intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đại cương tâm lý và tâm lý người bệnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Đại cương tâm lý và tâm lý người bệnh" với mục tiêu giúp người học trình bày được định nghĩa tâm lý học, khái niệm tâm lý và bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người; nắm được khái niệm, cấu trúc tâm lý của nhân cách và cơ chế của sự hình thành nhân cách; nêu được các đặc điểm của tâm lý lứa tuổi; các dạng phản ứng tâm lý của người bệnh... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đại cương tâm lý và tâm lý người bệnh

  1. ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP * Kiến thức: 1. Trình bày được định nghĩa tâm lý học, khái niệm tâm lý và bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người. 2. Trình bày được khái niệm, cấu trúc tâm lý của nhân cách và cơ chế của sự hình thành nhân cách. 3. Trình bày được các đặc điểm của tâm lý lứa tuổi. 4. Trình bày được các dạng phản ứng tâm lý của người bệnh. 5. Trình bày được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tâm lý người bệnh. * Kỹ năng: 6. Nhận định được tâm lý người bệnh trong một số tình huống giả định * Năng lực tự chủ và trách nhiệm 7. Thể hiện được thái độ tôn trọng, cảm thông, chia sẻ trong giao tiếp với người bệnh.
  3. ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ HỌC
  4. ĐỊNH NGHĨA  Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thế giới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi hoạt động của con người.  Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người và quá trình phát sinh, phát triển của chúng.
  5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Các hiện tượng tâm lý con người 2. Các qui luật phát sinh, biểu hiện và phát triển các hiện tượng tâm lý 3. Cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý
  6. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học 1. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý 2. Các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý 3. Cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý 4. Các quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý
  7. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học 1. Nghiên cứu những yếu tố khách quan, chủ quan đã tạo ra tâm lý người 2. Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý 3. Tâm lý của con người hoạt động 4. Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người
  8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên tắc phương pháp luận 1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan 2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng 3. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động 4. Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong các mối liên hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác 5. Nghiên cứu tâm lý trong sự vận động và phát triển
  9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên tắc phương pháp luận 1. Phương pháp quan sát 2. Phương pháp thực nghiệm 3. Phương pháp trắc nghiệm (Test) 4. Phương pháp đàm thoại 5. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động 7. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
  10. TÂM LÝ HỌC NGƯỜI
  11. KHÁI NIỆM Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể (lăng kính chủ quan), tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử. (CN duy vật biện chứng) Thế giới hiện thực khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận động.
  12. KHÁI NIỆM  Phảnánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động  Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.
  13. KHÁI NIỆM  Phảnánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động  Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.  Phản ánh tâm lý là một hiện tượng đặc biệt
  14. KHÁI NIỆM  Phản ánh tâm lý là một hiện tượng đặc biệt  Là sự tác động của hiện thực khách quan vào bộ não của con người - tổ chức cao nhất của vật chất  Tạo ra hình ảnh tâm lý: là bản sao chép/ chụp của thế giới khách quan
  15. KHÁI NIỆM  Hình ảnh tâm lý KHÁC hình ảnh cơ học, vật lý, sinh vật:  Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo  Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân/ nhóm người mang hình ảnh tâm lý đó
  16. Thảo luận nhóm nhỏ 1. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ nào? 2. Do đâu mà tâm lý người này khác tâm lý người kia?
  17. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý  Con người phản ánh thế giới hiện thực bằng hình ảnh tâm lý thông qua “lăng kính chủ quan” của mình (Mỗi chủ thể sẽ đưa “cái riêng” của mình vào các hình ảnh tâm lý  mang đậm màu sắc chủ quan)  Cùng một hiện thực khách quan tác động đến chủ thể khác nhau sẽ xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau  Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.  Chủ thể mang hình ảnh tâm lý mới là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.  Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với cùng một hiện thực khách quan.
  18. Tâm lý người này khác tâm lý người kia  Mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ  Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau  Mỗi người có một mức độ tích cực hoạt động, giao tiếp khác nhau
  19. KẾT LUẬN  Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (hoàn cảnh con người sống và hoạt động)  Tâm lý người mang tính chủ thể (cái riêng trong tâm lý con người)  Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
  20. Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử Tâm lý người:  là sự phản ánh của hiện thực khách quan,  là chức năng của não,  là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người.  Tâm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ tâm lý con người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0