là điện trở và điện kháng đường dây; U có thể là giá trị điện áp định mức đường dây. Trong thực tế, người ta thấy rằng giá trị x0 (Ω/km) thông thường có giá trị sau:  Trung thế 10, 15, 22 kV : 0.4 /km  Hạ thế < 1 kV : 0.08 m/m Do đó, bỏ qua sai số, ta xác định được x0, từ đó xác định được X, xác định được ∆UX, … và cuối cùng là xác định được tiết diện F cần thiết thỏa mãn tổn thất điện áp cho trước. c. Trình tự xác định tiết diện theo tổn thất điện áp cho phép. 1. Tùy theo giá trị điện áp, xác định giá trị x0 2. Xác định được tổn thất điện áp của điện kháng: QX U X  U 3. Cho giá trị tổn thất điện áp cho phép ΔU= ΔUcp , xác định được tổn thất do điện trở: U R  U cp  U X 4. Xác định được điện trở dây dẫn: PR U R .U U R  R U P 5. Xác định được tiết diện dây dẫn:  .L F R Cu = 18.84 [.mm2/km] Al = 31.50 [.mm2/km] - 100 -
  16. Ví dụ: Lựa chọn dây dẫn cung cấp cho phụ tải, sử dụng dây nhôm trần. Cho tổn thất điện áp cho phép là 5%. Uđm = 10kV. Trong trường hợp đường dây có nhiều nhánh, sử dụng các công thức sau đây: x0 U X  U Q li i  F UU R  Pl i i Trong đó, chỉ số i tương ứng các đại lượng của nhánh thứ i trong sơ đồ. Ví dụ: Lựa chọn dây dẫn cung cấp cho các tải như hình vẽ: Cho tổn thất điện áp toàn tuyến là 3%, sử dụng dây nhôm. 7.1.3. Chọn theo điều kiện phát nóng Mỗi loại dây dẫn đều có một giá trị dòng điện làm việc giới hạn gọi là dòng điện cho phép Icp. Nếu giá trị dòng điện tính toán nhỏ hơn giá trị dòng cho phép này thì dây dẫn sẽ làm việc an toàn. Giá trị dòng điện cho phép này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ phương pháp lắp đặt, số pha, vật liệu chế tạo, vật liệu cách điện. Một điểm cần lưu ý nữa là các yếu tố như nhiệt độ môi trường, tình trạng lắp đặt cũng ảnh hưởng đến khả năng mang tải của dây dẫn. Phương pháp chọn dây dẫn theo dòng điện cho phép sẽ được trình bày theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52, chủ yếu áp dụng cho lưới hạ áp. - 101 -
  17. a. Các phương thức lắp đặt: Tình trạng Cách lắp đặt Gắn Gắn cố Đường Đường Máng Thang Trên Dây không định ống dẫn (treo cáp cáp, khay sứ đỡ cố định trực trên mép cáp, tiếp nhà) congxom cáp Dây trần - - - - - - + - Dây bọc cách - - + + + - + - điện Dây bọc vỏ (sắt và cách điện khoáng chất): + + + + + + 0 + -Cáp đa lõi 0 + + + + + 0 + -Cáp 1 lõi Bảng 7-2: Tiêu chuẩn IEC 60364-5-52: Các phương pháp lắp đặt dây dẫn. Trong đó: +: cho phép lắp đặt -: không cho phép lắp đặt 0: có thể được phép lắp đặt. Tình trạng Cách lắp đặt Gắn Gắn Đường Đường Máng Thang Trên Dây không cố cố ống dẫn(treo cáp cáp, khay, sứ đỡ định định trên mép congxom tường) cáp Trong các 40,46,15 0 15,16 0 43 30,31,32 - - khoảng 16 41,42 33,34 trống của toà nhà Kênh cáp 56 56 54,55 0 44,45 30,31,32 - - 33,34 Chôn dưới 72,73 0 70,71 - - 70,71 0 - đất Đi trong 57,58 3 1,2,59 50,51,52 44,45 0 - - kết cấu 60 53 Gắn trên - 20,21 4,5 6,7,8,9,12,13 6,7,8,9 30,31,32 36 - bề mặt 14,22,23 33,34 Trên không - - 0 10,11 - 30,31,32 36 35 33,34 Nằm trong 80 80 0 - 0 0 - - nước Bảng 7-3: Tiêu chuẩn IEC 60364-5-52: Các phương pháp lắp đặt dây dẫn. Trong đó: 0: Không sử dụng trong thực tế -: Không cho phép - 102 -
  18. 1, 2, 3, ..: Số thứ tự các phương pháp lắp đặt, được cho trong bảng 7-3. STT Hình minh họa Tên tiếng việt Hình thức Phương thức đi dây Dây dẫn cách điện hoặc 1 cáp một lõi đi trong ống In ducts A1-insulating partitions trong tường cách nhiệt Cáp nhiều lõi đi trong ống 2 In ducts A2- insulating partitions trong tường cách nhiệt Cáp nhiều lõi đi trực tiếp 3 Directly A1-insulating partitions trong tường cách nhiệt "B1-on a wooden partition; Dây dẫn cách điện hoặc circuits adjacent" cáp một lõi đi trong ống "B1-on a wooden partition; trên tường gỗ,hoặc bê circuits spaced out" 4 In ducts tông hoặc trên không "B1-on a masonry partition; khoảng cách đặt nhỏ hơn circuits adjacent" 0.3 lần đường kính của nó "B1-on a masonry partition; circuits spaced out" "B2-on a wooden partition; circuits adjacent" Cáp nhiều lõi đi trong ống "B2-on a wooden partition; trên tường gỗ,hoặc bê circuits spaced out" 5 tông hoặc trên không In ducts "B2-on a masonry partition; khoảng cách đặt nhỏ hơn circuits adjacent" 0.3 lần đường kính của nó "B2-on a masonry partition; circuits spaced out" "B1-on a wooden partition; Dây dẫn cách điện hoặc circuits adjacent" cáp một lõi đi trong máng 6 In troughs "B1-on a wooden partition; cáp trên tường gỗ theo circuits spaced out" chiều ngang Dây dẫn cách điện hoặc cáp một lõi đi trong máng B1-buried in floors 7 In troughs cáp trên tường gỗ theo chiều dọc - 103 -
  19. Dây dẫn cách điện hoặc B1-suspended 8 cáp một lõi đi trong máng In troughs cáp được treo lơ lửng Cáp nhiều lõi đi trong B2-suspended 9 máng cáp được treo lơ In troughs lửng Dây dẫn cách điện hoặc 12 cáp một lõi đi âm trong Directly A1-in moudings cột Dây dẫn cách điện hoặc B1-in slotted skirting-boards 13 cáp một lõi đi trong nền Directly móng Cáp nhiều lõi đi trong ống B2-in slotted skirting-boards 14 Directly dầm Dây dẫn cách điện trong ống hoặc cáp một lõi hoặc 15 In ducts A1-in architraves cáp nhiều lõi đi trong dầm đầu cột Dây dẫn cách điện trong ống hoặc cáp một lõi hoạc 16 In ducts A1-in window frames cáp nhiều lõi đi trong khung của sổ Cáp một lõi hay cáp nhiều "C-on a wooden partition; lõi được lắp đặt trên giá circuits spaced out" 20 đở hay được đặt nhỏ hơn Directly "C-on a wooden partition; 0.3 đường kính cáp tới circuits adjacent" tường gỗ "C-under a wooden ceiling; Dây đơn hay cáp nhiều lõi circuits adjacent" 21 Directly đặt trưc tiếp dưới trần gỗ "C-under a wooden ceiling; circuits spaced out" - 104 -
  20. Cáp đơn và cáp nhiều lõi on unperforated 30 C đi trên máng đơn shelves E-circuits touching E-circuits spaced out on perforated Cáp đơn và cáp nhiều lõi E-alone 31 horizontal đi trên máng có lỗ F-touching, in a ribbon shelves cable F-in close trefoil formation E-circuits touching E-circuits spaced out Dây cáp một lõi hay cáp on brackets or E-alone 32 nhiều lõi đi trên giá đỡ wire meshes F-touching, in a ribbon hay trên lưới thép cable F-in close trefoil formation Dây cáp một lõi hay cáp nhiều lõi đi đặt cách spacing on the 33 E tường lớn hơn 0.3 lần partition > 0.3D đường kính của cáp E-circuits touching E-circuits spaced out Dây cáp một lõi hay cáp E-alone 34 on cable ladders nhiều lõi đi trên thang F-touching, in a ribbon cable F-in close trefoil formation On brackets or Cáp một lõi hay nhiều lõi, wire meshes F-touching,in a ribbon cable 35 được treo bằng giá đỡ Suspended from F-in close trefoil formation hoặc bằng lưới. a supension cable Dây trần hoặc dây cách Uncovered G-horizontably 36 điện được đặt trên vật ,space out. G-vertically cách điện B2-in close cable troughs Cáp một lõi hoặc nhiều v20De B2-in air space v20De B2-in close cable troughs Dây dẫn cách điện trong 42 v20De B1-in open or ventilated cable troughs - 105 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1