intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dược lý đại cương - PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

63
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Dược lý đại cương trình bày các nội dung chính sau: Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học; Sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc; Dược động học ở những đối tượng đặc biệt; Dược lực học: Cơ chế tác dụng, các cách tác dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng; Tương tác thuốc và ý nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dược lý đại cương - PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông

  1. DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông Bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội 1
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Đại cương 1 2. Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học 3. Sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc 4. Dược động học ở những đối tượng đặc biệt 5. Dược lực học: cơ chế tác dụng, các cách tác dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng. 6.Tương tác thuốc và ý nghĩa 2
  3. Mục tiêu học tập 1. Phân tích được quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc. 2.Phân tích được các cách tác dụng của thuốc và ví dụ. 3. Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 4. Phân tích được sự tương tác thuốc và hậu quả. 3
  4. 1. ĐẠI CƯƠNG DƯỢC LÝ HỌC 1.1.ĐỊNH NGHĨA DƯỢC LÝ HỌC Dược lý học (Pharmacology) ngành khoa học nghiên cứu về sự tương tác của thuốc với các quá trình sống. Dược lý học Dược động học Dược lực học Tác động của cơ thể lên thuốc Tác động của thuốc lên cơ thể 4
  5. Thuốc Hệ sinh học Dược lực học Dược động học 5
  6. 1.2.Một số phân môn trong Dược lý học • Dược lý di truyền • Dược lý thời khắc • Dược lý thực nghiệm • Dược lý lâm sàng • Dược cảnh giác • Độc chất học 6
  7. 1.3..Định nghĩa thuốc: - Chế phẩm - Đơn chất, hợp chất - Tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp - Điều trị hoặc dự phòng, chẩn đoán - Phục hồi, điều chỉnh chức năng. 7
  8. 2. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC Vị trí dùng thuốc 1. Hấp thu Thuốc trong máu 2. Phân phối Thuốc/Chất chuyển hóa 3. Chuyển hóa Ở mô 4. Thải trừ Thuốc/chất chuyển hóa Nước tiểu, phân, mật Modified from Mycek et al. (1997) 8
  9. 2.1. Sự hấp thu thuốc 2.1.1.CẤU TRÚC MÀNG TẾ BÀO Để thuốc thực hiện được các quá trình DĐH thì cần có tỷ lệ tan trong lipid và nước thích hợp, vượt qua các màg tế bào 9
  10. Sự hấp thu: vận chuyển thuốc từ nơi tiếp xúc vào máu 2.1.2.Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học Ẩm bào Lọc Vận chuyển thuốc bằng khuếch tán thụ động Vận chuyển nhờ chất mang : * Vận chuyển tích cực * Vận chuyển thuận lợi 10
  11. Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học Ẩm bào Ẩm bào( thực bào): - Màng tế bào bọc phân tử thuốc đưa vào bào tương - Enzym trong lysosom thủy phân, giải phóng thuốc 11
  12. Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học  Lọc qua các ống dẫn Thuốc : TLPT 100-200 daltons + tan trong nước, phụ thuộc áp xuất lọc, dạng tích điện.  Khuếch tán thụ động (simple diffusion) -Tỷ lệ tan trong nước/ lipid thích hợp - Đi từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp, không cần ATP. Sự tan trong lipid, nước thay đổi theo pH. 12
  13. Đối với chất acid Đối với chất kiềm [Phân tử] [ion] • pKa= pH+ log---------- pKa= pH+ log---------- [ion ] [phân tử] Môi trường pH kiềm: ion Môi trường pH acid: ion hóa nhiều, tan mạnh trong hóa nhiều, tan mạnh trong nước nước Môi trường acid ngược lại Môi trường kiềm ngược lại → ↑hấp thu pH pka →↑ thải trừ pH > pKa →↑ thải trừ pH < pKa
  14. pH ở một số ngăn sinh lý • Huyết tương • 7,35- 7,45 • Nước tiểu • 5,5 - 7,8 • Dịch vị • 1,2-1,4 • Bào tương • 7,2-7,4 • Dịch Ruột • 7,5-8,0 14
  15. Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học  Vận chuyển nhờ chất mang Đặc điểm của chất vận chuyển( carrier): - Có sẵn trên màng tế bào - Có tính bão hòa: chất vận chuyển có hạn - Có tính đặc hiệu tương đối - Có tính cạnh tranh - Có thể bị ức chế hoặc tăng sinh 15
  16. Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học  Vận chuyển nhờ chất mang Có 2 loại: - Vận chuyển thuận lợi (facilitated diffusion) + Vận chuyển theo chiều bậc thang nồng độ + Không cần năng lượng - Vận chuyển tích cực thực thụ + Vận chuyển ngược bậc thang nồng độ + Cần có năng lượng 16
  17. 2.1.3. Các đường sử dụng  IV (tiêm tĩnh mạch) IM (bắp)  SC(dưới da)  Hít – inhalation  Qua da – transdermal  Uống (PO)  Dưới lưỡi - sublingual  Trực tràng 17
  18. 2.1.3.1. Sự hấp thu thuốc theo đường uống * Ưu điểm: hấp thu dễ dàng vì là đường tự nhiên * Nhược điểm: pH khác nhau, nhiều enzym, kích ứng niêm mạc, tạo phức với các chất. *. Niêm mạc miệng: - Trực tiếp vào tĩnh mạch lưỡi vào đại tuần hoàn, không mất tác dụng lần đầu qua gan, : nifedipin, nitroglycerin… - Kích thích tiết nước bọt. *. Sự hấp thu ở dạ dày: - pH 1,2 - 2,0: thuận lợi cho các acid yếu: aspirin, barbiturat - Thời gian lưu ở dạ dày ngắn: 0-3 giờ, đói hấp thu nhanh nhưng kích ứng. - Niêm mạc dạ dày chứa nhiều cholesterol, nhu động nhanh, mạnh, diện tích hấp thu nhỏ 18
  19. 2.1.3.1. Sự hấp thu thuốc theo đường uống *. Sự hấp thu ở ruột non: - pH thay đổi: tá tràng 5-6, hỗng tràng 6-7, hồi tràng 7-8 - Nhiều vi nhung mao, nhiều mạch máu diện tích hấp thu >40 m², dài, nhu động nhẹ nhàng, xếp gấp khúc →thời gian lưu 3-4 giờ. *. Sự hấp thu ở ruột già( trực tràng): - Thời gian lưu ngắn, diện tích hấp thu nhỏ hơn ruột non → hấp thu không hoàn toàn. 19
  20. 2.1.3.2. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm *. Qua tiêm bắp : • Ưu điểm: Tránh bị phá hủy bởi acid, enzym, chuyển hóa lần đầu qua gan, ảnh hưởng của thức ăn…→thuốc hấp thu nhanh, gần như hoàn toàn. • Nhược điểm:Thực hiện phức tạp, gây đau, có thuốc gây hoại tử( calciclorid, ouabain) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2