intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 1 - Vũ Thị Thu Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế; Quá trình hình thành và phát triển của các học thuyết kinh tế; Phương pháp nghiên cứu; Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 1 - Vũ Thị Thu Hương

  1. Chào mừng các bạn đến với lớp học trực tuyến Môn học: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Giảng viên phụ trách: Vũ Thị Thu Hương
  2. Môn học LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Thời lượng: 2 tín chỉ, 33 giờ (gồm giờ giảng và hệ thống môn học) Kiểm tra: 1 bài Tài liệu học tập: Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế do PGS.TS Vũ Thị Vinh và PGS.TS Hà Quý Tình đồng chủ biên Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử học thuyết kinh tế do PGS.TS Vũ Thị Vinh chủ biên
  3. Chương 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
  4. 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế. Đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. - Tư tưởng kinh tế rộng hơn, bao hàm học thuyết kinh tế trong đó; con Học thuyết kinh tế là một bộ phận của tư tưởng kinh tế nhưng mang tính hệ thống, chủ yếu, cốt lõi của tư tưởng kinh tế
  5. 1.2.Qu HTKT trọng á trình thương hình HTKT trọng nông thành HTKT Cổ điển và Anh phát HTKT tiểu tư sản triển HTKT tầm của thường HTKT Mác HTKT cổ điển các mới HTKT Keynes học HTKT chủ nghĩa tự do mới thuyết HTKT trường kinh tế phái chính hiện
  6. Những vấn đề cốt lõi của Lịch sử các học thuyết kinh tế • Giá trị hàng hóa là gì? Nó được hình thành, phân phối, trao đổi và sử dụng như thế nào? • Quan niệm và hành xử của nhà sản xuất và người tiêu dùng đối với giá trị hàng hóa trên thị trường là như thế nào? • Tại sao nền kinh tế xảy ra khủng hoảng, sản xuất trì trệ, lạm phát và thất nghiệp gia tăng? • Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc sản xuất, phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị hàng hóa trong lịch sử phát triển của nhân loại?
  7. 1.3.Phương pháp nghiên cứu • Thứ nhất là Phương pháp biện chứng duy vật: đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau; trong trạng thái phát triển không ngừng của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. • Thứ hai là Phương pháp lịch sử: Phương pháp luận lịch sử đòi hỏi đánh giá các học thuyết kinh tế cần căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử kinh tế xã hội làm nảy sinh những học thuyết kinh tế đó • Thứ ba là các phương pháp khác: phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp phê phán, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp….nhằm chỉ rõ những thành tựu khoa học, những hạn chế cũng như sự kế thừa, phát triển của các quan điểm kinh tế của các đại biểu khác nhau.
  8. 1.4. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu 1.4.1. Mục đích nghiên cứu • Nhằm vạch rõ quy luật về sự phát sinh, phát triển và thay thế lẫn nhau của những quan điểm kinh tế, • Hiểu sâu hơn những thành tựu khoa học kinh tế, nâng cao trình độ tư duy kinh tế • Phê phán những tư tưởng bảo thủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế của xã hội phát triển cao hơn.
  9. 1.4.2.Chức năng nghiên cứu • Chức năng nhận thức: môn Lịch sử các học thuyết kinh tế sẽ cung cấp kiến thức khoa học kinh tế chính trị và các khoa học kinh tế ngành, nâng trình độ hiểu biết của sinh viên về nền kinh tế thị trường. • Chức năng phương pháp luận: cung cấp hệ thống quan điểm, lý luận kinh tế, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các môn khoa học kinh tế khác, đặc biệt là các vấn đề kinh tế thị trường và các môn khoa học kinh tế chuyên ngành • Chức năng thực tiễn: giúp cho các thế hệ sau trên cơ sở nhận thức các bài học lịch sử để vạch ra con đường phát triển kinh tế đúng đắn. • Chức năng tư tưởng: Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, phục vụ mục đích, quyền lợi của giai cấp đó. Không có tư tưởng kinh tế phi giai cấp.
  10. 1.4.3. Ý nghĩa nghiên cứu • Môn Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp những cơ sở lý luận và căn cứ khoa học để hình thành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đổi mới, góp phần đưa đất nước nhanh chóng bước lên con đường văn minh và giàu đẹp
  11. Kết thúc chương 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2