intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 2 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:20

22
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 2 - Các học thuyết quản trị" được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên nội dung cơ bản của các lý thuyết về quản trị, qua đó biết được quá trình và xu thế phát triển của quản trị học và những vấn đề đặt ra đối với người học để trở thành nhà quản trị thành công trong tương lai phù hợp với xu thế đó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 2 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 2 CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ Huế, 02/2022
  2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU v Mục đích Nhằm cung cấp cho sinh viên nội dung cơ bản của các lý thuyết về quản trị, qua đó biết được quá trình và xu thế phát triển của quản trị học và những vấn đề đặt ra đối với người học để trở thành nhà quản trị thành công trong tương lai phù hợp với xu thế đó. v Yêu cầu - Nắm được các nội dung cơ bản của các lý thuyết quản trị - Đưa ra được những nhận xét, đánh giá đối với từng lý thuyết - Tổng hợp được xu hướng chung trong quá trình phát triển của các lý thuyết.
  3. CÁC TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ 1. Trường phái Cổ điển 2. Trường phái Tâm lý – xã hội 3. Trường phái Định lượng 4. Trường phái quản trị hiện đại 5. Trường phái quản trị Nhật Bản
  4. I. TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN 1.1. Lý thuyết Quản trị khoa học (Lý thuyết Taylor) q Vài nét về F.W.Taylor và luận điểm của Lý thuyết q Các nội dung cơ bản của Lý thuyết - Xác định công việc chính yếu của nhà quản trị - Xây dựng, lựa chọn và áp dụng phương pháp làm việc - Phân công công việc và cam kết trách nhiệm - Vấn đề khuyến khích người lao động bằng vật chất
  5. Một số nhận xét, đánh giá q Đóng góp - Về mặt lý luận: + Coi quản trị là một đối tượng nghiên cứu khoa học + Quan tâm đến các yếu tố khoa học trong phân công và chuyên môn hóa lao động, tổ chức sản xuất theo dây chuyền; + Quan tâm đến tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo và khuyến khích nhân viên v.v… - Về mặt thực tiễn: Thu hút sự quan tâm và được áp dụng rộng rãi trong quản lý ở các nước châu Âu và Mỹ, nhờ đó nâng cao NSLĐ, giảm phế phẩm trong các xí nghiệp thời bấy giờ.
  6. Một số hạn chế § Xem xét tổ chức như một hệ thống khép kín § Quá đề cao việc thực hiện chuyên môn hóa, tạo tâm lý nhàm chán, đơn điệu, nẩy sinh bệnh nghề nghiệp v.v… § Không chú trọng đến khía cạnh con người, đánh giá thấp nhu cầu xã hội và khả năng sáng tạo của con người § Gắn con người với máy móc, thông qua máy móc để quản trị con người nên nẩy sinh phản ứng tiêu cực từ phía công nhân v.v…
  7. 1.2. Lý thuyết Quản trị hành chính v Luận điểm NSLĐ sẽ được nâng lên nếu tổ chức được xếp đặt một cách hợp lý trên cơ sở các nguyên tắc, thứ bậc, phân công lao động và quy trình. v Đại diện và các nội dung chủ yếu - Henry Fayol (1841–1925): Các nhà quản trị cần được huấn luyện thích hợp để có thể áp dụng tốt các nguyên tắc chung. - Max Weber (1864–1920): Tổ chức cần quản trị theo kiểu “Thư lại”, dựa trên nguyên tắc, hệ thống quyền lực, phân công lao động. - Chester Barnard (1886–1961): Nguồn gốc của quyền hành xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. - Luther Gulick và Linda Urwick, quản trị gồm các chức năng: Hoạch định, tổ chức, nhân sự, phối hợp, kiểm tra, điều khiển, ngân quỹ.
  8. Nhận xét, đánh giá v Đóng góp - Về mặt lý luận: Nhờ nó mà các nhà quản trị hiểu nhiều hơn về chức năng, nguyên tắc, quyền lực, ủy quyền v.v… - Về thực tiễn: Góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trang lộn xộn trong các tổ chức nhờ áp dụng các nguyên tắc, hệ thống quyền lực và tiêu chuẩn hóa công việc. v Hạn chế - Chỉ áp dụng đối với tổ chức có tính ổn định cao, môi trường ít thay đổi. - Quan điểm cứng rắn, ít chú ý đến yếu tố con người và xã hội nên dễ xa rời thực tế.
  9. II. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ - XÃ HỘI v Luận điểm Quản trị là “hoàn thành công việc thông qua và cùng với người khác”. Nếu nhà quản trị quan tâm đến công nhân thì mức độ thỏa mãn nhu cầu của cấp dưới sẽ cao hơn, nhờ đó, năng suất lao động sẽ được nâng lên. v Các nội dung chủ yếu - Ngoài hệ thống kỹ thuật-sản xuất, tổ chức còn là một hệ thống tâm lý-xã hội - Các yếu tố tâm lý, tinh thần có ý nghĩa quyết định đến năng suất lao động - Sự tồn tại khách quan và tác động ảnh hưởng của các nhóm không chính thức đến hành vi, thái độ của các thành viên - Ngoài vật chất, con người luôn quan tâm đến các nhu cầu tâm lý, tinh thần - Nhu cầu là động lực bên trong thúc đẩy con người hoạt động - Tùy bản chất của con người cụ thể để có cách thức quản trị phù hợp.
  10. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ v Đóng góp + Khẳng định con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của tổ chức + Đưa ra các quan điểm có tính khoa học về lãnh đạo và động viên. + Nhà quản trị cẩn trọng, khéo léo hơn trong đối xử với nhân viên + Cơ sở để nhà quản trị chú trọng tạo bầu không khí tập thể lành mạnh, phát huy tính tự chủ, tích cực, sáng tạo của cấp dưới để nâng cao NSLĐ v Hạn chế + Tuyệt đối hóa các yếu tố tinh thần, coi nhẹ vật chất dẫn đến thiên lệch + Chưa tính đến các yếu tố môi trường bên ngoài tổ chức
  11. III. TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG v Luận điểm Một tổ chức có NSLĐ cao vẫn có thể bị thất bại nếu các quyết định đưa ra bị sai lầm. Bởi vậy, “Quản trị là ra quyết định”. Muốn quản trị có hiệu quả, trước hết quyết định phải đúng đắn. v Nội dung + Nhà quản trị phải có quan điểm hệ thống khi xem xét sự việc + Thông tin phải đầy đủ và xử lý nhanh chóng, chính xác. + Vận dụng các công cụ toán học, thống kê, tin học và các ngành khoa học chính xác trong xử lý và phân tích thông tin. + Kiểm định kết quả xử lý, phân tích định lượng kết hợp khả năng tư duy, phán đoán, suy xét của con người đề lựa chọn phương án tối ưu.
  12. Nhận xét, đánh giá v Đóng góp + Kỹ thuật định lượng giúp giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề quản trị phức tạp như: xây dựng ngân sách, chương trình hóa sản xuất, phát triển chiến lược, tối ưu hóa phân bổ và sử dụng tài nguyên v.v… + Góp phần nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra trong quản trị. v Hạn chế + Chưa giải quyết được các vấn đề trong quản trị nhân sự, bởi chưa chú trọng đến khía cạnh tâm lý-xã hội của con người. + Các khái niệm và kỹ thuật tương đối khó hiểu đối với các nhà quản trị trong thực tiễn nên tính phổ biến còn hạn chế.
  13. IV. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI  Bối cảnh ra đời: Các lý thuyết quản trị ra đời từ những năm 1960 cho đến nay được gọi chung là các lý thuyết quản trị hiện đại trên cơ sở kế thừa và phát triển các tư tưởng quản trị truyền thống nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh (xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt, phát triển bùng nổ của KH-CN v.v...)  Một số lý thuyết nổi bật: + Lý thuyết Quản trị theo quá trình + Lý thuyết Quản trị theo tình huống + Lý thuyết Quản trị tổng hợp và thích nghi + Lý thuyết Quản trị tuyệt hảo v.v...
  14. Nội dung chính của các lý thuyết quản trị hiện đại § Quản trị là tiến trình gồm các hoạt động có tính liên tục và liên quan chặt chẽ với nhau. Bản thân mỗi hoạt động cũng là một tiến trình § Nhà quản trị phải có tư duy sáng tạo phù hợp với từng tình huống § Đề cao tính linh hoạt, giảm thiểu các cấp bậc trung gian của tổ chức § Chú trọng phát triển từ bên trong, đề cao giá trị văn hóa của tổ chức § Ứng dụng các thành tựu của KH-CN, đặc biệt là Công nghệ thông tin § Đề cao vai trò sáng tạo, tri thức và trách nhiệm, con người là yếu tố quyết định § Chuyển từ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường kiểu truyền thống sang chiến lược cạnh tranh dựa trên những ý tưởng sáng tạo § Khuyến khích tính độc lập, sáng tạo, tăng tính tự quản và truyền thông § Giảm sự lệ thuộc vào các quy chế, nguyên tắc cứng nhắc § Thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng § Phát triển quan niệm, ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới v.v...
  15. V. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ NHẬT BẢN  Giới thiệu chung Từ những năm 70, cạnh các lý thuyết quản trị của các nước phương Tây, ở một số nước thành công trong phát triển kinh tế như Nhật Bản và “Bốn con rồng châu Á” là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông đã xuất hiện các lý thuyết của riêng mình. Điển hình về đặc trưng phong cách quản trị kiểu truyền thống phương Đông có trường phái quản trị Nhật Bản với Lý thuyết Z của William Ouchi và Lý thuyết Kaizen của Massa Aki Imai. Các lý thuyết này ra đời trên cơ sở thực tiễn quản trị các tổ chức ở Nhật Bản với đặc thù về truyền thống văn hóa và tâm lý dân tộc.
  16. 5.1. Lý thuyết Z  Luận điểm của W.Ouchi: Khác thuyết X và Y quan tâm đến bản chất, W. Ouchi quan tâm đến thái độ lao động của con người và cho rằng, thái độ tùy thuộc vào cách thức mà họ được đối xử trong thực tế. Xuất phát từ gốc rễ văn hóa và tập quán Nhật Bản, Tác giả cho rằng, cần thay đổi mô hình quản trị dựa trên việc xây dựng một nền văn hóa kiểu Z cho môi trường bên trong tổ chức.  Nội dung: + Duy trì việc làm suốt đời cho công nhân + Xây dựng mối quan hệ hỗ tương, vai trò, trách nhiệm + Đề cao sức mạnh tập thể, cộng đồng, thưởng phạt tập thể + Đào tạo rộng, thay đổi luân phiên vị trí làm việc theo định kỳ + Đề bạt chậm, trả lương theo thâm niên + Kiểm tra mặc nhiên v.v…
  17. Nhận xét § Thực chất lý thuyết Z là sự vận dụng khoa học quản trị của phương Tây kết hợp với giá trị truyền thống của Nhật Bản là lòng trung thành, tận tụy, gắn bó với tổ chức, coi trọng tinh thần, trách nhiệm tập thể, đề cao kinh nghiệm, coi tổ chức là một cộng đồng gắn bó. § Vì gắn với những nét đặc trưng riêng của nền văn hóa và truyền thống Nhật Bản nên không phải tổ chức, quốc gia nào cũng có thể áp dụng thành công.
  18. 5.2. Lý thuyết Kaizen  Luận điểm: Massa Aki Imai chỉ ra sự khác biệt giữa cách quản trị của Nhật Bản và của phương Tây. Ở Mỹ sự thay đổi diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Sự thành công trong cách quản trị Nhật Bản là những cải tiến nho nhỏ, từng bước.  Nội dung: Sự khác biệt giữa hoạt động đổi mới (Âu-Mỹ) và cải tiến (Nhật Bản): Khía cạnh so sánh Đổi mới (Phương Tây) Cải tiến (Nhật Bản) Cách thức thực hiện Thay đổi đột ngột, mạnh mẽ và nhanh chóng Cải tiến nho nhỏ, hằng ngày, liên tục, tăng dần Quan điểm kế thừa Xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, thay bằng cái mới Kế thừa những gì hợp lý đạt được trước đó Chủ thể thực hiện Những cá nhân xuất sắc Tất cả mọi thành viên Mục tiêu hướng đến Cụ thể trước mắt và nhanh nhất Mang tính dài hạn Yếu tố cốt lỏi Thành tựu KH-CN và các lý thuyết mới Khả năng sáng tạo của con người Vai trò của các yếu tố Con người phải phù hợp với yêu cầu của máy Máy móc phải phù hợp với con người để khai móc, thiết bị và KH-CN thác khả năng sáng tạo của con người
  19. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 1. Trình bày luận điểm và nội dung cơ bản của các lý thuyết, trường phái quản trị. Rút ra các nhận xét, đánh giá đối với từng lý thuyết, trường phái. 2. Rút ra nhận xét và đánh giá về xu hướng phát triển của quản trị học qua nghiên cứu các lý thuyết, trường phái quản trị? Theo xu hướng đó, theo anh chị cần phải làm gì để có thể trở thành một nhà quản trị thành công trong tương lai?
  20. Hết Bài 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2