TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KINH TẾ<br />
<br />
BÀI GIẢNG MÔN:<br />
<br />
KIỂM TOÁN<br />
(Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br />
<br />
Người biên soạn: Th.S Trần Mai Lâm Ái<br />
<br />
Lưu hành nội bộ - Năm 2015<br />
-1-<br />
<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN<br />
Kiểm toán lần đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên và ngày<br />
càng phát triển. Ngày nay, kiểm toán đã trở thành hoạt động quan trọng trong quản<br />
lý nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Cùng với sự phát triển không<br />
ngừng của nền kinh tế, xu hướng hội nhập và sự biến động phức tạp của môi trường<br />
kinh doanh, kiểm toán trở thành phương sách quản lý hiệu quả hoạt động của doanh<br />
nghiệp, kiểm toán không những đáp ứng được yêu cầu quản trị nội bộ, mà còn đáp<br />
ứng yêu cầu của Nhà nước và người sử dụng thông tin thông tin Báo cáo tài chính<br />
bên ngoài. Chương 1 giúp người học có cái nhìn tổng quát về kiểm toán, chương<br />
này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kiểm toán như khái niệm<br />
kiểm toán, chức năng của kiểm toán, ý nghĩa của kiểm toán trong nền kinh tế, các<br />
cách phân loại kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền<br />
lợi của kiểm toán viên.<br />
1.1 Khái niệm kiểm toán<br />
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán<br />
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán trên thế giới<br />
Quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn đòi<br />
hỏi phải có hoạt động quản lý. Có thể hiểu quản lý là quá trình định hướng và tổ<br />
chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực nhằm đạt hiệu quả<br />
cao nhất. Trong quá trình quản lý, kiểm tra là một việc không thể thiếu để giúp cho<br />
quá trình quản lý được thực hiện tốt.<br />
Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn tồn tại<br />
hoạt động tài chính, nó gắn liền với mọi hoạt động không phân biệt mục tiêu (Kinh<br />
doanh hay sự nghiệp công cộng), không phân biệt lĩnh vực (Sản xuất hay dịch vụ),<br />
không phân biệt sở hữu (Nhà nước hay tư nhân) và đây là hoạt động đòi hỏi sự kiểm<br />
tra ở mức độ cao nhất.<br />
Nhu cầu kiểm tra hoạt động tài chính trước hết được thực hiện bởi kế toán tài<br />
chính: Đó là hệ thống thông tin và kiểm tra tình hình tài sản bằng các phương pháp<br />
chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp, cân đối kế toán. Một trong những<br />
<br />
-2-<br />
<br />
đặc điểm cơ bản của kế toán là gắn chặt hai chức năng thông tin và chức năng kiểm<br />
tra không chỉ trên chu trình kế toán mà ngay trên từng yếu tố của chu trình đó.<br />
Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động tự kiểm tra của kế toán cũng đáp<br />
ứng được yêu cầu của quản lý. Có thời kỳ đòi hỏi phải có sự kiểm tra ngoài kế toán<br />
do sự kiểm tra của kế toán đã bộc lộ những điểm yếu so với yêu cầu quản lý và từ<br />
đó mầm mống của kiểm toán, bước đầu có thể hiểu là kiểm tra độc lập về kế toán đã<br />
xuất hiện.<br />
Kiểm tra độc lập đã xuất hiện trước hết là ở La Mã, Pháp và Anh.<br />
Ở La Mã, vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, các nhà cầm quyền đã tuyển<br />
dụng những quan chức có chuyên môn và độc lập kiểm tra các báo cáo của người<br />
quản lý về tình hình tài sản của họ và đưa ra ý kiến chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi<br />
báo cáo này.<br />
Ở Pháp, vua Charlemagne (768 – 814) cũng theo tiền lệ của La Mã đã tuyển<br />
các quan chức cao cấp phụ trách giám sát công việc quản lý, đặc biệt là các nghiệp<br />
vụ tài chính của các quan chức địa phương và trình bày kết quả lại với Hoàng đế<br />
hoặc các vị cận thần.<br />
Ở Anh, theo văn kiện của Nghị viện, vua Edouard đệ nhất cho các Nam tước<br />
quyền tuyển dụng kiểm toán viên (Auditors). Bản thân vua cũng đối chiếu lại các tài<br />
khoản thuộc di chúc của cố Hoàng hậu Elonor của Ngài.<br />
Đặc biệt từ thế kỷ XVI trở đi, với sự xuất hiện của kế toán kép đã khiến<br />
phương pháp tự kiểm tra của kế toán ngày càng hoàn thiện hơn, đã đáp ứng đủ yêu<br />
cầu quản lý và an toàn tài sản thời bấy giờ. Tiếp đó, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX,<br />
các phương pháp kế toán và kỹ thuật thông tin phát triển đến mức tinh xảo đã đáp<br />
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý.<br />
1.1.1.2 Quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán ở nước ta<br />
Ở Việt Nam, kiểm toán nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng cũng<br />
đã được quan tâm ngay từ thời kỳ bắt đầu xây dựng đất nước. Trong cơ chế kế<br />
hoạch hóa tập trung công tác kiểm tra và bộ máy kiểm tra cũng được tổ chức phù<br />
<br />
-3-<br />
<br />
hợp với cơ chế này. Kiểm tra của Nhà Nước chủ yếu được thực hiện thông qua xét<br />
duyệt hoàn thành kế hoạch, xét duyệt quyết toán và thanh tra theo vụ việc.<br />
Khi chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường, cơ chế duyệt<br />
quyết toán tỏ ra không còn phù hợp nữa. Trước hết đối tượng quan tâm đến thông<br />
tin tài chính không chỉ có Nhà Nước mà còn có các chủ doanh nghiệp, thành viên<br />
hội đồng quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp,...Tuy từ nhiều góc độ khác<br />
nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có nguyện vọng chung là được sử dụng các<br />
thông tin có độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Vì vậy, cần phải có một tổ chức<br />
độc lập, khách quan tiến hành kiểm tra các thông tin này để đáp ứng yêu cầu của<br />
nhiều đối tuợng sử dụng thông tin, đó chính là tổ chức kiểm toán.<br />
1.1.2 Khái niệm kiểm toán<br />
Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, mỗi một<br />
người, mỗi một tổ chức lại có quan điểm khác nhau về kiểm toán và ở mỗi thời<br />
điểm khác nhau người ta có những quan điểm khác nhau về kiểm toán. Theo quan<br />
điểm hiện đại là khái niệm do Uỷ ban về các khái niệm kiểm toán đưa ra:<br />
“Kiểm toán là quá trình có tính hệ thống nhằm thu thập và đánh giá bằng<br />
chứng các thông tin về hoạt động kinh tế và các sự kiện được kiểm tra, để xác định<br />
về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập và<br />
báo cáo kết quả cho những người quan tâm. Quá trình kiểm toán phải được thực<br />
hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.”<br />
* Các thuật ngữ trong định nghĩa nêu trên được hiểu như sau:<br />
Thông tin được kiểm tra có thể là Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp,<br />
quyết toán ngân sách của các cơ quan nhà nước... kết quả kiểm toán sẽ giúp cho<br />
người sử dụng đánh giá độ tin cậy của các thông tin này.<br />
Các chuẩn mực được thiết lập là cơ sở để đánh giá các thông tin được kiểm<br />
tra, chúng thay đổi tuỳ theo thông tin được kiểm tra.<br />
Bằng chứng kiểm toán là các thông tin để chứng minh cho ý kiến nhận xét<br />
của kiểm toán viên. Đó có thể là các tài liệu kế toán của đơn vị, hoặc chứng cứ riêng<br />
của kiểm toán viên.<br />
<br />
-4-<br />
<br />
Báo cáo kiểm toán là văn bản trình bày ý kiến của kiểm toán viên về sự phù<br />
hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực đã được thiết lập. Nội dung và hình<br />
thức báo cáo phụ thuộc vào mục đích của từng loại kiểm toán.<br />
Kiểm toán viên phải có đủ năng lực và độc lập: Năng lực của kiểm toán viên<br />
là trình độ nghiệp vụ được hình thành qua đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm, giúp cho<br />
kiểm toán viên có khả năng xét đoán công việc trong từng trường hợp cụ thể. Còn<br />
sự độc lập với đơn vị được kiểm toán là yêu cầu cần thiết để duy trì sự khách quan<br />
của kiểm toán viên và tạo được sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán.<br />
1.1.3 Bản chất của kiểm toán<br />
Kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác<br />
minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận<br />
kiểm toán cho dù những kết luận này hướng vào mục tiêu cụ thể khác nhau như tính<br />
trung thực của thông tin, tính quy tắc trong việc thực hiện nghiệp vụ, tính hiệu quả<br />
hay tính hiệu năng của hoạt động. Qua xác minh kiểm toán viên bày tỏ ý kiến của<br />
mình về những lĩnh vực tương ứng, chức năng này quyết định sự tồn tại của hoạt<br />
động kiểm toán.<br />
Với bản chất và chức năng trên, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động,<br />
kiểm tra, kiểm soát những vấn đề có liên quan đến thực trạng tài chính kể cả thực<br />
trạng tài sản.<br />
1.2 Chức năng của kiểm toán<br />
<br />
1.2.1 Chức năng xác minh<br />
Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu và tính<br />
pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai tài chính.<br />
Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát<br />
triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và<br />
được thể hiện khác nhau tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán là bản khai tài chính<br />
hay nghiệp vụ kinh tế cụ thể hoặc toàn bộ tài liệu kế toán.<br />
Cho đến nay, do quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và yêu cầu pháp lý ngày<br />
càng cao nên việc xác minh Báo cáo tài chính cần có hai mặt:<br />
<br />
-5-<br />
<br />