Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 3 - Vũ Thị Thu Hương
lượt xem 2
download
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 3: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Hoàn cảnh ra đời; Nội dung học thuyết kinh tế của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 3 - Vũ Thị Thu Hương
- Chương 3 Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
- 3.1.1. Hoàn cảnh ra đời • Ra đời từ cuối thế kỷ 17 và kéo dài đến những năm đầu của thế kỷ 19 • Nguyên nhân: • Lực lượng sản xuất phát triển nhanh • Chủ nghĩa tư bản đã thay đổi một cách căn bản và phát triển nhanh hơn. • Hàng loạt công trường thủ công trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp xuất hiện, có hàng vạn lao động làm thuê
- 3.1.2.Đặc điểm của HTKT tư sản cổ điển • Họ chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất và xây dựng lý thuyết giá trị lao động • Lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu tượng hóa để nghiên cứu lý luận kinh tế • Họ đã xây dựng được một hệ thống các khái niệm, phạm trù mang tính quy luật của kinh tế thị trường: VD: giá trị, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức và địa tô… • Họ đã nghiên cứu quy luật luật kinh tế và đề cao chính sách tự do kinh tế.
- 3.1.3. Các đại biểu tiêu biểu 1.William Petty(1623-1687) • Là người đặt nền móng cho trường phái Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh • Là người đa tài: ông có trình độ tiến sỹ vật lý, là nhạc trưởng, là người phát minh ra máy móc, là bác sỹ trong quân đội hoàng gia nước Anh, ông vừa là một đại địa chủ lại vừa là một nhà đại công nghiệp. Ông còn là cha đẻ của khoa học thống kê. • K. Marx đánh giá ông là “cha đẻ của Kinh tế chính trị, nhà kinh tế học kiệt xuất và đặc sắc” • Tác phẩm tiêu biểu: “Bàn về thuế khóa và lệ phí”, “Giải phẫu chính trị ở Ireland”, “Số học chính trị”, “Bàn về tiền tệ”
- 2. Adam Smith (1723-1790) • Ông là nhân vật trung tâm, là linh hồn sống của TP kinh tế chính trị tư sản cổ điển • Ông xuất thân trong một gia đình thuế quan ở Anh. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Oxford, ông đã tham gia nghiên cứu và giảng dạy nhiều môn khoa học khác nhau (triết học, thần học, luân lý học, luật học và chính trị học trong đó có đề cập đến các vấn đề chính trị kinh tế học) ở nhiều trường đại học nổi tiếng ở nước Anh (trường Edinburg, Glassgow…) • A.Smith là nhà kinh tế học của công trường thủ công • Năm 1776, ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của cải của các dân tộc” , đánh dấu khoa học kinh tế chính trị thực sự trở thành một khoa học độc lập • A. Smith là cha đẻ của khoa học kinh tế chính trị, là một trong 3 nhà tư tưởng kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử
- 3. David Ricardo (1772-1823) • Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Luân đôn. Cha ông là một nhà tư bản có địa vị quan trọng trong Sở giao dịch chứng khoán của châu Âu (có trụ sở đặt tại Anh). • Ông có tài năng kinh doanh chứng khoán và trở thành một trong những người giàu có ở nước Anh thời kỳ bấy giờ • Tác phẩm nổi tiếng nhất là “Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khóa” được xuất bản vào năm 1817 • Ông là nhà kinh tế học của thời kỳ đại công nghiệp cơ khí • D.Ricardo là bậc tiền bối lớn nhất của C. Mác
- 4. Jean Charles Léonard Simonde de Sismondi (1773-1842) • Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Pháp, cha ông là giáo sĩ đạo tin lành • Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Paris • Năm 1800, ông bắt đầu nghiên cứu kinh tế • Về quan điểm tư tưởng: lúc đầu, ông ủng hộ mậu dịch tự do của A.Smith. Sau đó, ông phê phán nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ
- 3.2. Nội dung HTKT của trường phái KTCT tư sản cổ điển 3.2.1. Lý thuyết trật tự tư nhiện (Lý thuyết bàn tay vô hình) 3.2.2. Lý thuyết giá trị 3.2.3. Lý thuyết tiền tệ 3.2.4. Lý thuyết địa tô 3.2.5. Lý thuyết lợi tức, lợi nhuận 3.2.6. Lý thuyết tiền công 3.2.7. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối 3.2.8. Lý thuyết về thuế
- 3.2.1. Lý thuyết trật tự tự nhiên của A.Smith • Ông xuất phát từ con người kinh tế để lý giải hành vi trao đổi • Ông cho rằng, con người trao đổi sản phẩm với nhau vì tư lợi nhưng có một bàn tay vô hình dẫn dắt họ thực hiện các lợi ích chung của xã hội nằm ngoài dự kiến của họ • Ông cho rằng: lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội không mâu thuẫn với nhau; lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích xã hội là cái phụ thuộc và lợi ích xã hội sẽ đạt được khi lợi ích cá nhân được thỏa mãn • Ông đề cao tự do kinh tế và cho rằng xã hội nào có tự do trao đổi là xã hội bình thường, còn ngược lại là không bình thường, là sản phẩm của sự dốt nát, thiếu hiểu biết • Ông cho rằng quy luật kinh tế mạnh hơn chính sách kinh tế vì vậy chính sách kinh tế phù hợp nhất là chính sách tự do kinh tế • Ông đề cao vai trò của quy luật kinh tế nhưng cũng chỉ ra nhà nước có những chức năng sau: - Đảm bảo quốc phòng an ninh - Bảo vệ chế độ tư hữu - Thực hiện các hoạt động kinh tế khi vượt quá khả năng của từng xí nghiệp riêng lẻ
- 3.2.2. Lý thuyết giá trị 3.2.2.1. Lý thuyết giá trị của W.Petty • Ông là người đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động • Ông đưa ra quan niệm về giá trị thông qua giá cả. Có 2 loại giá cả: - Giá cả chính trị: (giá cả thị trường) chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên - Giá cả tư nhiên: dựa trên hao phí lao động Cùng một thời gian lao động, người nông dân sản xuất ra 2 barrel lúa mì, người thợ mỏ khai thác được 1 ounce bạc thì 1 ounce bạc là giá cả tự nhiên của 2 barrel lúa mì • Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải • Ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng thương khi cho rằng chỉ lao động khai thác bạc mới tạo ra giá trị, các lao động khác tạo ra giá trị khi đặt quan hệ so sánh với lao động khai thác bạc • Ông cho rằng năng suất lao động tỉ lệ nghịch với giá trị hàng hóa
- 3.2.2. Lý thuyết giá trị (tiếp) 3.2.2.2. Lý thuyết giá trị của A.Smith • Ông phân biệt GTSD và GTTĐ và khẳng định GTSD không quyết định GTTĐ • Ông đưa ra 2 định nghĩa về giá trị: - ĐN 1: giá trị do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định - ĐN 2: giá trị là lao động có thể trao đổi với hàng hóa đó • Về lượng giá trị hàng hóa = tiền lương + lợi nhuận +địa tô • Ông cho rằng, giá cả tự nhiên là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, có tính khách quan. Giá cả thị trường (giá bán) phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu • Ông cũng cho rằng: NSLĐ tỉ lệ nghịch với giá trị hàng hóa • Có 2 quy luật quyết định giá trị hàng hóa - Trong sản xuất hàng hóa giản đơn: giá trị do lao động hao phí quyết định - Trong chủ nghĩa tư bản: giá trị do các nguồn thu nhập quyết định
- 3.2.2. Lý thuyết giá trị (tiếp) 3.2.2.2. Lý thuyết giá trị của A.Smith • Ưu điểm: - Ông đã phân biệt được GTSD với GTTĐ - Ông để lại tiền đề là: giá trị do hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa quyết định - Là người đầu tiên đề cập đến lượng giá trị hàng hóa - Ông thấy giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất nhưng chưa nêu rõ • Hạn chế - Ông đưa ra 2 định nghĩa về giá trị trong đó chỉ có 1 ĐN đúng - Ông nhầm lẫn giữa việc tạo ra giá trị và phân phối giá trị khi ông đưa ra 2 quy luật quyết định giá trị hàng hóa
- 3.2.2. Lý thuyết giá trị (tiếp) 3.2.2.3. Lý thuyết giá trị của D. Ricardo • Đây là lý thuyết trung tâm trong HTKT của D.Ricardo • Về phương pháp nghiên cứu: D.Ricardo nghiên cứu kỹ lý thuyết giá trị của A.Smith, kế thừa những luận điểm đúng, loại bỏ những luận điểm sai, bổ sung những luận điểm mới, từ đó xây dựng nên lý thuyết giá trị của riêng mình. Đó là đỉnh cao của lý thuyết giá trị của trường phái KTCT tư sản cổ điển • Ông cũng phân biệt GTSD với GTTĐ và thấy rằng GTSD là tiền đề cho GTTĐ • Ông gạt bỏ ĐN sai, giữ lại ĐN đúng về giá trị hàng hóa và khẳng định trong mọi xã hội, giá trị đều do lao động hao phí quyết định, giá trị không phụ thuộc vào tiền lương • Lượng giá trị hàng hóa không phải được quyết định bởi lao động cá biệt mà được quyết định bởi lao động đồng nhất của con người. Nhưng ông lại cho rằng lao động trong điều kiện xấu quyết định giá trị hàng hóa • Ông đặt vấn đề phân biệt lao động giản đơn và lao động phức tạp những chưa nêu được nguyên tắc quy đổi
- 3.2.2. Lý thuyết giá trị (tiếp) 3.2.2.3. Lý thuyết giá trị của D. Ricardo • Về lượng giá trị hàng hóa: ngoài lao động sống còn bao gồm một phần chi phí lao động vào máy móc Giá trị hàng hóa = lao động sống+lao động quá khứ trong máy móc • Ông phân biệt giá cả tự nhiên (giá trị) và giá cả thị trường và cho rằng giá cả thị trường phu thuộc vào quan hệ cung cầu. Nhưng quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng chứ không quyết định giá cả thị trường. Nhân tố quyết định giá cả thị trường chính là giá trị hàng hóa • Ông đã chứng minh được năng suất lao động tỉ lệ nghịch với giá trị hàng hóa • Ông nêu ra 2 quy luật quyết định lượng giá trị hàng hóa: - Đối với hàng hóa thông thường: giá trị do hao phí lao động quyết định - Đối với hàng hóa khan hiếm, giá trị do giá trị sử dụng quyết định
- 3.2.2. Lý thuyết giá trị (tiếp) 3.2.2.3. Lý thuyết giá trị của D. Ricardo • Ưu điểm: - Gạt bỏ những nội dung sai, giữ lại nội dung đúng đắn trong lý thuyết giá trị của Smith - Giá trị hàng hóa do lao động đồng nhất quy định - Bổ sung thêm lao động quá khứ vào máy móc khi xác định lượng giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa = c1 +v+m - Có xét đến lao động giản đơn và lao động phức tạp - Ông chứng minh được NSLĐ tỉ lệ nghịch với giá trị hàng hóa • Hạn chế: - Ông đưa ra 2 nguyên tắc xác định giá trị hàng hóa: đối với hàng hóa thông thường, giá trị do lao động hao phí quyết định; đối với hàng hóa khan hiếm, giá trị do giá trị sử dụng quyết định - Chưa thấy được chất của giá trị hàng hóa - Chưa phân biệt giá trị hàng hóa với giá cả sản xuất
- 3.2.2. Lý thuyết giá trị (tiếp) 3.2.2.4. Lý thuyết giá trị của Sismondi • Ông thấy rằng: lao động là nguồn gốc của mọi của cải • Ông thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị • Ông kế thừa quan điểm của A.Smith khi cho rằng: Giá trị = Tiền lương + Lợi nhuận + Địa tô • Ông cho rằng: giá trị hàng hóa được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội • Ông cho rằng giá trị tương đối của hàng hóa được quy định bởi cạnh tranh và lượng cầu về hàng hóa
- 3.2.3. Lý thuyết tiền tệ 3.2.3.1. Lý thuyết tiền tệ của W. Petty • Ông chuyển từ quan điểm trọng thương sang quan điểm cổ điển về tiền và cho rằng tiền chỉ là 1% sự giàu có, do đó có quá nhiều tiền cũng không tốt • Ông nghiên cứu MQH giữa 2 thứ kim loại đóng vai trò tiền tệ là vàng và bạc, và cho rằng mối quan hệ giữa chúng do hao phí lao động khai thác vàng và bạc quyết định • Ông là người đầu tiên nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ và cho rằng số lượng tiền cần thiết trong lưu thông tỉ lệ thuận với số lượng hàng hóa và tỉ lệ nghịch với tốc độ chu chuyển của tiền • Ông cũng thấy rằng thời hạn thanh toán càng dài thì số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông càng lớn
- 3.2.3. Lý thuyết tiền tệ (tiếp) 3.2.3.2. Lý thuyết tiền tệ của A.Smith • Ông thấy được tính khách quan của sự xuất hiện tiền là do trao đổi • Ông cho rằng tiền là phương tiện kỹ thuật của trao đổi, là bánh xe vĩ đại của lưu thông… • Ông ủng hộ quy luật lưu thông tiền tệ của W.Petty và cho rằng giá cả hàng hóa sẽ quyết định số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông chứ không phải ngược lại • Ông nghiên cứu về tiền giấy và cho rằng tiền giấy nhiều ưu điểm và có thể thay thế tiền vàng trong lưu thông • Hạn chế: mới chỉ thấy chức năng phương tiện lưu thông, chưa làm rõ được bản chất và các chức năng khác của tiền
- 3.2.3. Lý thuyết tiền tệ (tiếp) 3.2.3.3. Lý thuyết tiền tệ của D.Ricardo • Lúc đầu, ông đứng vững trên lý thuyết giá trị lao động để đưa ra quan niệm đúng đắn về tiền • Giá trị của tiền do vật liệu làm ra tiền quyết định • Ông đưa ra khái niệm: giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị • Ông ủng hộ quy luật lưu thông tiền tệ của Petty và cho rằng: với giá trị nhất định của tiền, số lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc vào tổng giá cả hàng hóa • Tiền giấy không có giá trị, giá trị của tiền giấy được quyết định bởi lượng vàng mà chúng đại diện • Sau đó, ông lại đi theo lý thuyết số lượng tiền tệ và cho rằng: • Giá trị của tiền phụ thuộc vào số lượng của tiền trong lưu thông • Ông lẫn lộn giữa tiền giấy và tiền vàng khi cho rằng tiền giấy có thể thay thế tiền vàng • Để khắc phục lạm phát, cần phải hạn chế khai thác vàng hoặc chuyển một số lượng vàng ra nước ngoài để khôi phục thị giá của tiền giấy
- 3.2.3. Lý thuyết tiền tệ (tiếp) 3.2.3.3. Lý thuyết tiền tệ của D.Ricardo • Điểm hạn chế: • Ông chưa phân biệt giữa tiền giấy với tiền vàng, • Ông lẫn lộn giữa lưu thông tiền giấy và lưu thông tiền vàng • Ông chưa đi sâu nghiên cứu bản chất và các chức năng của tiền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử Triết học phương Tây (Trình độ cử nhân)
156 p | 213 | 40
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 3
12 p | 110 | 12
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 6: Học thuyết J.M.Keynes và trường phái Keynes
20 p | 101 | 10
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 8: Trường phái chính hiện đại
18 p | 70 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 3: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
26 p | 84 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 4: Kinh tế chính trị học của K.Marx và V.I.Lenin
13 p | 76 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 5: Trường phái tân cổ điển
12 p | 117 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 9: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế
18 p | 84 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 2: Trường phái trọng thương
16 p | 76 | 7
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 6
17 p | 113 | 6
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Trường phái tự do mới
44 p | 62 | 5
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế
10 p | 43 | 3
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 1 - Vũ Thị Thu Hương
11 p | 15 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Vũ Thị Thu Hương
26 p | 13 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 6 - Vũ Thị Thu Hương
21 p | 8 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 7 - Vũ Thị Thu Hương
20 p | 13 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 8 - Vũ Thị Thu Hương
22 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn