intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Vũ Thị Thu Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 2: Học thuyết kinh tế trọng thương và học thuyết kinh tế trọng nông, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Sự ra đời của HTKT trọng thương; Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương; Chủ nghĩa trọng thương Anh; Chủ nghĩa trọng thương Pháp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Vũ Thị Thu Hương

  1. Chương 2 Học thuyết kinh tế trọng thương và học thuyết kinh tế trọng nông
  2. 3.1. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương 3.1.1. Sự ra đời của HTKT trọng thương 3.1.2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương 3.1.3. Chủ nghĩa trọng thương Anh 3.1.4. Chủ nghĩa trọng thương Pháp
  3. 3.1.1. Sự ra đời của chủ nghĩa trọng thương • Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản buổi ban đầu, nó được hình thành vào thời kỳ tan rã của PTSX phong kiến và ra đời QHSX TBCN: khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII) • Đứng về mặt lịch sử, giai đoạn này gắn liền với thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản… • Về mặt tư tưởng ý thức hệ: đây là thời kỳ chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm thời Trung cổ • Về khoa học, đây là thời kỳ cơ học, thiên văn học, địa lý phát triển mạnh mẽ. Những phát minh về địa lý (tìm ra châu Mỹ, đi vòng qua châu Phi đến châu Á)… đã tạo ra khả năng mở rộng thị trường và thu lợi nhuận cao. • Về khía cạnh Nhà nước và giai cấp: đây là thời kỳ thống trị của chế độ quân chủ và giai cấp tư sản vừa mới ra đời. Những đại biểu của TP Trọng thương đã dựa vào nhà nước phong kiến để tiến hành các hoạt động kinh tế
  4. 3.1.2. Những đặc điểm của HTKT trọng thương • Một là: tiền là của cải thực sự. Trong xã hội, tiền nhiều thì của nhiều, tiền ít thì của ít, hàng hóa không phải là của cải mà chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. • Hai là: Khối lượng tiền tệ chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại thương. • Ba là: Họ cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông sinh ra, nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. • Bốn là: Họ chưa nhận thực được các quy luật kinh tế cho nên họ cho rằng để phát triển kinh tế phải dựa vào sự can thiệp của nhà nước thông qua luật pháp, chế độ chính sách, công cụ thuế quan
  5. 3.1.3. Chủ nghĩa trọng thương Anh Giai đoạn 1: Bảng cân đối tiền tệ (Học thuyết tiền tệ) • Thời gian: từ TK 15 đến TK 16 • Đại biểu: William Staford (1554-1612) • Nội dung: ngăn chặn không cho tiền chạy ra nước ngoài ông nêu quan điểm trọng thương dưới hình thức một cuộc mạn đàm và mọi người đều kêu ca về nạn đắt đỏ. Ông chỉ ra nguyên nhân của nạn đắt đỏ là chính phủ phát hành tiền không đủ giá. Từ đó, ông kiến nghị: - Chính phủ phải đình chỉ việc phát hành tiền đúc không đủ giá - Quy định tỉ giá hối đoái bắt buộc - Cấm xuất khẩu tiền tệ : Cấm chi tiêu đồng bảng với nước ngoài; Kiểm soát việc buôn bán của thương nhân nước ngoài ở những vùng nhất định; Các thương nhân nước ngoài phải tiêu hết toàn bộ số tiền thu được ở ngay trên đất Anh…
  6. 3.1.3.Chủ nghĩa trọng thương Anh Giai đoạn 2: Bảng cân đối thương mại (Học thuyết trọng thương) • Thời gian: từ TK 16 đến TK 17 • Đại biểu: Thomas Mun (1571-1641) • Nội dung chính: làm gia tăng của cải, tăng khối lượng tiền tệ của quốc gia • Ông chống lại việc cấm xuất khẩu tiền tệ của Học thuyết tiền tệ và cho rằng xuất khẩu tiền tệ là một cách làm gia tăng khối lượng tiền tệ của quốc gia • Ông thấy được mối quan hệ giữa lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hóa và chỉ ra rằng: giữa tiền và hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy nếu tiền tệ đẻ ra thương nghiệp thì thương nghiệp cũng đẻ ra tiền
  7. 3.1.3. Chủ nghĩa trọng thương Anh Giai đoạn 2: Bảng cân đối thương nghiệp (tiếp theo) • Thomas Mun đề ra hai phương thức tiến hành thương nghiệp sau đây: - Phương thức thứ nhất: xuất khẩu hàng hóa> nhập khẩu hàng hóa theo công thức H1-T-H2 - Phương thức thứ hai: phát triển thương nghiệp gián tiếp theo công thức: T1-H-T2 • Để xuất siêu, chỉ nên xuất khẩu thành phẩm chứ không nên xuất nguyên liệu; phải cho thương nhân buôn bán ở những nơi có lơi; nhà nước thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ nhằm kiểm soát hàng nhập khẩu • Ông cho rằng tai hoạ là ở chỗ người Anh bán hàng hóa ra nước ngoài với giá quá cao và ông chứng minh cần phải bán với giá hạ • Ông đề ra 10 giải pháp để thực hiện thương nghiệp xuất siêu
  8. So sánh 2 giai đoạn của chủ nghĩa trọng thương Anh • Giống nhau: đều coi trọng tiền tệ, coi trọng thương nghiệp, dựa vào thương nghiệp để tích luy tiền; dựa vào nhà nước để phát triển kinh tế Giai đoạn 1: Học thuyết tiền tệ Giai đoạn 2: Học thuyết trọng thương Chưa thấy được mối quan hệ giữa lưu Thấy được mối quan hệ giữa lưu thông thông tiền tệ và lưu thông hàng hóa vì vậy tiền tệ và lưu thông hàng hóa, do đó họ đề nghị cấm xuất khẩu tiền tệ để khối thực hiện xuất khẩu tiền tệ (phát triển lượng tiền trong nước khỏi bị hao hụt thương nghiệp gián tiếp để gia tăng khối KHÁ lượng tiền tệ của quốc gia C Cần bán hàng hóa ra nước ngoài với giá Cần bán hàng hóa ra nước ngoài với giá NHA cao thì có lợi cho nước Anh hạ vì bán được nhiều hàng hóa hơn U Chưa thấy được mối quan hệ giữa thương Thấy được mối quan hệ giữa thương nghiệp và sản xuất nghiệp và sản xuất, đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất để phát triển thương nghiệp
  9. 3.1.4. Chủ nghĩa trọng thương Pháp 1. Antoine Monchretien (1575-1622) • Ông là người đầu tiên nêu lên danh từ Kinh tế chính trị học trong cuốn “Luận văn về kinh tế chính trị học” xuất bản năm 1615 • Monchretien coi trọng nông dân bởi vì ở Pháp nông dân chiếm hơn nửa số dân • Tài sản của đất nước không chỉ là tiền tệ mà còn là dân số, đặc biệt là dân số trong sản xuất nông nghiệp • Ông đề cao vai trò của ngoại thương, coi ngoại thương là nguồn chủ yếu để làm tăng của cải. Ông ví: nội thương như ống dẫn, ngoại thương như máy bơm
  10. 3.1.4 Chủ nghĩa trọng thương Pháp (tiếp) 2. Jean Baptiste Colbert (1619-1683) • Ông là bộ trưởng tài chính Pháp và ông đưa ra một hệ thống chính sách kinh tế 100 năm được gọi là “chủ nghĩa Collbert” • Ông đẩy mạnh phát triển ngoại thương bằng cách ủng hộ cho sự phát triển nền công nghiệp Pháp, bao gồm: - cấp vốn nhiều hơn cho công nghiệp - tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngành công nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả của vốn đầu tư • Để thúc đẩy công nghiệp phát triển, ông đưa ra hàng loạt chính sách kinh tế làm phá sản sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: - Tăng thuế đối với nông sản - Hạ giá nông sản - Phong tỏa thị trường nông sản
  11. 3.2. HTKT TRỌNG NÔNG 3.2.1. Hoàn cảnh ra đời HTKT trọng nông • Ra đời và tồn tại nửa cuối thế kỷ 18 ở nước Pháp • Nguyên nhân thứ nhất: là do sự tồn tại chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và người nông dân phải nộp mức địa tô cao. thường là 1/4, thậm chí 1/3 thu hoạch. • Nguyên nhân thứ hai: nông dân phải chịu một gánh nặng thuế khóa nặng nề bao gồm cả thuế trực thu, thuế gián thu nộp cho nhà thờ và nhà vua • Nguyên nhân thứ ba: Do chính sách hạ giá ngũ cốc và giá nông sản khác của Bộ trưởng tài chính Pháp Collbert đã làm cho nông nghiệp bị suy sụp nghiêm trọng
  12. 3.2.2.Đặc điểm HTKT của TP trọng nông • Thứ nhất: những người trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất mặc dù mới chỉ là sản xuất nông nghiệp. • Thứ hai: Họ cho rằng nông nghiệp là nguồn gốc duy nhất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. • Thứ ba, về vấn đề tiền tệ, những người trọng nông hạ thấp vai trò của tiền tệ và cho rằng tiền không phải là của cải mà chỉ là công cụ để di chuyển của cải được thuận lợi mà thôi. • Thứ tư: TP trọng nông bênh vực cho mậu dịch tự do
  13. 3.3. François Quesnay Đại biểu nổi tiếng của phái trọng nông • F.Quesnay: 1694 – 1774 • Là người sáng lập ra trường phái trọng nông • Tác phẩm nổi tiếng: Biểu kinh tế, Những nguyên lý chung của chính sách kinh tế của quốc gia nông nghiệp… • Mác đánh giá: F.Quesnay là cha đẻ của chính trị kinh tế học
  14. Nội dung HTKT của F.Quesnay • Lý thuyết “Luật tự nhiên” • Lý thuyết giá trị lao động • Lý thuyết tiền • Lý thuyết sản phẩm ròng • Biểu kinh tế
  15. 3.3.1. Lý thuyết “Luật tự nhiên” • Luật tự nhiên là cơ sở lý luận chủ yếu của phái trọng nông • Một là: ông thừa nhận vai trò của tự do cá nhân, coi đó là luật tự nhiên, không thể thiếu được của con người • Hai là: F.Quesnay đòi có sự tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa. • Ba là: ông thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu Họ chia sở hữu thành 2 loại: Sở hữu động sản (tiền, vốn…): loại sở hữu này được hoàn toàn tự do liên kết, được tự do sử dụng như tư bản và thuộc quyền sở hữu của người SXKD. Sở hữu ruộng đất, sở hữu bất động sản (đất đai) thuộc về lãnh chúa phong kiến. • F.Quesnay yêu cầu đối xử với chủ nghĩa tư bản như là một hiện tượng tự nhiên, hợp quy luật và nhà nước không nên can thiệp vào đời sống kinh tế
  16. 3.3.1. Lý thuyết “Luật tự nhiên” (tiếp) • Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế: Nhà nước là người gác đêm, người làm vườn • Nhiệm vụ của nhà nước: - Tạo điều kiện cho mọi người canh tác theo những sáng kiến riêng - Bảo đảm tài sản khỏi bị trộm cắp, bảo vệ chế độ tư hữu - Nhà nước vận dụng quy luật kinh tế để đưa ra chính sách kinh tế chứ không làm thay quy luật. Vì vậy, chính sách kinh tế đúng đắn nhất là tự do mậu dịch, tự do kinh doanh
  17. 3.3.2. Lý thuyết giá trị lao động • F.Quesnay tìm ra “giá cả thực tế”, “giá cả thực tế” phải phù hợp với mức cần thiết bù đắp chi phí sản xuất • Sự mua bán phải được cân bằng giữa hai bên, “hành động chung của hai bên” chỉ là sự trao đổi những giá trị đã tồn tại trước khi có trao đổi còn trao đổi không sản xuất được gì cả • Ông kết luận: trao đổi không làm cho tài sản tăng lên vì tài sản được tạo ra trọng sản xuất, còn trong trao đổi chỉ có sự thay đổi giá trị sử dụng này với giá trị sử dụng khác
  18. 3.3.3.Lý thuyết tiền tệ • Tiền tệ (vàng, bạc) không phải là của cải của quốc dân, nó chỉ là phương tiện kỹ thuật của trao đổi mà thôi, chỉ làm cho sự vận động của của cải được thuận lợi mà thôi • Họ coi tiền như gáo múc nước, vé xem kịch • Hạn chế: • Không thấy tiền cũng là của cải, cũng có giá trị • Chỉ nhận thấy chức năng phương tiện lưu thông của tiền
  19. 3.3.4. Lý thuyết “sản phẩm ròng” (sản phẩm thuần túy) • Sản phẩm ròng là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi đã trừ đi chi phí LĐ và chi phí cần thiết khác • Sản phẩm ròng là tặng vật của tự nhiên cho con người, không phải do quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp đem lại • Ông cho rằng: Công nghiệp chỉ là sự kết hợp các thứ sẵn có, không tạo ra chất mới nên không tạo ra sản phẩm ròng. Trong nông nghiệp, có sự tăng lên về chất, có sự giúp đỡ của tự nhiên nên thu được sản phẩm ròng • Ông cho rằng:Cơ cấu giá trị của sản phẩm nông nghiệp khác với công nghiệp Trong công nghiệp, cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp bao gồm: Giá cơ bản = CPSX Giá bán = CPSX + tiền đài thọ cho tư bản công nghiệp (tiền lương của TBCN) Giá cả của người tiêu dùng = giá bán + Tiền đài thọ cho tư bản thương nghiệp (tiền lương của tư bản thương nghiệp) Vì vậy, sau khi bán hàng xong trừ đi chi phí, trong công nghiệp không có tiền lời, hay công nghiệp không có sản phẩm ròng
  20. 3.3.4. Lý thuyết “sản phẩm ròng” (tiếp) • Giá trị sản phẩm nông nghiệp hình thành độc lập với CPSX GT nông phẩm = chi phí sản xuất + địa tô. Vì vậy, khi hạ thấp chi phí sản xuất nông phẩm không làm giảm giá trị nông phẩm mà chỉ làm tăng địa tô • Trong thời kỳ này, cầu nông sản > cung nông sản, giá nông sản tăng làm địa tô tăng lên • Tiểu nông không tạo ra sản phẩm ròng, chỉ nông nghiệp TBCN mới thu được sản phẩm ròng • Ông phân chia lao động thành: lao động sản xuất và lao động không sản xuất; XH thành 3 giai cấp: giai cấp địa chủ, giai cấp sản xuất và giai cấp không sản xuất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2