intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đại cương về nhiễm trùng và miễn dịch - ThS. BS. Tào Gia Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đại cương về nhiễm trùng và miễn dịch cung cấp cho người học những kiến thức như: Tương tác giữa cơ thể người và vi khuẩn, virus; Vi sinh vật – Người; Một vài khái niệm trong bệnh nhiễm trùng; Đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đại cương về nhiễm trùng và miễn dịch - ThS. BS. Tào Gia Phú

  1. Đại cương về nhiễm trùng và miễn dịch ThS. BS. Tào Gia Phú
  2. Tương tác giữa cơ thể người và vi khuẩn, virus
  3. Vi sinh vật – Người Trên cơ thể người • Vi sinh vật tạo nên hệ vi sinh thường trú (Mối quan hệ cộng sinh (Symbiosis) ) • Một số vượt qua sự phòng vệ suy yếu của cơ thể gây tổn hại / xâm lấn mô / sản xuất độc tố, trở thành tác nhân gây bệnh cơ hội. • Một số vi sinh vật thực sự là mầm bệnh (pathogen), xâm nhập và gây bệnh cho người có hệ thống phòng vệ bình thường.
  4. Normal Flora Vi khuẩn thường trú sống trong cơ thể & không gây bệnh • tiêu thụ chất dinh dưỡng có sẵn. • bao phủ các vị trí gắn kết, ngăn vi sinh vật khác xâm trú. • sản xuất bacteriocin độc hại đối với vi sinh vật khác. • kích thích tạo kháng nguyên. Mỗi cá thể có hệ vi sinh thường trú khác nhau (chó có thể phát hiện mùi riêng của 2 cá thể sinh đôi) • Mất cân bằng giữa hệ thường trú và vi sinh vật gây bệnh có thể dẫn tới bệnh. Ví dụ: thay đổi pH âm đạo.
  5. Xác định tác nhân gây bệnh Koch’s Postulates (Định đề Koch) do Robert Koch đưa ra năm 1877 khi nghiên cứu bệnh than (anthrax) 1. Vi sinh vật gây bệnh nào phải hiện diện trong từng trường hợp bệnh đó. 2. Tác nhân thu được từ ký chủ bệnh phải tăng trưởng được trong một lứa cấy thuần. 3. Tác nhân từ nuôi cấy thuần khi cho vào trong một ký chủ nhạy cảm phải gây ra đúng căn bệnh ấy . 4. Từ ký chủ được gây bệnh thực nghiệm phải phân lập lại được chính vi sinh vật ấy .
  6. Bất cập của định đề Koch – Một số vi sinh vật không nuôi cấy được trong labô. – Một số tác nhân có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. – Một bệnh nhiễm có thể do nhiều loại tác nhân. – Trong động vật thực nghiệm, bệnh có thể không có biểu hiện triệu chứng. – Một số trường hợp không được phép gây bệnh thực nghiệm vì những lý do thuộc về y đức. – Có bệnh nhiễm khuẩn chỉ hiện diện ở người
  7. Xác định tác nhân gây bệnh Falkow 1988, định đề Koch phân tử: – Gen độc lực của vi sinh vật hay sản phẩm của gen này phải được tìm thấy ở các dòng gây bệnh của loài. – Gây đột biến gen độc lực để làm mất chức năng của nó phải dẫn tới giảm độc lực của tác nhân. – Chèn lại gen đã làm đột biến hoặc thay thế bằng phiên bản hoang dại phải phục hồi được độc lực của dòng gây bệnh. * phiên bản hoang dại (wild-type): gen từ dòng vi sinh vật trong tự nhiên chưa biến đổi
  8. ĐỊNH DANH VI KHUẨN TỪ ĐĨA CẤY • Thủ công: phản ứng sinh hóa ( lên men đường, catalase, coagulase….): 18-24h • Tự động : Máy tự động VITEK : 6-18 h Máy MALDI-TOF : 15 phút Ra tên vi khuẩn : E.coli Staphylocccus aureus
  9. MALDI-TOF matrix- assisted laser desorption ionization -Time of flight Định danh vi khuẩn bằng phương pháp khối phổ
  10. Một vài khái niệm trong bệnh nhiễm trùng • NHIỄM TRÙNG (Infection) : sự xâm nhập của một vi sinh vật (virus, vi trùng (vi khuẩn), nấm, ký sinh trùng, các loại đơn bào… vào cơ thể con người. • Quá trình nhiễm trùng: là tương tác giữa Vi sinh vật gây bệnh (mầm bệnh). Cơ thể con người. Môi trường chung quanh (hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội, kinh tế, điều kiện sinh hoạt…). • Tính sinh bệnh: khả năng gây bệnh cho cá thể nhạy cảm. • Tác nhân gây bệnh thực thụ: gây bệnh cho người khỏe mạnh có hệ miễn dịch hoạt động bình thường. • Tác nhân cơ hội gây bệnh cho người bị tổn hại hệ miễn dịch hoặc xuất hiện ở vị trí bất thường. Chúng có thể là phần tử của hệ thường trú hay từ môi trường.
  11. • Bệnh nhiễm trùng: tác động qua lại giữa con người và vi sinh vật gây tổn hại cho ký chủ: biến đổi phối hợp hay rối loạn sinh lý. → Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh. Người mang trùng mạn (người lành mang trùng) • Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý (lâm sàng + xét nghiệm) → thải mầm bệnh-lây lan cho người chung quanh. • Vai trò của NMTM quan trọng về dịch tễ học (liên quan chặt chẽ quá trình sinh dịch bệnh + phát triển miễn dịch trong dân chúng).
  12. Độc tố
  13. Đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được
  14. Các kiểu miễn dịch thu được
  15. Kháng nguyên • Kháng nguyên là những phân tử lạ hoặc vật lạ, thường là các protein, khi xâm nhập vào cơ thể chủ thì có khả năng kích thích cơ thể chủ sinh ra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại chúng. • => tính đặc hiệu và tính sinh kháng thể.
  16. Kháng thể • Kháng thể là các phân tử globulin miễn dịch nên được gọi là immunoglobulin (có bản chất glycoprotein, do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ • Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện đặc hiệu một kháng nguyên duy nhất.
  17. Câu trúc của kháng thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2