intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 1: Tổng quan về hải quan Việt Nam

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 1: Tổng quan về hải quan Việt Nam. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: lịch sử phát triển của hải quan thế giới và hải quan Việt Nam; vai trò của hải quan Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ của hải quan Việt Nam; cơ sở pháp lý của hải quan Việt Nam; hiện đại hóa hải quan;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 1: Tổng quan về hải quan Việt Nam

  1. NGHIỆP VỤ HẢI QUAN Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế Trường ĐH Thương mại 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN VN Quản trị tác nghiệp TMQT 2 1
  2. 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HẢI QUAN THẾ GIỚI VÀ HẢI QUAN VN Lịch sử phát triển của hải quan thế giới: • 12/9/1947: UB Hợp tác Kinh tế Châu Âu nhất trí thành lập nhóm nghiên cứu để xem xét thành lập một Liên minh hải quan giuwacs các nước châu Âu trên cơ sở các nguyên tắc của GATT • 1952: Thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan • 1995: Tổ chức HQ thế giới - WCO 3 Cơ cấu tổ chức WCO 4 2
  3. Lịch sử phát triển của hải quan thế giới Mục tiêu: • Khuyến khích trao đổi thương mại hợp pháp qua biên giới • Hài hòa hóa và tiêu chuẩn hóa các thủ tục hải quan • Khuyến khích các cơ quan hải quan trao đổi thông tin, phát triển công nghệ hiện đại • Cải thiện mối quan hệ giữa hải quan và doanh nghiệp • Trợ giúp hải quan của các nước 5 Sự ra đời và phát triển của Hải quan Việt nam • 10/9/1945, thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu, khai sinh ra ngành thuế quan cách mạng, tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay. • 1951-1955- Sở thuế quan • 1955-1962: Sở Hải quan • 1962-1984: Cục Hải quan Trung ương thuộc Bộ Ngoại thương • Ngày 20/8/1984, Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) • 2002-nay: Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài Chính 6 3
  4. 1.2. VAI TRÒ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM • Xác định những mặt hàng trọng điểm, ngăn chặn, bắt giữ những hàng hoá độc hại, hàng giả đi kèm chứng từ giả mạo hoặc hàng buôn lậu qua biên giới. • Với vai trò của người gác cửa, là đơn vị tuyến đầu, Hải quan cần có cách tiếp cận nhiều mũi trong cuộc chiến chống lại việc buôn bán những sản phẩm nguy hiểm để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho ngườì tiêu dùng. 7 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM Chức năng quản lý nhà nước của hải quan VN được quy định trong luật hải quan gồm: • - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; • - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; • - Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; • - Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan; • - Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan; • - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; 8 4
  5. 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM • Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; • Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; • Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; • Thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; • Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 9 • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; • Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; • Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan; 10 5
  6. • Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan; • Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; • Thống kê nhà nước về hải quan; • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan; • Hợp tác quốc tế về hải quan. 11 12 6
  7. 1.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HẢI QUAN VN CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC TẾ: 1. Công ước về hài hoà và đơn giản hoá thủ tục Hải quan. 2. Công ước quốc tế về Hệ thống điều hoá về mô tả và mã hoá hàng hoá (HS) 3. Các quy định về Hải quan trong GATT/WTO và ASEAN/AFTA 13 1. Công ước về hài hoà và đơn giản hoá thủ tục Hải quan (Công ước Kyoto) • Sự ra đời và phát triển của công ước Kyoto. • Lợi ích của công ước. • Các nguyên tắc của công ước. • Cơ cấu của công ước Kyoto 1973 và bản sửa đổi 1999. 14 7
  8. Cơ cấu của công ước Kyoto 1973 và bản sửa đổi 1999. • 1973: Hội đồng Hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý ra đời Công ước Kyoto gồm Thân công ước (19 điều gồm phạm vi, cơ cấu, quản lý, tham gia và sửa đổi bổ sung) và 30 phụ lục. Có 63 nước tham gia. Có hiệu lực năm 1974 – năm 1997 VN tham gia Thân công ước và 3 phụ lục (A1-các thủ tục trước khi xuất trình tờ khai hải quan, B1 nhập khẩu và C1 xuất khẩu) • 1999: Sửa đổi công ước Kyoto cho phù hợp với sự phát triển của thương mại, khoa học kỹ thuật và công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Gồm: – Nghị định thư sửa đổi – Thân công ước – Phụ lục tổng quát – Phụ lục chuyên đề – Hướng dẫn thực hành 15 Các nguyên tắc của công ước Kyoto (i)Công ước quy định áp dụng tối đa công nghệ thông tin; (ii) Công ước quy định áp dụng kỹ thuật tiên tiến như quản lý rủi ro, kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, các biện pháp bảo đảm và trao đổi thông tin trước khi hàng đến cho phép giải quyết được mâu thuẫn giữa đảm bảo tăng cường kiểm soát hải quan và tạo thuận lợi thương mại; (iii) Công ước yêu cầu tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và ngược lại doanh nghiệp cam kết cộng tác chặt chẽ với Hải quan trong lĩnh vực kiểm soát và tăng cường pháp luật, (iv) Công ước có cấu trúc liên kết tạo ra hệ thống công cụ pháp lý lô gic và gắn kết giữa Thân, Phụ lục Tổng quát và 10 Phụ lục Chuyên đề, (v) Công ước có mức độ ràng buộc cao hơn đối với các thành viên Công ước như quy định cơ chế bảo lưu chặt chẽ, yêu cầu bên tham gia tối thiểu phải chấp nhận Thân và Phụ lục Tổng quát và không được phép bảo lưu với chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp. (vi) Cơ chế sửa đổi và bổ sung thông qua Uỷ ban quản lý Công ước bao gồm các bên tham gia giúp Công ước vận động linh hoạt và luôn phù hợp thực tiễn của thương mại, (vii) Công ước cho phép thời gian quá độ là 3 năm với chuẩn mực và 5 năm với chuẩn mực chuyển tiếp kể từ khi Công ước có hiệu lực đối với bên tham gia. 16 8
  9. Nội dung công ước Kyoto sửa đổi • Nghị định thư sửa đổi. Nghị định thư sửa đổi là văn bản tuyên bố chính thức việc sửa dổi bổ sung Công ước 1973 và quy định các thủ tục để các quốc gia tham gia Công ước sửa đổi. • Thân công ước. Thân công ước sửa đổi là các quy định về cơ chế sửa đổi bổ sung Công ước, cơ chế quản lý Công ước thông qua Uỷ ban quản lý Công ước, cơ chế ràng buộc pháp lý và bảo lưu đối với bên tham gia Công ước; các quy định về các thủ tục hành chính khác. • Phụ lục Tổng quát: phụ lục Tổng quát bao gồm những quy định liên quan đến những thủ tục hải quan cốt lõi và được áp dụng cho tất cả phụ lục chuyên đề. Phụ lục tổng quát chia thành 10 chương bao gồm các chuẩn mực và các chuẩn mực chuyển tiếp đề cập đến các thủ tục khai báo kiểm tra chứng từ, hàng hoá, tính thuế, các biện pháp đảm bảo, cách thức cung cấp thông tin cho các bên liên quan, quy định về cơ chế khiếu nại các quyết định của hải quan… • Phụ lục chuyên đề: bao gồm 10 phụ lục, mỗi phụ lục gồm một số chương liên quan đến thủ tục đặc thù cho từng loại hình xuất nhập khác nhau như quá cảnh, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, hành khách xuất nhập cảnh… • Hướng dẫn thực hành: Để giải thích và dễ dàng thực hiện Công ước, những hướng dẫn thực hành là văn bản không ràng buộc về mặt pháp lý, giúp cho các bên tham gia hiểu sâu hơn về Công ước và đưa ra những khuyến nghị và thông lệ về cách thức thực hiện. 17 Lợi ích của công ước Kyoto • Một là, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi cho phép cơ quan Hải quan vừa duy trì kiểm soát hải quan, đồng thời vẫn đảm bảo tạo thuận lợi thương mại. • Hai là, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi đem lại lợi ích cho tất cả các phương thức vận tải. • Ba là, Công ước Kyoto sửa đổi đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển. • Bốn là, Công ước Kyoto sửa đổi giúp chính phủ giải quyết với các thách thức mới về thương mại điện tử. • Cuối cùng, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi còn giúp cải thiện an ninh trong dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế. 18 9
  10. 2. Công ước quốc tế về Hệ thống điều hòa về mô tả và mã hoá hàng hoá (Harmonized System -HS) • Khái niệm công ước HS. • Cơ quan điều hành. • Cấu trúc của Hệ thống HS. • Quy tắc tổng quát giải thích phân loại hàng hóa theo HS. 19 Khái niệm công ước HS • Là một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá. hiện có trên 200 quốc gia và các nền kinh tế đang áp dụng hệ thống HS trong biểu thuế quan và danh mục thống kê ngoại thương. • Sản phẩm trí tuệ của đại biểu 60 tổ chức Hải quan các nước thành viên sáng lập và 20 tổ chức quốc tế khác nghiên cứu trong thời gian gần 10 năm (1976 - 1983) • Gồm 21 phần, 96 chương, 1241 nhóm và 5338 phân nhóm gồm 350.000 mặt hàng động sản . Phiên bản: 1988, 1992, 1996, 2002 và 2005 20 10
  11. Cơ quan điều hành công ước HS • Hội đồng hợp tác hải quan (CCC) tiền thân của Tổ chức Hải quan thế giới-WCO được thành lập theo công ước Bruxel năm 1950. Đến 1994 đc đổi tên thành WCO. Có nhiệm vụ: – Xem xét đề nghị sửa đổi Công ước, danh mục HS do UB HS, các nước thành viên đệ trình – Thông qua các chú giải chi tiết, các văn bản hướng dẫn liên quan. • Ủy ban HS: gồm đại diện của các nước thành viên. Nhiệm vụ: – Đề nghị sửa đổi Công ước – Dự thảo chú giải, kiến nghị phân loại… – Dự thảo khuyến nghị sửa đổi công ước – Phổ biến thông tin, hướng dẫn sử dụng HS – Báo cáo các hoạt động liên quan đến HS 21 Các nước thành viên có nhiệm vụ: • Xây dựng các danh mục thuế, danh mục thống kê phù hợp với danh mục HS • Cung cấp công khai số liệu thống kê hàng hóa XNK chi tiết • Chi tiết hóa dòng thuế 22 11
  12. Giải quyết tranh chấp 23 Cấu trúc của Hệ thống HS Gồm: Phần, chương, nhóm, phân nhóm, chú giải và quy tắc tổng quát giải thích Phân loại hàng hóa theo HS • Phần: Mô tả hàng hóa ở cấp độ rộng nhất • Chương: Toàn bộ hàng hoá là động sản đang lưu thông trên thị trường thế giới đã được Công ước HS chia ra làm 96 lĩnh vực khác nhau được đánh số thứ tự từ 01 tới 97 theo một nguyên tắc là nông sản thực phẩm xếp trước rồi đến hàng công nghiệp và chương cuối cùng dành cho văn hoá phẩm và đồ cổ gọi là chương (chương 77 còn bỏ trống). Nhóm: được đánh số thứ tự bằng 4 số Ả Rập, với 2 số đầu là số thứ tự của chương và 2 số sau là vị trí của nó trong chương. Có1250 Nhóm HS Các Nhóm xuất hiện trước trong chương phải là nguyên liệu của các Nhóm xuất hiện sau và ngược lại. Phân nhóm được thể hiện thông qua một cặp thông số: tên phân nhóm và số thứ tự có trong Công ước. Một Phân nhóm cụ thể phải chứa đựng nội dung của nhóm xác định. Trong phân nhóm lại phân thành phân nhóm 1 gạch và phân nhóm 2 gạch 24 12
  13. Tham gia các hiệp định quốc tế về hải quan • ASEAN – CEPT – Hiệp định hợp tác tiểu vùng sông Mekong và Hiệp định quá cảnh ASEAN • APEC • WTO – GATT 1994: – PSI – Quy tắc Xuất xứ – Xác định trị giá hải quan – Quyền sở hữu trí tuệ – WCO-tổ chức hải quan thế giới – Công ước Nairobi: 25 GATT 1994 • Tự do quá cảnh, miễn thuế quá cảnh (ko áp dụng với máy bay quá cảnh) • Xác định trị giá tính thuế: trị giá thực • Phí và lệ phí phải tương ứng với chi phí bỏ ra • Đơn giản hóa thủ tục XNK, yêu cầu về chứng từ, không phạt những sai sót nhỏ ko cố ý • Áp dụng tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đối với vấn đề xuất xứ • Minh bạch hóa các chính sách, quy đinh iên quan đến xnk: quy tắc phân loại và xác định trị giá hải quan, thuế suất, hạn chế xnk… 26 13
  14. Hiệp định kiểm tra trước khi giao hàng (PSI) • Giám định trước khi gửi hàng (PSI) là hoạt động thông qua các công ty tư nhân có chuyên môn để kiểm tra chi tiết vận chuyển hàng hóa – đặc biệt là giá cả, số lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Thường được áp dụng bởi chính phủ của các nước đang phát triển, mục đích nhằm bảo vệ nguồn lợi tài chính của quốc gia (như ngăn chặn thất thoát tư bản, gian lận thương mại cũng như trốn thuế) và bù đắp cho những thiếu sót của bộ máy hành chính. 27 • Các nước sử dụng dịch vụ PSI đều gắn việc cho phép nhập khẩu với điều kiện phải kiểm định hàng hóa. Trong khi đó, những người xuất khẩu lại không thích thú với dịch vụ này. • Hiệp định về Kiểm định trước khi xếp hàng (Hiệp định PSI) của WTO ra đời nhằm điều hòa lợi ích của người xuất khẩu và yêu cầu của nước nhập khẩu 28 14
  15. • So sánh giá trên hợp đồng với giá của hàng hóa Nếu có sự khác biệt về giá, Hiệp định cho phép tính đến những yếu tố ngoài giá một cách hợp lý • Vấn đề kiểm định giá Khi việc kiểm định không thể tiến hành ở nước xuất khẩu thì có thể kiểm định ở nước sản xuất ra hàng hóa 29 • Nghĩa vụ của nước áp dụng PSI Quy định áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia Các luật lệ, thủ tục, tiêu chí của nước yêu cầu kiểm định được công bố rõ ràng • Áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia 30 15
  16. Mối liên hệ với ngành hải quan • PSI cho phép đơn vị kiểm định sử dụng giá XK sang các nước thứ ba để so sánh nhưng Hiệp định ACV lại không cho phép hải quan tham khảo giá XK sang thị trường khác để xác định giá trị tính thuế • Tuy nhiên, nhằm phát hiện gian lận thương mại thông qua việc khai giá quá cao hoặc quá thấp nên hải quan được phép dùng kết quả kiểm định để tham khảo hoặc tính toán thử Tham vấn và Giải quyết Tranh chấp 31 Hiệp định kiểm tra trước khi giao hàng (PSI) • Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo rằng chi phí của hàng hóa được gửi phù hợp với chi phí ghi trên hóa đơn • Tác dụng: – Chuyền tiền ra nước ngoài – Gian lận thương mại – Trốn thuế –… 32 16
  17. Hiệp định Quy tắc xuất xứ • Hiệp định quy định các khái niệm và phạm vi, các quy định điều chỉnh việc áp dụng quy tắc xuất xứ, thỏa thuận về thủ tục thông báo, xem xét, tham vấn và giải quyết tranh chấp • Xác định xuất xư nhằm: – Xác định ưu đãi thương mại cho hàng hóa – Hạn ngạch nk – Áp thuế chống phá giá, đối kháng, tự vệ 33 Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại-TRIPS Hải quan có trách nhiệm: Nội dung QSHTT – Đình chỉ việc giải phóng hàng – Bản quyền và tác – Đơn đề nghị quyền liên quan đến thương mại – Khoản đảm bảo hoặc bảo chứng tương đương – Chỉ dẫn địa lý – Thông báo đình chỉ – Kiểu dáng công – Thời hạn đình chỉ nghiệp – Bồi thường cho chủ sở hữu và người – Bằng phát minh nk – Sơ đồ mạch tích hợp – Quyền kiểm tra và thông tin – Bảo vệ bí mật thương – Hành động mặc nhiên mại – Các biện pháp giải quyết 34 17
  18. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG NƯỚC VĂN BẢN DƯỚI LUẬT: • Nghị quyết của Quốc hội. • Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. • Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. • Nghị định của Chính phủ. • Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. • Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, [[Hội đồng nhân dân], thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. • Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. • Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. • Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND. 35 Luật Hải quan Việt Nam ❖ Khái niệm pháp luật về hải quan: - Pháp luật về Hải quan chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực Hải quan. - Pháp luật về Hải quan bao gồm: Tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan và Hệ thống các văn bản liên quan đến lĩnh vực Hải quan. 36 18
  19. Luật Hải quan Việt Nam • Trước năm 2001: Pháp lệnh hải quan là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác QLNN về hải quan • 2001: Luật hải quan 2001 ra đời – Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước – Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc chính phủ • 2005: Luật hải quan 2005 – Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lãnh thổ hải quan • Luật Hải quan 2014 37 Luật Hải quan năm 2014 1 2 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015; 3 Thông tư 38, 39 BTC; Các Thông tư khác của Bộ Tài chính; 4 Hệ thống các văn bản QPPL khác có liên quan đến lĩnh vực 5 Hải quan. 38 19
  20. 1. Pháp luật về chính sách hàng hoá XNK 2. Pháp luật về thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu 3. Pháp luật về chính sách quản lý tiền tệ, vàng, ngoại hối 4. Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 5. Pháp luật về chính sách quản lý chất lượng HH 6. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 7. Pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và pháp luật về tố tụng hành chính 8. Pháp luật về các điều ước quốc tế 9. … 39 1.6. HIỆN ĐẠI HOÁ HẢI QUAN • Cải cách, hiện đại hóa hải quan là một đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập của đất nước • Xuất phát từ thực trạng, nguồn lực quản lý của ngành Hải quan • Ngành Hải quan đang trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011- 2015, Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020 40 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2