intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

44
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm làm sáng tỏ được những vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nói chung cũng như sáp nhập CTCP nói riêng. Để đạt được mục tiêu trên, người viết tiến hành làm rõ bản chất của của hoạt động sáp nhập CTCP. Bên cạnh đó, phân tích vai trò cũngnhư thực trạng của hoạt động sáp nhập CTCP trong thực tiễn đối với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước, nhằm rút ra những điểm tích cực đạt được cũng như những điểm còn hạn chế trong phát triển hoạt động sáp nhập ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THÙY LINH PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS NGUYỄN ĐĂNG DUY HÀ NỘI, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu mà tác giả sử dụng trong khoá luận là trung thực. Các luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tôi cũng đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018 Người cam đoan Nguyễn Thùy Linh
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự CTCP : Công ty cổ phần ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị LCT : Luật cạnh tranh LCK : Luật chứng khoán LDN : Luật doanh nghiệp LĐT : Luật đầu tư LTCTD : Luật tổ chức tín dụng M&A : Merger and acquisition
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN ..................................................................................... 5 1.1. Khái niệm sáp nhập CTCP ..................................................................... 5 1.2. Đặc trưng pháp lý của sáp nhập CTCP .................................................. 8 1.3. Phân loại các hình thức sáp nhập CTCP .............................................. 10 1.3.1. Căn cứ theo mức độ liên kết của công ty thành viên .................... 10 1.3.2. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ ....................................................... 11 1.4. Các phương thức sáp nhập CTCP ........................................................ 11 1.5. Quy trình thực hiện một thương vụ sáp nhập CTCP ........................... 14 1.6. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động sáp nhập CTCP ................................... 15 1.6.1. Đối với nhà đầu tư ........................................................................ 15 1.6.2. Đối với nền kinh tế ........................................................................ 15 1.7. Lược sử về hoạt động sáp nhập CTCP................................................. 16 1.7.1. Hoạt động sáp nhập công ty cổ phần trên thế giới ....................... 16 1.7.2. Hoạt động sáp nhập CTCP tại Việt Nam ...................................... 19 1.8. Mối quan hệ giữa sáp nhập CTCP và M&A ........................................ 20 Tiểu kết chương I .......................................................................................... 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM .......22 2.1. Tổng quan về hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập CTCP .................................................................................................. 22 2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về sáp nhập CTCP ......... 28
  5. 2.2.1. Các quy định về thủ tục sáp nhập CTCP ...................................... 28 2.2.2. Các quy định về bảo đảm sự công bằng trong hoạt động sáp nhập CTCP ....................................................................................................... 29 2.2.3. Các quy định về bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập CTCP.. 32 2.2.4. Các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế trong hoạt động sáp nhập CTCP .............................................................................................. 37 2.2.5. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A............... 39 2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài .......................................................................... 46 2.3.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về điều kiện đối với hoạt động sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài .................... 46 2.3.2. Các quy định quy trình, thủ tục sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài ............................................................................................... 48 Tiểu kết chương II ......................................................................................... 52 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM .... 53 3.1. Kiến nghị về chính sách pháp luật ....................................................... 53 3.2. Kiến nghị về các quy định pháp luật .................................................... 54 Tiểu kết chương III ....................................................................................... 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 61
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CTCP là một trong những loại hình doanh nghiệp đang ngày càng phát triển và dần trở nên phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong thời đại hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, sự hiện diện và mở rộng phạm vi của CTCP càng được thể hiện rõ ràng hơn nữa. Vì thế mà số lượng doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP nói riêng không ngừng gia tăng với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng giữ vững được sự ổn định hay quy mô phát triển của mình. Bởi với tốc độ phát triển "chóng mặt" của nền kinh tế thị trường ngày nay, luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và bất ổn không thể lường trước có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, dẫn tới hoạt động thua lỗ, không đem lại nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó, với mục tiêu phải đạt được lợi nhuận cao nhất nên các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng luôn muốn gia tăng thị phần của mình trên thị trường. Chính vì hai lí do trên mà dẫn tới nhu cầu hình thành nên các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (Merger and acquisition - viết tắt là M&A). M&A (được viết tắt từ 2 từ Tiếng Anh “Merger"(sáp nhập) và "Acquisition" (mua lại)) là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính kinh doanh và quản trị chiến lược. Sáp nhập được xem là hình thức hai hay nhiều công ty hợp nhất lại thành một và kết quả là hình thành một pháp nhân mới, còn mua lại là việc một công ty mua lại một công ty khác và không tạo ra một pháp nhân mới. M&A dần trở thành một xu hướng phổ biến và cũng là một trong nhiều chiến lược mà các công ty thường sử dụng trên trường kinh doanh quốc tế. Năm 2017, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt 3,15 nghìn tỷ đô (đạt 18.433 giao dịch). Trong đó, lĩnh vực công nghệ thông tin đã đạt được số lượng hợp đồng hàng năm cao kỷ lục kể từ năm 2001 khi các nhà đầu tư hướng tới những phát triển mới nhất trong ngành như IoT, xe tự động và công nghệ blockchain. Thị trường cũng đã chứng kiến sự gia tăng của ngành tiêu dùng, phản ánh trong việc mua lại của Reynolds America, 1
  7. Luxottica và Whole Foods, với tổng cộng 6 lần mua vào trong ngành trị giá hơn 10 tỷ đô la Mỹ.[29] Tại Việt Nam, hoạt động M&A được khởi động từ năm 2000, đã và đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Sở dĩ có sự bùng nổ xu hướng M&A mạnh mẽ như vậy là do thị trường Việt Nam đang là đối tượng quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đây được coi là con đường ngắn nhất để các nhà đầu tư tiếp cận đến với thị trường của nước sở tại, nhất là đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngược lại, đây cũng là một trong những cách huy động vốn hiệu quả và đỡ tốn kém tại Việt Nam - nơi có trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động này vẫn còn chưa hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể tận dụng được lợi thế "sân nhà" để mạnh dạn tham gia vào thị trường M&A mà chủ yếu các thương vụ hầu hết đến từ các nhà đầu tư ngoại. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cần phải có sự tìm hiểu kĩ càng về đặc điểm, bản chất pháp lý của M&A nói chung cũng như hoạt động sáp nhập nói riêng để có thể đưa ra được những sự điều chỉnh, bổ sung thích hợp cho hành lang pháp lý nhằm mục đích vừa khuyến khích M&A, vừa hạn chế được những hệ quả tiêu cực từ hoạt động này. Đó là lí do người viết chọn đề tài: "Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam". 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo một cái nhìn chung về hoạt động sáp nhập CTCP trên thị trường Việt Nam hiện nay. Về mặt lý luận, khóa luận đưa ra những vấn đề tổng quan nhất về hệ thống pháp luật Việt Nam cả về mặt tích cực lẫn hạn chế. Thông qua đó làm rõ và phân tích những quy định đang hiện hành để có thể đóng góp, hoàn thiện một số điểm của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập CTCP 2
  8. Về thực tiễn, khóa luận đưa ra những cơ sở cho sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động sáp nhập trên thị trường Việt Nam. Nhờ đó đề xuất được những giải pháp mang tính thiết thực với những vấn đề đang còn tồn tại. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm làm sáng tỏ được những vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nói chung cũng như sáp nhập CTCP nói riêng. Để đạt được mục tiêu trên, người viết tiến hành làm rõ bản chất của của hoạt động sáp nhập CTCP. Bên cạnh đó, phân tích vai trò cũngnhư thực trạng của hoạt động sáp nhập CTCP trong thực tiễn đối với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước, nhằm rút ra những điểm tích cực đạt được cũng như những điểm còn hạn chế trong phát triển hoạt động sáp nhập ở Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra một số quan điểm đóng góp để đẩy mạnh hoạt động sáp nhập, hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động sáp nhập CTCP trong pháp luật Việt Nam, thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật M&A và một số quốc gia trên thế giới. Với đề tài "Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam", phạm vi nghiên cứu là khá rộng. Bởi vậy, với khả năng còn hạn chế, người viết không đặt tham vọng phân tích mọi khía cạnh pháp lý của hiện tượng này mà chỉ tập trung ở một số vấn đề người viết quan tâm nhất sẽ được triển khai chi tiết ở những chương sau. Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu sẽ là các quy định của pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần. Về mặt thời gian, ngoại trừ việc giới thiệu lược sử phát triển của hoạt động sáp nhập CTCP ở Việt Nam, đề tài chỉ giới hạn ở các quy định pháp luật đang có hiệu lực cho đến thời điểm hiện tại. 3
  9. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, người viết cũng đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê số liệu, phương pháp logic,... và đặc biệt là phương pháp so sánh. Với những phương pháp trên, chúng ta có thể đưa ra được những so sánh, nhận định để đối chiếu giữa các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cũng làm rõ được những điểm nổi bật, tích cực hoặc hạn chế của pháp luật hiện hành về vấn đề nghiên cứu. Nhờ vậy, chúng ta có thể đánh giá được sự tiến bộ cũng như những mặt tồn tại cần được khắc phục để đưa ra được một số giải pháp thích hợp cho hoạt động sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam. 4
  10. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Tại chương I, người viết tập trung làm rõ các vấn đề chung về lý luận như lược sử của hoạt động sáp nhập CTCP trên thế giới và Việt Nam, khái niệm, đặc trưng pháp lý và vai trò, ý nghĩa của hoạt động này. 1.1. Khái niệm sáp nhập CTCP Muốn tìm hiểu thế nào là sáp nhập CTCP, trước hết chúng ta cần hiểu được thế nào là hoạt động sáp nhập. Khi có được cái nhìn tổng quan về hoạt động này, chúng ta nắm được những đặc điểm chung nhất, kết hợp cùng với những tính chất riêng của CTCP thì sẽ có được một cách hiểu đúng về khái niệm sáp nhập CTCP. Từ thời kì tư bản chủ nghĩa, tập trung tư bản được hiểu là "sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn" [23,256]. Trong đó, cạnh tranh và tín dụng chính là những đòn bẩy mạnh mẽ nhất để thúc đẩy tập trung tư bản phát triển một cách nhanh chóng. Cạnh tranh buộc các tư bản, nhất là tư bản có quy mô vừa và nhỏ phải liên kết hay sát nhập với nhau để cùng đứng vững được trên thị trường. Còn tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản. Như vậy, sáp nhập chính là một hình thức của tập trung tư bản. Theo từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa tái bản năm 2010: "sáp nhập" có nghĩa là "nhập lại với nhau thành một". Theo đó, hoạt động sáp nhập được coi là sự "nhập lại" của hai hoặc nhiều tổ chức, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp thành một tổ chức duy nhất. Thông thường, sự kết hợp này sẽ đến từ những tổ chức có nhiều điểm tương đồng với nhau. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quan điểm nào thống nhất về khái niệm hoạt động sáp nhập. Tuy nhiên chúng ta có để tìm thấy khái niệm này được đề cập đến trong một số điều luật cụ thể. LCT 2004 quy định sáp nhập như là một hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi chống 5
  11. cạnh tranh. Cụ thể, khoản 1 điều 17: "Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.". Trong khi đó, LDN 2014 quy định sáp nhập như là một hình thức tổ chức lại công ty, chi tiết tại khoản 1 điều 195: "Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.". Như vậy, hoạt động sáp nhập được hiểu nôm na là những giao dịch mà trong đó, một hoặc một số doanh nghiệp chấm dứt tư cách pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiến hành tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập. Ví dụ, khi một doanh nghiệp A bị sáp nhập vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không còn nữa. Thay vào đó, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp sau sáp nhập cũng khác với trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh nghiệp sáp nhập sẽ bắt tay, kết hợp cùng nhau để cùng quản lý dù trên thực tế về mặt pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu. So sánh với pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy cách hiểu của những nhà làm luật tại Việt Nam về vấn đề này còn khá hẹp. Theo điều 15 Luật Chống độc quyền của Nhật Bản, thuật ngữ "mua lại cổ phần" cũng được hiểu là sáp nhập. Còn theo điều 91 LCT Ca-na-đa, sáp nhập được coi là "sự thiết lập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của một hay nhiều bên thông qua việc mua hoặc cho thuê cổ phần hoặc tài sản, liên kết hoặc kết hợp bằng cách khác, quyền kiểm soát hoặc quan tâm đáng kể đối với toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, bên cung cấp, bên mua hàng hoặc một người khác bất kỳ". Những cách hiểu trên có phần rộng 6
  12. hơn, bởi hoạt động sáp nhập như đã nói, không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đơn thuần hành vi sáp nhập mà còn bao gồm một chuỗi hành vi có liên kết với nhau để thực hiện mục đích sáp nhập. Đây là cách hiểu dựa trên thực tiễn thương mại được đặt trong bối cảnh chung của thị trường quốc tế với kinh nghiệm về hoạt động M&A mà các quốc gia trên thế giới đã thực hiện qua hàng trăm năm và người viết cũng nghiêng về quan điểm này. So với cách hiểu trên, những quy định về sáp nhập trong pháp luật Việt Nam mang tính đóng hơn khi chỉ dừng lại ở việc định nghĩa theo đúng quan niệm của người Việt Nam về "sáp nhập" và mô tả hành vi đó bằng việc liệt kê một cách trực tiếp mà chưa xét đến mục đích cuối cùng của hành vi. Vô hình chung đã tạo ra một kẽ hở, dẫn tới hiện tượng có những hành vi về bản chất, mục đích là sáp nhập, tập trung kinh tế nhưng lại không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật do không thể hiện được đầy đủ những mặt mô tả về hình thức của hành vi pháp lý. Điều này đã khiến cho một số công ty gặp khó khăn khi không nắm rõ được vấn đề trong hoạt động sáp nhập của mình. Từ những điều trên, dễ thấy rằng cách hiểu khái niệm về sáp nhập CTCP không có nhiều điểm khác biệt so với sáp nhập doanh nghiệp nói chung. Điểm khác biệt quan trọng nhất có lẽ là tính chất vốn điều lệ ở CTCP được chia thành những phần vốn bằng nhau, dễ dàng được phát hành chứng khoán để huy động vốn cũng như chuyển nhượng phần vốn góp. Do vậy mà hoạt động sáp nhập đối với CTCP cũng sôi động hơn. Từ đặc điểm trên của CTCP, có thể thấy rõ cổ phần trở thành một công cụ để bảo vệ quyền kinh doanh của các bên trong những thương vụ sáp nhập. Bên nào sở hữu được số lượng cổ phần vượt trội hơn sẽ giành được ưu thế về quyền kinh doanh chứ không phụ thuộc vào đặc điểm về nhân thân hay các mối quan hệ. Thông thường, điều này sẽ được quyết định bởi tình hình tài chính của chủ thể đó. Như vậy, nhờ tính chất của CTCP mà sân chơi trong hoạt động sáp nhập trở nên công bằng với tất cả các bên. Cũng dựa vào các tính chất riêng biệt của CTCP, các quy định pháp lý về sáp nhập được hình thành. Ví dụ các 7
  13. quy định về công bố thông tin khi sáp nhập, bảo vệ cổ đông thiểu số... đều được thiết lập dựa trên các đặc điểm của loại hình công ty này. 1.2. Đặc trưng pháp lý của sáp nhập CTCP Thứ nhất, hoạt động sáp nhập CTCP mang đặc trưng pháp lý đó là sự chuyển đổi về mặt chủ sở hữu, cách thức điều hành và quản trị công ty. Đây là một giao dịch mang tính chất dân sự nhưng có đối tượng là CTCP - một thực thể pháp lý chứ không phải tài sản đơn thuần. Qua đó, bên thực hiện sáp nhập muốn nắm quyền kiểm soát đối với bên bị sáp nhập. Hay nói cách khác, khách thể của quan hệ sáp nhập này chính là trái quyền. Trong hoạt động sáp nhập CTCP có sự chuyển giao toàn bộ sản nghiệp thương mại của công ty cùng các trái quyền khác. Sản nghiệp thương mại ở đây được hiểu là toàn bộ tài sản bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân phục vụ cho hoạt động thương mại: trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ... Các trái quyền ở đây là quyền kiểm soát công ty, tất cả quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp bao gồm cả quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba cũng như với chủ nợ hay người lao động... Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động sáp nhập là bên nhận sáp nhập và bên bị sáp nhập. Theo đó, bên bị sáp nhập (bên bị động) trong hoạt động sáp nhập CTCP là chính là công ty mục tiêu. Bởi đây là một pháp nhân có tư cách pháp lý độc lập, có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Đồng thời công ty này cũng là đối tượng của quan hệ sáp nhập. Bên nhận sáp nhập (bên chủ động) là công ty muốn thực hiện hoạt động sáp nhập. Dưới góc độ pháp lý, tính chất chủ động này của công ty xuất phát từ sự thừa nhận của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của công ty. Sự công nhận này đem lại quyền cho công ty đối với những hoạt động phát sinh trong nội bộ cũng như những hoạt 8
  14. động phát sinh bên ngoài công ty như quyền tự do liên kết kinh doanh mà sáp nhập là một trong những cách thức để thực hiện nó. Hai chủ thể này trước hết phải đáp ứng đủ những điều kiện chung thế nào là doanh nghiệp. Bởi CTCP là một loại hình của doanh nghiệp. Theo đó, khoản 9 điều 3 LDN 2014 quy định "Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.". Vậy còn thế nào là CTCP? CTCP được hiểu là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Thứ ba, về hậu quả pháp lý, sáp nhập CTCP dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thay vào đó, công ty nhận sáp nhập vẫn được giữ nguyên, sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp khác từ công ty bị sáp nhập. Đây là điểm khác biệt so với các hoạt động khác như mua bán, hợp nhất, chia, tách.. công ty. Thứ tư, sáp nhập CTCP được thể hiện qua hợp đồng sáp nhập CTCP. Hợp đồng sáp nhập là sự thỏa thuận giữa bên bị sáp nhập và bên nhận sáp nhập về việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp khác từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thứ năm, sáp nhập CTCP phải thông qua sự thừa nhận của cơ quan có thẩm quyền thông qua các thủ tục pháp lý nhất định. Điều này xuất phát từ bản chất của công ty. Công ty được khai sinh thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh –một thủ tục để gán cho nó một tư cách pháp lý, gán cho những người thành lập nên nó những quyền và nghĩa vụ pháp lý. Do đó, khi công ty bị sáp nhập, có sự chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cổ đông sáng lập nên doanh nghiệp, vì vậy cần một sự chứng nhận của cơ quan công quyền 9
  15. về việc chuyển giao này. Ở góc độ này, Nhà nước đứng ra với tư cách người công nhận thỏa thuận sáp nhập giữa các bên. 1.3. Phân loại các hình thức sáp nhập CTCP Có nhiều cách thức để phân loại các hình thức sáp nhập CTCP dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Người viết lựa chọn một số tiêu chí nổi bật dưới đây để đưa vào phần nghiên cứu của mình: 1.3.1. Căn cứ theo mức độ liên kết của công ty thành viên Sáp nhập thường được chia thành 3 loại: sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal), sáp nhập theo chiều dọc (Vertical) và sáp nhập theo kiểu hỗn hợp (Conglomerate). - Sáp nhập theo chiều ngang Đây là hoạt động sáp nhập giữa các công ty cùng một lĩnh vực kinh doanh, có cùng loại sản phẩm và thị trường, từ đó tạo ra một hãng có sức cạnh tranh cao. Hình thức này giúp giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí do quy mô (Economies of Scale). Có thể lấy ví dụ trường hợp sáp nhập giữa JPMorgan và BankOne trong lĩnh vực tài chính, hay thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng từ trước đến nay giữa hai ngân hàng Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO). - Sáp nhập theo chiều dọc Khác với sáp nhập theo chiều ngang, sáp nhập theo chiều dọc là sáp nhập giữa các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về phân khúc thị trường. Ví dụ như Walt Disney với ABC Television. Sự sáp nhập này đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh. - Sáp nhập theo kiểu hỗn hợp: Sáp nhập giữa các công ty khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như Deawoo. Hình thức này là giúp nhằm giảm cơ bản rủi ro nhờ đa dạng hóa và để khai 10
  16. thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên. Hình thức này không còn mấy phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. 1.3.2. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ - Sáp nhập trong nước: Đây là hình thức mua bán và sáp nhập diễn ra tại một quốc gia và được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ một quốc gia, không có sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới. - Sáp nhập xuyên biên giới: Hình thức sáp nhập được thực hiện giữa các công ty thuộc hai quốc gia khác nhau. Ngoải ra, đây còn có thể coi là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong quá trình toàn cầu hóa gần đây, làn sóng toàn cầu hóa đã dần xóa bỏ biên giới kinh doanh của các công ty đa quốc gia khiến cho xu hướng sáp nhập xuyên biên giới ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. 1.4. Các phương thức sáp nhập CTCP Phương thức thực hiện sáp nhập CTCP rất đa dạng. Việc lựa chọn phương thức nào tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị cũng như ưu thế của công ty trên thị trường trong từng trường hợp cụ thể. Một số phương thức thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp là phương thức chào thầu, phương thức thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành, phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn, phương thức mua lại tài sản của doanh nghiệp, và phương thức thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thương lượng Thương lượng là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến nhất và mang nhiều thiện chí khi thực hiện sáp nhập CTCP. Khi cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ sáp nhập hoặc họ dự đoán được tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh vượt trội sau sáp nhập, ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương thảo, tiến tới một hợp đồng sáp nhập. 11
  17. Chào thầu Đây là phương pháp mà CTCP chủ động muốn nhận sáp nhập, đề xuất trực tiếp với các cổ đông của CTCP mục tiêu (DN mục tiêu) về ý định mua cổ phiếu của các cổ đông này với mức giá cao hơn thị trường. Theo đó, sẽ áp dụng chế độ công bố thông tin cho các cổ đông về ý định sẽ trả một giá nào đó trong một thời gian nhất định và cam kết mua cổ phiếu. Giá chào thầu thường đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản trị công ty mà mình đang nắm giữ. Nếu các cổ đông của công ty mục tiêu chấp nhận mức giá này thì việc chào thầu thành công. Điểm đáng chú ý trong các thương vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty bị mua bị mất quyền định đoạt, bởi đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty mua và cổ đông của công ty bị mua, trong khi ban quản trị (lúc này nắm không đủ số lượng cổ phần chi phối) bị gạt sang một bên. Với nhiều trường hợp sáp nhập CTCP dựa vào phương pháp thương lượng không được tiến hành suôn sẻ thì sự lựa chọn tiếp theo sẽ là phương pháp chào thầu. Vì thế, phương pháp này phần lớn diễn ra trong trường hợp sáp nhập không thân thiện. Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Công ty có ý định sáp nhập sẽ chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn khi có ý định thôn tính một doanh nghiệp nào đó trên thị trường. Lúc này công ty muốn nhận sáp nhập sẽ tiến hành mua cổ phiếu của các doanh nghiệp mục tiêu thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Tuy nhiên, phương thức mua bán sáp nhập này đòi hỏi thời gian, và nếu thông tin về thương vụ sáp nhập bị bại lộ có có thể sẽ tạo nhu cầu về cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường tăng lên. Dẫn đến giá của cổ phiếu của công ty bị sáp nhập có thể tăng cao trên thị trường. Bên cạnh nhược điểm đó, phương thức mua bán sáp nhập này cũng có những ưu điểm, nếu nó được thực hiện dần dần và thông tin không được tiết lộ trước khi hoàn thành thương vụ thì công ty nhận sáp nhập có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây 12
  18. xáo động lớn cho công ty bị sáp nhập trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với phương thức chào thầu rất nhiều. Lôi kéo cổ đông bất mãn Lôi kéo cổ đông bất mãn là phương thức sáp nhập đối với các thương vụ mang tính chất thù địch. Khi một công ty rơi vào tình trạng kinh doanh yếu kém, thua lỗ, thường có một bộ phận các cổ đông, họ bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị. Họ hi vọng rằng ban quản trị mới sẽ có thể điều hành công ty tốt hơn, và đem lại kết quả kinh doanh khả quan hơn. Lợi dụng sự mâu thuẫn nội bộ này mà công ty cạnh tranh có thể lôi kéo một bộ phận cổ đông bất mãn. Trước hết, thông qua thị trường chứng khoán, công ty cạnh tranh thực hiện mua số lượng cổ phần tương đối lớn để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu (nhưng tỷ lệ nắm giữ cổ phần chưa đủ để chi phối doanh nghiệp). Vì vậy, họ tiếp tục mua cổ phần của các cổ đông bất mãn, cũng như nhận được sự ủng hộ của các cổ đông này. Đến khi công ty cạnh tranh có đủ cổ phần chi phối, công ty cạnh tranh cùng với những cổ đông bất mãn sẽ lập tức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông và bầu đại diện của công ty cạnh tranh vào Hội đồng quản trị mới. Mục đích cuối cùng của hoạt động là thay đổi ban điều hành công ty mục tiêu. Mua lại tài sản của công ty Phương thứ này gần giống phương thức chào thầu. Công ty có mục đích nhận sáp nhập có thể đơn phương, hoặc cùng doanh nghiệp mục tiêu tiến hành hoạt động định giá lại tài sản của công ty bị mua. Tuy nhiên, công việc định giá thường do một công ty định giá độc lập tiến hành. Trên cơ sở kết quả của quá trình định giá, các bên liên quan sẽ tiến hành đưa ra mức giá mua phù hợp. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa của tổ chức rất khó có thể định giá chính xác và đi đến sự thống nhất về giá cả giữa các hai bên. Do đó, phương thức này thường áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, thực chất là nhắm đến các cơ sở sản 13
  19. xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó. 1.5. Quy trình thực hiện một thương vụ sáp nhập CTCP Việc tìm hiểu về quy trình sáp nhập công ty có ý nghĩa rất lớn đối với những người thực hiện công việc tư vấn sáp nhập hay với những luật sư tham gia vào quá trình này. Để thực hiện một thương vụ sáp nhập, thông thường quy trình sẽ gồm các giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Chuẩn bị sáp nhập Tại giai đoạn này, các bên công ty sẽ tiến hành các bước như: - Xây dựng chiến lược. Bước này sẽ gồm những công việc quan trọng như lập và phê duyệt đề án kinh doanh khả thi; lựa chọn công ty mục tiêu theo những tiêu chí, mục đích riêng của công ty có nhu cầu nhận sáp nhập,... - Lựa chọn các chủ thể gián tiếp tham gia vào hoạt động sáp nhập như công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật,... - Tiến hành tìm hiểu, kiểm tra tính hợp pháp và đưa ra đánh giá về giá trị công ty mục tiêu một cách cụ thể. Giai đoạn 2: Tiến hành thỏa thuận Hai bên công ty sẽ tiến hành thương lượng, thỏa thuận về việc sáp nhập công ty. Sau đó sẽ ký kết những thỏa thuận sơ bộ. Công ty nhận sáp nhập sẽ tiếp tục đánh giá thực tế về mục tiêu và đưa ra những thỏa thuận cuối cùng cho thương vụ. Giai đoạn 3: Ký kết hợp đồng Sau khi đạt được những thỏa thuận cuối cùng về hoạt động sáp nhập công ty, các bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng sáp nhập. Đây là cơ sở để việc sáp nhập công ty có giá trị pháp lý. Thông qua hợp đồng, các bên thiết lập được mối quan hệ về chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cùng lợi ích hợp pháp cho nhau. 14
  20. Giai đoạn 4: Hoàn thiện và nộp hồ sơ sáp nhập Công ty nhận sáp nhập sẽ chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ sáp nhập gồm nhiều tài liệu khác nhau để nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận được kết quả trong một khoảng thời gian nhất định. 1.6. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động sáp nhập CTCP 1.6.1. Đối với nhà đầu tư Hoạt động sáp nhập CTCP mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía, công ty nhận và công ty bị sáp nhập. Đối với công ty bị sáp nhập, hoạt động này sẽ giúp cho họ tránh được tình trạng bị phá sản khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Mặt khác, đây cũng là một biện pháp góp phần cơ cấu lại các công ty kinh doanh kém hiệu quả mà không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Đồng thời, nó cũng khuyến khích các công ty phải nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn để tránh tình trạng bị các công ty lớn "thâu tóm". Đối với công ty nhận sáp nhập, việc tiến hành sáp nhập sẽ giúp cho công ty mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không phải bỏ quá nhiều chi phí cũng như công sức, thời gian. Bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tên tuổi thương hiệu hay quan hệ khách hàng... không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình lâu dài.Ngoài ra, đây cũng là một trong những con đường ngắn, dễ dàng và tiết kiệm nhất để giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường của nước sở tại. Họ có thể triển khai kinh doanh ngay sau khi tiến hành hợp đồng sáp nhập mà không cần mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị như các nhà đầu tư thực hiện bài bản từ đầu. Hơn nữa, với những công ty lớn, có chỗ đứng trên thị trường thị việc thực hiện hoạt động sáp nhập cũng được coi là một hình thức để "bành trướng" quyền lực cũng như khả năng "thôn tính" đối thủ cạnh tranh của mình. 1.6.2. Đối với nền kinh tế Hoạt động sáp nhập được coi như một biện pháp "kế hoạch hóa" tích cực cho nền kinh tế khi đã giảm thiểu được số lượng các công ty hoạt động 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2