Bài giảng Đại cương hệ nội tiết - BS. Lê Quốc Tuấn
lượt xem 2
download
Bài giảng Đại cương hệ nội tiết gồm các nội dung chính sau: Tương tác hormon và thụ thể; trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến đích; điều hòa bài tiết hormon; trình bày hoạt động của hormon giáp và tụy. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đại cương hệ nội tiết - BS. Lê Quốc Tuấn
- ĐẠI CƯƠNG HỆ NỘI TIẾT Le Quoc Tuan, MD Intenal Medicine Diagnostic Imaging Human Physiology Medical Biochemistry Ben Tre Province, Viet Nam
- NỘI DUNG 1 Tương tác hormon và thụ thể 2 Trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến đích 3 Điều hòa bài tiết hormon 4 Trình bày hoạt động của hormon giáp & tụy BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- KHÁM PHÁ LỊCH SỬ • Hoạt động ngoại tiết biết đến lâu đời bởi Hippocrates và người La Mã cổ đại. • Hoạt động nội tiết được khám phá trễ hơn, lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 20. • Người đầu tiên nói về “internal secretions” Brown-Sequard (phóng thích chất tiết vào máu) là nhà sinh lý học Pháp Brown-Sequard (1817-1894). • Năm 1905, các chất “internal secretions” được nhà sinh lý học Anh E.H. Starling (1866- 1927) gọi là "hormon". • Nội tiết được công nhận là một hệ cơ quan trong cơ thể, ngành “Endocrinology” ra đời và phát triển đến ngày nay. E. H. Starling BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- CHỨC NĂNG HỆ NỘI TIẾT • Tuyến nội tiết: không ống dẫn, hormon theo máu đến các mô đích --> tác động toàn thân. • Phối hợp hệ thần kinh thực hiện hoạt động điều hòa: (1) Điều hòa tăng trưởng (2) Điều hòa nội môi (3) Điều hòa sinh sản BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- 3 QUY LUẬT QUAN TRỌNG • Quy luật tương tác giữa hormon và thụ thể • Quy luật trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến nội tiết đích • Quy luật điều hòa tiết hormon BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- TƯƠNG TÁC HORMON – THỤ THỂ BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- TƯƠNG TÁC HORMON - THỤ THỂ Các thụ thể đều là protein, đặc hiệu với hormon tương ứng. Hormon được chia làm 2 nhóm: • Hormon tan trong nước: tác động lên thụ thể màng tế bào, làm thay đổi hoạt động của các protein đã có sẵn nên có tác động nhanh và chỉ trong thời gian ngắn. – Hormon catecholamine: từ tủy thượng thận – Hormon peptide/protein: hầu hết các hormon • Hormon tan trong lipid: thường tác động lên thụ thể nội bào, làm thay đổi biểu hiện gen và tổng hợp protein mới nên thường có tác động chậm và kéo dài hơn. – Hormon steroid: từ vỏ thượng thận (cortisol, aldosterone) và tuyến sinh dục (estrogen, progesterone, testosterone) – Hormon giáp (T3, T4) BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Thụ thể màng tế bào Có 3 nhóm thụ thể màng tế bào: • Thụ thể liên kết với kênh ion: thường gặp trong hoạt động của các tế bào thần kinh và dẫn truyền điện (tim, mô cơ). • Thụ thể liên kết với protein G (GPCR): thường gặp nhất trong hoạt động của các tế bào nột tiết. • Thụ thể liên kết với enzyme (như tyrosine kinase, serine kinase): thường gặp trong hoạt động của yếu tố tăng trưởng. Thụ thể liên kết với kênh ion Thụ thể liên kết với protein G (GPCR) Thụ thể liên kết enzyme BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Thụ thể nội bào Hormon tan trong lipid luôn có 2 kiểu tác động lên mô đích: • Qua thụ thể nội bào (cổ điển): kiểu tác động gennomic, chậm • Qua thụ thể màng: kiểu tác động non-genomic, nhanh BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Thụ thể màng & thụ thể nội bào BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Tổng hợp 4 loại thụ thể của ligand BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- TRỤC HẠ ĐỒI - YÊN - TUYẾN ĐÍCH BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- TRỤC HẠ ĐỒI - YÊN - TUYẾN ĐÍCH • Vùng hạ đồi: bài tiết các hormon điều khiển tuyến yên trước. • Tuyến yên trước: bài tiết các hormon điều khiển lên các tuyến đích như: giáp, thượng thận, vú, gan, sinh dục ... • Các tuyến đích: bài tiết các hormon thực hiện chức năng điều hoà các cơ quan và phản hồi ngược lên hạ đồi - tuyến yên. BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Tuyến yên • Là một tuyến nhỏ, nằm trong hố yên ở nền sọ, liên hệ trực tiếp với vùng hạ đồi (hypothalamus). • Gồm 2 phần: – Tuyến yên trước (bản chất là mô tuyến): tiết hormon kiểm soát các tuyến đích và hoạ động chuyển hóa của cơ thể. – Tuyến yên sau (bản chất là mô thần kinh): dự trữ và phóng thích hormon của vùng hạ đồi. BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Tuyến yên trước Bài tiết các loại hormon chính: • Hormon phát triển cơ thể GH (Growth Hormon) • Hormon hướng vỏ thượng thận ACTH (Adrenocorticotropin Hormon) • Hormon kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid Stimulating Hormon) • Hormon kích thích tuyến vú tiết sữa Prolactin • Hormon kích thích nang trứng FSH (Follicle Stimulating Hormon) • Hormon tạo hoàng thể LH (Luteinizing Hormon) BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Hormon GH Có 2 nhóm tác động chính: • Tác động trực tiếp : điều hòa chuyển hóa (đối kháng với insulin). • Tác động gián tiếp qua IGF-1: kích thích tăng trưởng tại các cơ quan. BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Tuyến yên sau Dự trữ 2 hormon do vùng hạ đồi tiết ra: • Hormon ADH (Antidiuretic Hormon) = AVP (Arginine Vasopressin): kích thích mở các kênh tái hấp thu nước tái ống thận. • Hormon Oxytocin: – Co cơ trơn tử cung: chuyển dạ và co hồi tử cung sau sinh – Co cơ trơn tuyến vú: đẩy sữa theo ống dẫn ra đầu núm vú BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Oxytocin & chức năng “tình yêu” Khi tiếp xúc với một đối tượng mà chúng ta yêu thích, có thể là một người, một cảnh đẹp, một bản nhạc, một bức tranh …. D (duplication), S (suckling), B (live birth) Cây tiến hóa cho thấy sự tạo gen oxytocin từ gen vasopressin (D) đã diễn ra 245 triệu năm trước khi có sự nuôi con bằng sữa (S) và 300 triệu năm trước khi có sự sinh con ở người (B). BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- Vùng hạ đồi (hypothalamus) Các hormon hạ đồi theo vòng tuần hoàn mạch cửa hạ đồi - tuyến yên, đến tuyến yên trước và thực hiện chức năng kiểm soát sự bài tiết các hormon tại đây: • TRH: kích thích tiết TSH • CRH: kích thích tiết ACTH • GnRH: kích thích tiết FSH và LH • GHRH: kích thích tiết GH • GHIH: ức chế tiết GH • PRH: kích thích tiết Prolactin • PIH: ức chế tiết Prolactin BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
- BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý
196 p | 677 | 113
-
Bài giảng Bài 1: Đại cương sinh lý hệ thần kinh trung ương
21 p | 323 | 43
-
Bài giảng Đại cương và ứng dụng lâm sàng chụp cắt lớp điện toán - BS. Phạm Ngọc Hoa, BS. Lê Văn Phước
100 p | 179 | 35
-
Bài giảng Đại cương bệnh lý hệ hô hấp - ThS. BS Nguyễn Phúc Học
0 p | 286 | 32
-
Bài giảng Chương nội tiết - Bài 1: Đại cương sinh lý nội tiết, chức năng nội tiết vùng dưới đồi
40 p | 133 | 17
-
Bài giảng Giải phẫu đại cương hệ cơ – Lê Thị Yến
100 p | 170 | 17
-
Bài giảng Đại cương về điện tâm đồ - ThS. Văn Hữu Tài
100 p | 128 | 16
-
Bài giảng Đại cương về nội tiết và bệnh lý hệ nội tiết
60 p | 100 | 11
-
Bài giảng Bài 1: Đại cương sinh lý hệ thần kinh trung ương (tt)
26 p | 148 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 1: Đại cương giải phẫu sinh lý
131 p | 63 | 9
-
Bài giảng Đại cương CĐHA
116 p | 62 | 8
-
Bài giảng Đại cương u não - ThS.BS. Phạm Anh Tuấn
55 p | 57 | 7
-
Bài giảng Đại cương hệ nội tiết - BS. Lê Quốc Tuấn, ThS. BS. Nguyễn Phúc Hậu
23 p | 120 | 7
-
Bài giảng Đại cương về giải phẫu học
150 p | 52 | 4
-
Bài giảng Đại cương siêu âm thông nối động mạch - tĩnh mạch
20 p | 79 | 3
-
Bài giảng Đại cương về miễn dịch học: Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu - Đại học Lạc Hồng
21 p | 33 | 3
-
Bài giảng Đại cương về Hệ nội tiết
39 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn