Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Phạm Trí Hùng
lượt xem 10
download
Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 2 do TS. Phạm Trí Hùng biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy. Nội dung bài giảng gồm: Tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật đầu tư, điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật doanh nghiệp, điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật cạnh tranh,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Phạm Trí Hùng
- CHƯƠNG II Khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 1. Tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 2. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật đầu tư 3. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật doanh nghiệp 4. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật cạnh tranh 5. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật chuyên ngành (từ góc độ pháp luật ngân hàng, pháp luật chứng khoán và pháp luật viễn thông…)
- Tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp • Giao dịch M&A được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật. Pháp luật về sáp nhập, mua lại chỉ bao gồm những văn bản, quy phạm đặc thù liên quan đến hành vi “hợp nhất”, “sáp nhập”, “mua lại”. • Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật về kinh tế xét từ đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh đến nguồn pháp luật.
- Khung pháp lý (Legal Framework) • Theo nghĩa hẹp, khung pháp lý là toàn bộ những quy tắc pháp lý, quy định pháp luật điều chỉnh một hoạt động cụ thể của chủ thể. • Ở nghĩa rộng, khung pháp lý còn bao gồm cả những án lệ, học thuyết pháp lý, quan điểm pháp lý hình thành một hành lang pháp lý, cơ sở để điều chỉnh một hoạt động cụ thể của chủ thể. • Với nghĩa kỹ thuật, khung pháp lý là tổng hợp những quy định về thủ tục để thực hiện một hoạt động cụ thể của chủ thể
- Khung pháp lý về sáp nhập, mua lại ở Việt Nam có những cấu thành sau (i) • Thứ nhất, pháp luật doanh nghiệp: quy định sáp nhập, mua lại như một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp. Ngoài ra còn điều chỉnh các cách thức và thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua lại doanh nghiệp tư nhân, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. • Thứ hai, pháp luật cạnh tranh: nhìn nhận sáp nhập, mua lại dưới góc độ hành vi TTKT bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và liên doanh doanh nghiệp; đưa ra các quy định hạn chế các giao dịch sáp nhập, mua lại dựa trên thị phần kết hợp của các bên tham gia giao dịch. • Thứ ba, pháp luật đầu tư: xem xét sáp nhập, mua lại là một hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; đưa ra các quy định về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề và điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
- Khung pháp lý về sáp nhập, mua lại ở Việt Nam có những cấu thành sau (ii) • Thứ tư, pháp luật dân sự: chủ yếu điều chỉnh sáp nhập, mua lại dưới khía cạnh hợp đồng giữa các bên các loại hợp đồng này có thể là hợp đồng mua bán cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng mua bán tài sản … • Thứ năm, pháp luật thuế: khi thực hiện sáp nhập, mua lại thông thường sẽ thay đổi lớn về tài chính, các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế gia trị gia tăng….sẽ phá t sinh vì vậy các bên tham gia phai hoàn thành ̉ tất các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam. • Thứ sáu, pháp luật kế toán: quy định về việc hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra còn được quy định cụ thể tại các văn bản Thông tư số 21/2006/TTBTC, Thông tư số 161/2007/TT BTC, Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh, Chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.
- Khung pháp lý về sáp nhập, mua lại ở Việt Nam có những cấu thành sau (iii) • Thứ bảy, pháp luật kiểm toán: kiểm tra cá c hoat đông vê ̣ ̣ ̀ tà i chí nh cua doanh nghiêp đ ̉ ̣ ể xá c định giá trị tài sản của doanh nghiệp. • Thứ tám, pháp luật sở hữu trí tuệ: điều chỉnh khía cạnh chuyển giao quyền tác giả, công nghệ, bí mật kinh doanh giữa các bên. • Thứ chín, pháp luật lao động: yêu cầu các bên tham gia sáp nhập, mua lại phải thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người lao động, tức là các phương án sử dụng lao động khi thương vụ thành công.
- Khung pháp luật và thể chế (i) • Hệ thống quy phạm có hiệu lực bắt buộc tạo điều kiện cho thị trường xuất hiện; một quy trình ban hành, sửa đổi và thực thi pháp luật hợp lý, đơn giản, minh bạch, có sự tham gia của các chủ thể có liên quan, có thể dự đoán trước và tin cậy được và một hệ thống các thiết chế với những nhân viên có nghiệp vụ, tuân theo pháp luật, không tùy tiện khi thi hành công vụ.
- Khung pháp luật và thể chế (ii) • Hoạt động M&A ở nghĩa kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ: như một trong các hành vi tập trung kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh, như một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được điều chỉnh theo pháp luật về doanh nghiệp và như một trong những hình thức đầu tư được điều chỉnh theo pháp luật về đầu tư
- Khung pháp luật và thể chế (iii) • Liên quan đến việc sáp nhập, mua lại cổ phần của công ty đại chúng, công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, M&A còn được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán. • Hoạt động sáp nhập, mua lại trong các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành.
- Khung pháp luật và thể chế (iv) • Hoạt động M&A được điều chỉnh bởi hai nhóm quy định chính: (i)quy định về thủ tục (quy trình thủ tục, hồ sơ giấy tờ, thẩm quyền giải quyết) và (ii) quy định về nội dung (các điều kiện, hạn chế, các nghiệp vụ trong việc tiến hành giao dịch M&A).
- Đánh giá chung • Trở ngại đối với hoạt động M&A tại Việt Nam về mặt pháp lý là chưa có khung khổ pháp luật hoàn chỉnh về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (thiếu quy định rõ ràng tỷ lệ sở hữu trong vốn điều lệ của công ty đối với nhà đầu tư nước ngoài theo Cam kết gia nhập WTO, chưa có quy định bắt buộc bán (mua được 80% thì được mua hết 20% phần vốn góp/cổ phần còn lại).
- Đặc điểm của khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam • Có sự điều chỉnh đan xen của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau chủ yếu là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư và pháp luật cạnh tranh; • Không được quy định tập trung ở một văn bản mà nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. • Trong một số lĩnh vực pháp luật có liên quan như pháp luật dân sự, pháp luật thuế, pháp luật đất đai, pháp luật chứng khoán, pháp luật lao động, pháp luật sở hữu trí tuệ…không có giới hạn rõ ràng giữa điều chỉnh hoạt động sáp nhập, mua lại với các hoạt động mua bán/chuyển nhượng tài sản khác, không có sự điều chỉnh riêng biệt.
- Lưu ý • Nếu giao dịch sáp nhập, mua lại được thực hiện giữa các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô thị phần không lớn (dưới 30%) chủ yếu chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp. • Nếu giao dịch sáp nhập, mua lại do nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 49% vốn điều lệ bên cạnh sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp sẽ phải tuân theo những quy định của pháp luật đầu tư. • Nếu các doanh nghiệp tham gia sáp nhập, mua lại có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì mới chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT
- Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật doanh nghiệp (i) • Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. • Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (Điều 152 và 153 Luật Doanh nghiệp năm 2005 )
- Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật doanh nghiệp (ii) • Khác với khái niệm “sáp nhập doanh nghiệp”, “hợp nhất doanh nghiệp” theo Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ rõ đối tượng của sáp nhập, mua lại là công ty chứ không dùng từ “doanh nghiệp”. • Có sự khác biệt trong sử dụng thuật ngữ này là để phân biệt rõ ràng với doanh nghiệp tư nhân thực hiện sáp nhập, mua lại mà có hình thức “bán doanh nghiệp” theo Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2005.
- Nhược điểm của Luật Doanh nghiệp 2005: Thế nào là các công ty “cùng loại”? • Cùng loại về loại hình doanh nghiệp hay cùng loại về ngành nghề kinh doanh? • Cơ quan đăng ký kinh doanh của các địa phương hiểu “cùng loại” là cùng mô hình tổ chức doanh nghiệp. • Các công ty thuộc các loại hình tổ chức khác nhau thì không tiến hành các hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
- Lưu ý • Sử dụng thuật ngữ “mua bán doanh nghiệp” theo nghĩa kinh tế có thể chấp nhận được nhưng trong các nghiên cứu khoa học pháp lý chỉ nên sử dụng đối với mua bán doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; ngoài các trường hợp trên, để cho rõ ràng, nên sử dụng thống nhất là “mua lại doanh nghiệp”
- Điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 • Bãi bỏ yêu cầu chỉ được sáp nhập, hợp nhất công ty cùng loại • Cụ thể hóa, chi tiết hóa quy định về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp về trình tự, thủ tục và việc ghi, thay đổi thông tin về vốn, cổ đông, thành viên khi đăng ký lại doanh nghiệp • Quy định hạn chế sở hữu chéo trong một số trường hợp
- Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật đầu tư (i) • Tại Khoản 6 Điều 21 Luật Đầu tư năm 2005 lần đầu tiên quy định “đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp bên cạnh việc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; đầu tư phát triển kinh doanh; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; các hình thức đầu tư trực tiếp khác. • Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005:”Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
- Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật đầu tư (ii) • Trong Luật Đầu tư không có quy định về hợp nhất doanh nghiệp như hình thức đầu tư và coi mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư tách rời với sáp nhập và mua lại doanh nghiệp • Nhà đầu tư có thể mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý doanh nghiệp nhưng chỉ khi mua cổ phần/góp vốn đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên công ty cổ phần/công ty TNHH mới được coi là “mua lại” doanh nghiệp • Nhà đầu tư nước ngoài có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện việc mua lại doanh nghiệp, trước hết theo quy định về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn