Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 3 - TS. Phạm Trí Hùng
lượt xem 9
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Các bước trong giao dịch sáp nhập, mua lại, các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng trong giao dịch sáp nhập, mua lại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 3 - TS. Phạm Trí Hùng
- CHƯƠNG III Giao dịch sáp nhập, mua lại và những vấn đề pháp lý trong giao dịch sáp nhập, mua lại 1. Các bước trong giao dịch sáp nhập, mua lại 2. Các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng trong giao dịch sáp nhập, mua lại
- Rủi ro • Hoạt động sáp nhập, mua lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và đầy trở ngại gắn với khả năng xác định đúng đắn tình hình tài chính, giá trị thương hiệu, tình trạng pháp lý và tài sản của doanh nghiệp mục tiêu; cũng như với sự phức tạp và các kẽ hở gây tranh chấp trong hợp đồng và thủ tục xác lập giao dịch; những hạn chế về hệ thống luật, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng tham gia vào quá trình sáp nhập, mua lại...
- Các bước trong giao dịch sáp nhập, mua lại • Tìm kiếm và lựa chọn đối tác • Chuẩn bị thẩm định, xác định giá trị giao dịch • Đàm phán, ký kết, thực hiện Hợp đồng
- Định giá và chuẩn bị cho việc thẩm định doanh nghiệp • Định giá doanh nghiệp (hay xác định giá trị doanh nghiệp) là việc ước tính giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định bằng cách sử dụng các phương pháp định giá thích hợp. • Chính do yếu tố xác định “tiềm năng” nên việc định giá trở nên phức tạp hơn nhiều vì nó phụ thuộc vào những điều kiện xảy ra trong tương lai.
- Định giá và chuẩn bị cho việc thẩm định doanh nghiệp • Quá trình thẩm định (Due Diligence) là việc xem xét toàn diện về pháp lý, tài chính và chiến lược tất cả những tài liệu, những quan hệ hợp đồng, lịch sử hoạt động và cấu trúc tổ chức của Bên Bán. • Thẩm định là một cuộc kiểm tra thực tế về những giá trị, về các yếu tố nền tảng của giao dịch.
- Các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng trong giao dịch sáp nhập, mua lại • Thỏa thuận bảo mật • Thỏa thuận nguyên tắc • Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- Thỏa thuận bảo mật (i) • Trong giai đoạn tìm kiếm đối tác, Bên Bán có thể phải tiết lộ ngày càng nhiều thông tin mật mà không có sự đảm bảo chắc chắn liệu giao dịch M&A có được thực hiện hay không. Bởi vậy, ngay khi bắt đầu tiếp xúc với Bên Mua, Bên Bán có thể đề xuất ký Thỏa thuận bảo mật (Thoả thuận không tiết lộ, Thỏa thuận độc quyền và bảo mật).
- Thỏa thuận bảo mật (ii) • Thỏa thuận bảo mật liên quan đến cả bên bán, bên mua và bên tư vấn (nếu có); quy định ai chịu trách nhiệm nhận và cung cấp thông tin; đưa ra danh sách những thông tin không cần bảo mật như thông tin mà công luận đã biết không phải do hành động vi phạm thỏa thuận của bên nhận tin, thông tin vốn thuộc quyền nắm giữ của bên nhận tin, thông tin do bên nhận tin tự mở rộng, thông tin nhận từ một nguồn khác mà không có giới hạn về việc sử dụng hay tiết lộ.
- Thỏa thuận bảo mật (iii) • Thời hạn của Thỏa thuận bảo mật thông thường từ 3 đến 5 năm. • Trong trường hợp một bên vi phạm Thỏa thuận bảo mật, bên kia có quyền khởi kiện để đòi được bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra.
- Thỏa thuận nguyên tắc (i) • Khi Bên Bán và Bên Mua đã xây dựng một kế hoạch và một thời gian biểu sơ bộ để hoàn thành giao dịch, đã hoàn thành phân tích lý do thực hiện giao dịch đối với mỗi bên, những cuộc họp nhằm mục đích hiểu lẫn nhau đã diễn ra… bước tiếp theo là chuẩn bị và đàm phán về Thỏa thuận nguyên tắc (TTNT) hay có thể được gọi là Ý định thư (Letter of Intent LOI), Biên bản ghi nhớ, Thư cam kết, Các nội dung chính của thỏa thuận… • Đây một hợp đồng tạm thời văn bản có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn cách cư xử của các bên cho đến khi ký kết hợp đồng chính thức và thực hiện giao dịch.
- Thỏa thuận nguyên tắc (ii) • TTNT chính thức hoá các dự định và dự kiến của các bên, ghi nhận những thoả thuận đã đạt được, quy định về các bước tiếp theo, các vấn đề chi tiết để hoàn tất giao dịch. • TTNT có thể bao gồm những điều khoản bắt buộc để hoàn tất giao dịch, vạch lộ trình giúp việc đi đến hợp đồng sáp nhập, mua lại dễ dàng. • Trong TTNT có thể chính xác đối tượng của giao dịch để tránh hiểu lầm, quy định nghĩa vụ của các bên trong quá trình đàm phán, ghi nhận về các quyền sở hữu trí tuệ (nếu các quyền sở hữu trí tuệ là lý do chính của giao dịch sáp nhập, mua lại), quy định ràng buộc về bảo mật, về luật áp dụng trong giao dịch.
- Thỏa thuận nguyên tắc (iii) • Trong Thỏa thuận nguyên tắc có thể tuyên bố rõ ràng rằng Thỏa thuận nguyên tắc nhìn chung không có tính ràng buộc nhưng có một số điều khoản (có đánh số rõ ràng) có nội dung ràng buộc các bên. • Việc ký kết Thỏa thuận nguyên tắc có thể hạn chế Bên Bán tìm kiếm một hợp đồng có lợi hơn. Đối với Thỏa thuận nguyên tắc liên quan đến các công ty đại chúng, pháp luật chứng khoán có thể buộc phải công bố giao dịch rộng rãi ra công chúng
- Thỏa thuận nguyên tắc có thể bao gồm một số điều khoản ràng buộc • Trách nhiệm pháp lý của Bên Bán để hoàn thành giao dịch • Bảo vệ thông tin mật • Tiếp cận sổ sách và tài liệu • Chi phí hủy bỏ • Điều khoản không giao dịch • Tiền đặt cọc (Hoàn lại và không hoàn lại) • Ảnh hưởng đến người quản lý, nhân viên • Các điều kiện thực hiện giao dịch • Tiến hành kinh doanh trước khi thực hiện giao dịch • Giới hạn công bố rộng rãi và họp báo • Chi phí/ môi giới
- Thỏa thuận nguyên tắc (iv) • Bên Mua sẽ muốn chắc chắn rằng Bên Bán có quyền thực hiện giao dịch. • Bên Mua sẽ muốn Bên Bán và cố vấn hợp tác toàn diện trong quá trình thẩm định.
- Chi phí hủy bỏ • Bên Mua sẽ muốn thêm một điều khoản vào Ý định thư để dự liệu việc được bù đắp một phần chi phí nếu Bên Bán muốn từ bỏ giao dịch, dù nguyên nhân là do thay đổi hoàn cảnh hay do Bên Bán muốn chấp nhận một đề nghị hấp dẫn hơn từ một người mua khác. • Bên Bán có thể muốn một điều khoản để bù đắp những chi phí của mình khi Bên Mua muốn từ bỏ giao dịch hay không thể hoàn thành những nghĩa vụ sơ bộ hay đáp ứng những điều kiện thực hiện giao dịch (ví dụ như không thể có đủ vốn để mua lại).
- Điều khoản không giao dịch • Bên Mua có thể sẽ muốn một khoảng thời gian trong đó có thể chắc chắn rằng Bên Bán sẽ không đàm phán với một người mua khác. • Bên Bán có thể đặt một giới hạn hay một ngày hết hạn cho điều khoản này để cho phép mình bắt đầu xem xét một đề nghị khác nếu Bên Mua quá chậm trễ.
- Tiền đặt cọc • Bên Bán sẽ yêu cầu một khoản tiền đặt cọc hay một khoản phí và các bên cần quyết định khoản tiền đặt cọc này sẽ được hoàn lại ở mức độ nào và dưới những điều kiện nào. Thông thường, những vấn đề liên quan đến thời gian về điều khoản này thường khó giải quyết. • Bên Mua sẽ muốn hoàn lại 100% tiền đặt cọc nếu Bên Bán không hợp tác và sẽ chỉ đặt cọc sau khi Bên Mua hoàn tất vòng thẩm định đầu tư đầu tiên, để đảm bảo rằng không phát hiện vấn đề chính nào có thể buộc họ phải từ bỏ giao dịch.
- Tiến hành kinh doanh trước khi thực hiện giao dịch và Chi phí/môi giới • Bên Mua thường muốn đảm bảo rằng trạng thái chung của công ty vẫn sẽ được giữ nguyên trong tương lai. • Các bên, nếu có thể, nên thỏa thuận xem ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho người môi giới đầu tư, tiền hoa hồng, chi phí pháp lý và các chi phí khác gắn liền với giao dịch
- Khái quát chung về hợp đồng sáp nhập, mua lại • Hợp đồng sáp nhập, mua lại phải được xây dựng riêng cho từng trường hợp cụ thể; quy định đầy đủ các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch sáp nhập, mua lại; đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp và thậm chí quy định cả các vấn đề sau giao dịch sáp nhập, mua lại. • Hợp đồng sáp nhập, mua lại thường do luật sư của Bên Mua dự thảo, vì Bên Mua chính là người phải chịu trách nhiệm đảm bảo mình mua được những tài sản và nghĩa vụ đã đàm phán mà không phải gánh vác trách nhiệm cho bất kỳ nghĩa vụ không được tiết lộ nào về doanh nghiệp hoặc Bên Bán.
- Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (i) Hợp đồng sáp nhập, mua lại là một công cụ để phân phối rủi ro: Bên Mua sẽ muốn Bên Bán phải chịu trách nhiệm về bất cứ vụ kiện hay nghĩa vụ pháp lý sau giao dịch nào phát sinh có liên quan đến những hoạt động xảy ra trong khi Bên Bán sở hữu công ty Những nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng pháp luật kinh tế_c1
13 p | 1843 | 453
-
Civil Law – Phần 2
13 p | 187 | 10
-
Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Phạm Trí Hùng
50 p | 106 | 10
-
Pháp luật đại cương
60 p | 117 | 9
-
Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Phạm Trí Hùng
50 p | 73 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn