intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế phát triển: Bài 1 – ThS. Vũ Thị Phương Thảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 1: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế" được biên soạn nhằm cung cấp những khái niệm, các thước đo chủ yếu trong quá trình đánh giá phát triển kinh tế; phạm vi nghiên cứu và nội dung cơ bản của kinh tế học phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế phát triển: Bài 1 – ThS. Vũ Thị Phương Thảo

  1. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ThS. Vũ Thị Phương Thảo 1 v1.00121092014
  2. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tăng trưởng GDP năm 2011 đạt 5,89% • Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2011 tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý” (Tổng cục Thống kê bình luận). • Trong mức tăng 5,89% của GDP năm 2011, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4% (đóng góp 0,66 điểm phần trăm); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53% (đóng góp 2,32 điểm phần trăm); và khu vực dịch vụ tăng 6,99% (đóng góp 2,91 điểm phần trăm). Theo anh (chị) căn cứ vào so sánh trên có thể nhận định rằng Việt Nam  đang thật sự rút ngắn khoảng cách tụt hậu phát triển với thế giới một cách có kết quả hay không? 2 v1.00121092014
  3. MỤC TIÊU Nắm được những khái niệm, các thước đo chủ yếu trong quá trình đánh giá phát triển kinh tế. Hiểu được phạm vi nghiên cứu và nội dung cơ bản của kinh tế học phát triển. 3 v1.00121092014
  4. NỘI DUNG 1 Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 Đánh giá phát triển kinh tế Đối tượng nghiên cứu và những nội dung cơ bản của kinh tế học 3 phát triển Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và 4 phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển 5 Tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam 4 v1.00121092014
  5. 1. BẢN CHẤT CỦA TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Tăng trưởng kinh tế 1.2. Phát triển kinh tế 1.3. Phát triển kinh tế bền vững 1.4. Lựa chọn con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế 5 v1.00121092014
  6. 1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). • Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ:  Quy mô tăng trưởng: Phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít.  Tốc độ tăng trưởng: Được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. • Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. 6 v1.00121092014
  7. 1.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.  Phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo 3 tiêu thức: • Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập trên đầu người; • Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế; • Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. 7 v1.00121092014
  8. 1.3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG • Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. • Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là:  Sự tăng trưởng kinh tế ổn định;  Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội;  Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng sống. 8 v1.00121092014
  9. 1.4. LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN THEO QUAN ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy mỗi quốc gia, tùy theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau. Nhìn tổng thể có thể hệ thống sự lựa chọn ấy theo ba con đường: • Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; • Coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội; • Mô hình phát triển toàn diện. Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện. Đi đôi với thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, chúng ta đã đưa ra mục tiêu giải quyết vấn đề công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển. 9 v1.00121092014
  10. 2. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế 2.2. Đánh giá cơ cấu kinh tế 2.3. Đánh giá sự phát triển xã hội 10 v1.00121092014
  11. 2.1. ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1.1. Tổng giá trị sản xuất 2.1.2. Tổng sản phẩm quốc nội 2.1.3. Tổng thu nhập quốc dân 2.1.4. Thu nhập quốc dân 2.1.5. Thu nhập quốc dân sử dụng 2.1.6. Thu nhập bình quân đầu người 2.1.7. Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng 11 v1.00121092014
  12. 2.1.1. TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GO) Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Cách tính chỉ tiêu: • Cách 1: GO là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. • Cách 2: GO tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và các giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). 12 v1.00121092014
  13. 2.1.2. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Cách tính GDP: • Tiếp cận từ sản xuất: GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong đó: VA là giá trị gia tăng toàn bộ nền kinh tế; VAi: Giá trị gia tăng ngành i. • Tiếp cận từ chi tiêu: GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu thương mại quốc tế - tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ ngạch nhập khẩu (X – M). GDP = C + G + I + (X – M) • Tiếp cận từ thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê (R); thu nhập của người có tiền cho vay (In); thu nhập của người có vốn (Pr); khấu hao vốn cố định (Dp) và thuế kinh doanh (TI). GDP = W + R + In + Pr + Dp + TI 13 v1.00121092014
  14. 2.1.3. TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN (GNI) • Khái niệm: GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. • Chỉ tiêu này bao gồm: Các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả khoản nhận từ nước ngoài và chuyển ra nước ngoài. GNI = GDP + Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài 14 v1.00121092014
  15. 2.1.4. THU NHẬP QUỐC DÂN (NI) • Khái niệm: NI là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). • Công thức: NI = GNI – Dp 15 v1.00121092014
  16. 2.1.5. THU NHẬP QUỐC DÂN SỬ DỤNG (NDI) • Khái niệm: NDI là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định. • Công thức: NDI = NI + Chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài 16 v1.00121092014
  17. 2.1.6. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI • Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. • Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ số quan trọng phản ánh và là tiền đề nâng cao mức sống của dân cư nói chung. 17 v1.00121092014
  18. 2.1.7. GIÁ ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên được tính bằng giá trị. Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm 3 loại khác nhau: • Giá so sánh: Là giá được xác định theo mặt bằng của năm gốc. • Giá hiện hành: Là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính toán. • Giá sức mua tương đương: Được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ. 18 v1.00121092014
  19. 2.2. ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU KINH TẾ 2.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế 2.2.2. Cơ cấu vùng kinh tế 2.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế 2.2.4. Cơ cấu khu vực thể chế 2.2.5. Cơ cấu tái sản xuất 2.2.6. Cơ cấu thương mại quốc tế 19 v1.00121092014
  20. CÂU HỎI TƯƠNG TÁC Tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững của một nền kinh tế? 20 v1.00121092014
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2