HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
BỘ MÔN KẾ HOẠCH VÀ ĐẨ TƯ<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ RA<br />
QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO<br />
<br />
Hồ Ngọc Ninh<br />
<br />
GIỚI THIỆU CHUNG<br />
Giảng viên:<br />
TS. HỒ NGỌC NINH<br />
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư<br />
Khoa Kinh tế & PTNT<br />
Phone: 0989454296<br />
Email: hongocninh@gmail.com<br />
Website: http://hongocninh.weebly.com<br />
<br />
1<br />
<br />
Nội dung<br />
2.1. Phân tích rủi ro trong đầu tư<br />
2.1.1. Khái niệm<br />
2.1.2. Phân loại phương pháp phân tích rủi ro<br />
2.2. Phương pháp phân tích định tính (Qualitative Risk analysis)<br />
• Ma trận đánh giá rủi ro (Risk assessment matrix)<br />
2.3. Phương pháp định lượng (Quantitative Risk Analysis)<br />
2.3.1. Số đo rủi ro<br />
• Giá trị kỳ vọng<br />
• Độ lệch tiêu chuẩn<br />
2.3.2. Các phương pháp phân tích định lượng<br />
• Phương pháp điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu<br />
• Phân tích độ nhạy<br />
• Phân tích kịch bản và mô phỏng<br />
• Phương pháp phân tích cây quyết định<br />
• Phương pháp Value at Risk<br />
2.4. Lựa chọn các phương án đầu tư trong điều kiện rủi ro<br />
<br />
2.1. Phân tích rủi ro trong đầu tư<br />
2.1.1. Khái niệm: Phân tích rủi ro là việc phân loại và<br />
xếp hạng các rủi ro dựa vào xác suất xẩy ra và tác<br />
động của nó đến dự án/phương án đầu tư.<br />
2.1.2. Phân loại: Có 2 phương pháp phân tích rủi ro:<br />
- Phân tích định tính (Qualitative risk analysis)<br />
- Phân tích định lượng (Quantitative risk analysis)<br />
<br />
Đọc thêm tài liệu tại: http://www.project-management-skills.com/qualitative-risk-analysis.html<br />
<br />
2<br />
<br />
2.1. Phân tích rủi ro trong đầu tư<br />
Sự khác biệt giữa phân tích định tính và phân tích định lượng<br />
đối với rủi ro là gì?<br />
- Phân tích định tính (Qualitative risk analysis) là dùng thang đo<br />
tương đối hoặc mô tả để xác định xác suất xẩy ra sự kiện rủi<br />
ro.<br />
Ví dụ: Phân tích định tính sử dụng thang đo thứ bậc như: Thấp, trung<br />
bình, cao để mô tả xác xuất có khả năng xẩy ra của một sự kiện rủi ro.<br />
<br />
- Phân tích định lượng (Quantitative risk analysis): Là sử dụng<br />
thang đo định lượng (Numerical scale) để xác định xác suất<br />
xẩy ra sự kiện rủi ro.<br />
Ví dụ: Rủi ro 1 có 80% cơ hội xây ra, Rủi ro 2 có 27% cơ hội xẩy ra,<br />
v.v.<br />
<br />
2.2. Phân tích định tính (Qualitative risk analysis)<br />
<br />
Đặc điểm: Phân tích định tính rủi ro: là bước kết hợp<br />
hai thuộc tính chính cua rủi ro là xác suất xẩy ra rủi ro<br />
và tác động của rủi ro đến hoạt động/dự án án đầu tư.<br />
Phương pháp xác định: Hai thuộc tính trên có thể<br />
được xác định trên cơ sở kinh nghiêm của chuyên gia,<br />
phân tích số liệu của các dự án tương tự và số liệu<br />
thống kê đã được công bố.<br />
<br />
http://www.project-management-skills.com/qualitative-risk-analysis.html<br />
<br />
3<br />
<br />
2.2. Phân tích định tính (Qualitative risk analysis)<br />
<br />
Khả năng xuất hiện rủi ro có thể được chia làm 3 mức: thấp, trung bình<br />
và cao.<br />
<br />
Mức độ<br />
Thấp<br />
<br />
Mô tả<br />
Hoàn toàn không thể xảy ra hoặc không thể xảy ra<br />
nhưng có thể nhận biết được.<br />
<br />
Trung bình Có thể xảy ra<br />
Cao<br />
<br />
Thường xuyên xảy ra<br />
<br />
http://www.project-management-skills.com/qualitative-risk-analysis.html<br />
<br />
2.2. Phân tích định tính (Qualitative risk analysis)<br />
<br />
Tác động của rủi ro có thể được chia làm 4 mức: có thể bỏ<br />
qua, thấp , trung bình và nghiêm trọng.<br />
Mức độ<br />
Bỏ qua<br />
<br />
Mô tả<br />
Không tăng chi phí, tiến độ chậm không đáng kể, chất<br />
lượng không bị ảnh hưởng.<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
Gia tăng một ít về chi phí, làm chậm một ít về tiến độ,<br />
chất lượng bị ảnh hưởng nhưng có thể chấp nhận<br />
được.<br />
Dự án chậm nhiều, tăng chi phí, chất lượng bị ảnh<br />
hưởng nhiều.<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Nghiêm trọng<br />
<br />
Dự án chậm nhiều, chi phí tăng rất cao, vi phạm các<br />
tiêu chuẩn kỹ thuật<br />
<br />
http://www.project-management-skills.com/qualitative-risk-analysis.html<br />
<br />
4<br />
<br />
2.2. Phân tích định tính (Qualitative risk analysis)<br />
<br />
Sơ đồ phân tích định tính rủi ro: yếu tố đầu vào, công cụ<br />
và kỹ thuật, yếu tố đầu ra<br />
<br />
2.2. Phân tích định tính (Qualitative risk analysis)<br />
2.2.1. Yếu tố đầu vào cho phân tích định tính rủi ro<br />
(1). Kế hoạch quản lý rủi ro (Risk Management Plan):<br />
<br />
- Các yếu tố chính của kế hoạch quản lý rủi ro được sử<br />
dụng trong quá trình phân tích rủi ro định tính bao gồm<br />
vai trò và trách nhiệm thực hiện quản lý rủi ro, ngân<br />
sách, các hoạt động lập lịch quản lý rủi ro, danh mục rủi<br />
ro,…<br />
- Những đầu vào này thường là phù hợp trong quá trình<br />
quản lý rủi ro dự án. Nếu chúng không có sẵn, chúng có<br />
thể được phát triển trong quá trình phân tích rủi ro định<br />
tính.<br />
<br />
http://www.project-management-skills.com/qualitative-risk-analysis.html<br />
<br />
5<br />
<br />