Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 8 - Vũ Thị Thu Hương
lượt xem 2
download
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 8: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới và trường phái chính hiện đại, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới; học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại; Nền kinh tế thị trường xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức; học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Phái trọng tiền. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 8 - Vũ Thị Thu Hương
- Chương 8 Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới và trường phái chính hiện đại
- 8.1. HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.1. Hoàn cảnh ra đời HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.2. Đặc điểm HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.3. Nội dung HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.3.1. Nền kinh tế thị trường xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức 8.1.3.2. HTKT của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Phái trọng tiền
- 8.1.1. Hoàn cảnh ra đời HTKT của chủ nghĩa tự do mới • Xuất hiện những năm 50 của thế kỷ 20 • Nguyên nhân: mặt trái của HTKT của Keynes xuất hiện ở các nước tư bản khi quá đề cao vai trò của nhà nước: - Khu vực nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả - Nền kinh tế xuất hiện hiện tượng đình-lạm - Nhà nước phản ứng chậm trước sự biến động của thị trường
- 8.1.2. Đặc điểm HTKT của chủ nghĩa tự do mới • Kết hợp tư tưởng tự do kinh tế của trường phái cổ điển và cổ điển mới với tư tưởng nhà nước can thiệp điều tiết nền kinh tế của Keynes để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế • Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa tự do mới: cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở một mức độ nhất định • Khẩu hiệu của chủ nghĩa tự do mới: thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn • Họ nhấn mạnh đến yếu tố cá nhân quyết định sản xuất và tiêu dùng
- 8.1.3. Nội dung HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.3.2. Phái trọng tiền – Trường phái Chicago • Đại biểu: Milton Friedman (1912-2006) • Là người sáng lập ra phái trọng tiền • Ông theo học chuyên ngành toán toán học và kinh tế • Tư tưởng chính trị của Friedman nhấn mạnh những ưu thế của thị trường và những bất lợi khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế • Lý thuyết nổi tiếng: chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân • Năm 1976: ông được nhân giải thưởng Nobel về kinh tế • Ông là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất ở nửa sau thế kỷ 20
- 8.1.3. Nội dung HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.3.2. Phái trọng tiền – Trường phái Chicago • Họ cho rằng: mức cung tiền tệ là nhân tố có tính quyết định đến sản lượng quốc gia - Phái trọng tiền đưa ra công thức: M.V = P.Q Nếu V(tốc độ lưu thông của tiền tệ) ổn định sản lượng quốc gia phụ thuộc vào mức cung tiền - M.Friedman nghiên cứu cung cầu về tiền và thấy rằng: + Cầu về tiền có tính ổn định cao bởi vì: Cầu về tiền là sự lựa chọn giữa các nhân tố của của cải, phụ thuộc vào những mong đợi hợp lý được hình thành từ các loại của cải, tài sản: Tỉ suất thu nhập mong đợi danh nghĩa từ cổ phiếu Tỉ suất thu nhập mong đợi từ trái phiếu Sự thay đổi mong đợi từ giá cả Kết quả mong đợi từ đầu tư vào tư bản con người Thu nhập thực tế
- 8.1.3. Nội dung HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.3.2. Phái trọng tiền – Trường phái Chicago Động lực giữ tiền là để đưa khối lượng hàng hóa ra thị trường mà khối lượng hàng hóa có tính ổn định cao cho nên cầu về tiền có tính ổn định cao + Cung tiền phụ thuộc vào quyết định chủ quan của chính phủ Do đó, mức cung tiền tệ quá nhiều hay quá ít đều có thể ảnh hưởng lớn đến sản lượng quốc gia - Ông cho rằng: nguyên nhân xảy ra cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là do Cục dự trữ liên bang đã phát hành lượng tiền quá ít so với nhu cầu - Ông đề nghị: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ, cần tăng mức cung tiền tệ trung bình từ 3-4%/năm.
- 8.1.3. Nội dung HTKT của chủ nghĩa tự do mới 8.1.3.2. Phái trọng tiền – Trường phái Chicago • Thứ hai: về ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát - Giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền trong nền kinh tế: MV=PQ thì P=MV/Q - Lạm phát là căn bệnh nan giải trong nền kinh tế thị trường vì + giá cả hàng hóa phụ thuộc vào mức cung tiền mà mức cung tiền lại phụ thuộc vào quyết định chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước + thất nghiệp là hiện tượng bình thường vì nền kinh tế có thất nghiệp tự nhiên + lạm phát gây ra hiện tượng thất nghiệp - Vấn đề quan trọng là cần phải ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát • Thứ ba: Phái trọng tiền ủng hộ cho tự do cạnh tranh, ủng hộ cho chế độ tư hữu và bảo vệ quyền tự do hoạt động của các doanh nghiệp Họ cho rằng, nền KTTT TBCN luôn trong trạng thái cân bằng động, có khả năng tự điều chỉnh theo các quy luật kinh tế vốn có. Vì vậy, nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế. Nếu có can thiệp, cũng chỉ nên dừng lại ở chính sách tiền tệ với việc điều chỉnh mức cung tiền
- 8.2. HTKT của trường phái chính hiện đại 8.2.1. Hoàn cảnh ra đời • Xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 • Nguyên nhân: do hạn chế của HTKT cổ điển, cổ điển mới, chủ nghĩa tự do mới; và những hạn chế trong lý thuyết nhà nước điều tiết nền kinh tế của Keynes. Xu hướng xích lại gần nhau của các học thuyết kinh tế và kết hợp các HTKT trong lịch sử hình thành Trường phái Chính hiện đại • Đại biểu: Paul Anthony Samuelson (1915-2009) - Ông là người sáng lập khoa Kinh tế học của Viện nghiên cứu Massachusetts (MIT), là giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học NewYork - Năm 1970, ông được giải Nobel về kinh tế với tác phẩm Kinh tế học nổi tiếng, cuốn sách hàng đầu về kinh tế học và được sử dụng làm giáo trình giảng dạy kinh tế ở nhiều trường đại học ở nhiều quốc gia khác nhau - Ông còn là cố vấn chuyên môn cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Văn phòng ngân sách và là thành viên của Hội đồng tư vấn kinh tế Tổng thống Mỹ John F.Kenedy và Lyndon B.Johnson
- 8.2.3. Đặc điểm phương pháp luận của trường phái chính hiện đại • Sử dụng tổng hợp các quan điểm và các phương pháp kinh tế của các trường phái trong lịch sử • Họ sử dụng phương pháp phân tích kinh tế vi mô và phương pháp phân tích vĩ mô để trình bày các vấn đề kinh tế học • Lý thuyết kinh tế trung tâm là lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
- 8.2.3. Nội dung HTKT của trường phái chính hiện đại 8.2.3.1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp 8.2.3.2. Lý thuyết về đường giới hạn khả năng sản xuất 8.2.3.3. Lý thuyết về thất nghiệp 8.2.3.4. Lý thuyết về lạm phát 8.2.3.5. Lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và cú hích từ bên ngoài
- 8.2.3.1 Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp Vai trò Cơ chế thị trường của nhà nước
- 8.2.3.1.1. Cơ chế thị trường • KN cơ chế thị trường: là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các doanh nghiệp tác động lẫn nhau để xác định 3 vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? - SX cái gì? Sẽ được lựa chọn thông qua lá phiếu bằng tiền của người tiêu dùng - SX ntn? Được xác định bằng cạnh tranh giữa những người sản xuất - SX cho ai? Phụ thuộc vào quan hệ cung cầu các yếu tố sản xuất trên thị trường • Đặc điểm của cơ chế thị trường: là một trật tư kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan, là cơ chế tinh vi phối hợp hoạt động của các chủ thể kinh tế thông qua giá cả thị trường • Thị trường là cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa dịch vụ • Giá cả thị trường là tín hiệu của thị trường - điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế - là kết quả cân bằng lợi ích giữa người mua và người bán, là sự cân bằng giữa cung và cầu
- 8.2.3.1.1. Cơ chế thị trường (tiếp) • Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của 2 ông vua: - Người tiêu dùng: điều khiển thị trường bằng lá phiếu tiền - Kỹ thuật: hạn chế tiêu dùng do chỉ những gì sản xuất tạo ra thì người tiêu dùng mới có thể tiêu dùng. Người sản xuất thực hiện sản xuất vì mục tiêu lợi nhuận nên họ chỉ sản xuất ra những mặt hàng có lợi nhuận và sẵn sàng từ bỏ những mặt hàng có lợi nhuận thấp để chuyển sang sản xuất những mặt hàng có lợi nhuận cao hơn - Thị trường là trung gian hòa giải sở thích của người tiêu dùng và hạn chế về công nghệ. Kết hợp sở thích người tiêu dùng với quyết định sản xuất của các doanh nghiệp mới thực sự xác định hàng hóa gì sẽ được sản xuất • Động lực vận động và phát triển của thị trường chính là lợi nhuận. Do các doanh nghiệp chay theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, họ tìm cách sử dụng tối ưu nguồn lực đầu vào, nền kinh tế phát triển linh hoạt và hiệu quả
- SX cái gì? SX ntn? SX cho ai?
- 8.2.3.1.1. Cơ chế thị trường (tiếp) • Cơ chế thị trường còn có những khuyết tật - Hiện tượng độc quyền và các hình thức cạnh tranh không hoàn hảo - Các ngoại ứng tiêu cực - Chênh lệch phân phối thu nhập không thể chấp nhận được cả về khía cạnh chính trị và đạo đức
- 8.2.3.1.2. Vai trò kinh tế của nhà nước • Một là: Sửa chữa những thất bại của thị trường - Độc quyền gây tổn thất cho nền kinh tế vì nó hạn chế tiêu dùng, không kích thích cải tiến kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, xã hội phải tiêu dùng hóa hóa với giá cao… làm giảm tính hiệu quả của thị trường cạnh tranh. Vì vậy, nhà nước cần can thiệp để hạn chế độc quyền bằng cách ban hành Luật cạnh tranh và luật chống độc quyền - Kinh tế thị trường làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nhà nước phải ban hành và thực thi Luật bảo vệ tài nguyên môi trường • Hai là: đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế - Nền kinh tế thị trường tạo ra bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Nhà nước cần phải điều tiết phân phối lại thu nhập - Công cụ điều tiết thu nhập là thuế lũy tiến và thuế thu nhập cao - Nhà nước cần xây dựng hệ thống hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương trước các quan hệ thị trường
- 8.2.3.1.2. Vai trò kinh tế của nhà nước (tiếp) • Nhà nước đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô: Nhà nước kiểm soát chu kỳ kinh doanh thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - Chính sách tài khóa: quyền lực đánh thuế và chi tiêu của nhà nước - Chính sách tiền tệ: kiểm soát mức cung tiền để ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế • Nhà nước cũng có những khuyết tật: - Sự lựa chọn của nhà nước không phải luôn đúng - Đôi khi nhà nước can thiệp sai, làm méo mó các quan hệ thị trường - Vốn đầu tư của nhà nước có thể không hiệu quả
- 8.2.3.6. Lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn và cú hích từ bên ngoài (Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) • Nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế gồm: nguồn nhân lực (L); nguồn tài nguyên thiên nhiên (R); vốn (K) và công nghệ (T) • Ở các nước đang phát triển, các nguồn lực này đều thiếu và yếu - Nguồn nhân lực: + Các nước đang phát triển dân số đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp: tình trạng sức khỏe, tuổi thọ bình quân + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các biện pháp: Cải thiện đời sống, nâng cao mức dinh dưỡng Xây dựng bệnh viện, mở rộng hệ thống y tế Đầu tư cho giáo dục đào tạo, xóa mù chữ, nâng cao trình độ chuyên môn
- 8.2.3.6. Lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn và cú hích từ bên ngoài (tiếp theo) - Nguồn tài nguyên thiên nhiên + Nghèo tài nguyên, tài nguyên giá trị nhất là đất đai + cần khai thác đất đai có hiệu quả, đi đôi với làm giàu độ màu mỡ cho đất đai + Lựa chọn hình thức sở hữu phù hợp để khuyến khích chủ trại đầu tư vốn, kỹ thuật - Vốn: + Là tiền đề đầu tiên, giữa vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế + Ở các nước nghèo, thu nhập thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế ít + Một số nước vay vốn từ bên ngoài để phát triển, song khả năng trả nợ không cao, chứa đựng nguy cơ khủng hoảng nợ + Vốn là vấn đề nan giải đối với các nước nghèo - Về công nghệ: + là yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế + các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật kém nhưng có lợi thế nước đi sau, có thể học hỏi công nghệ của các nước tiên tiến để thực hiện mục tiêu tăng trưởng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử Triết học phương Tây (Trình độ cử nhân)
156 p | 211 | 39
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Tây
174 p | 131 | 23
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - ĐH Phạm Văn Đồng
116 p | 95 | 11
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 6: Học thuyết J.M.Keynes và trường phái Keynes
20 p | 93 | 10
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 8: Trường phái chính hiện đại
18 p | 68 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 3: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
26 p | 84 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 4: Kinh tế chính trị học của K.Marx và V.I.Lenin
13 p | 73 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 5: Trường phái tân cổ điển
12 p | 106 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 9: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế
18 p | 77 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 2: Trường phái trọng thương
16 p | 71 | 7
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Trường phái tự do mới
44 p | 61 | 5
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế
10 p | 40 | 3
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 1 - Vũ Thị Thu Hương
11 p | 13 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Vũ Thị Thu Hương
26 p | 11 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 3 - Vũ Thị Thu Hương
35 p | 12 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 6 - Vũ Thị Thu Hương
21 p | 8 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 7 - Vũ Thị Thu Hương
20 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn