intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 4 - TS. Nguyễn Trọng Tài

Chia sẻ: Tình Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản trị thanh khoản ở ngân hàng thương mại" trang bị cho người học các khái niệm; cung - cầu thanh khoản; quản trị thanh quản trị thanh khoản ở ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 4 - TS. Nguyễn Trọng Tài

  1. BÀI 4 QUẢN TRỊ THANH KHOẢN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TS. Nguyễn Trọng Tài 1 v1.0011103209 TÌNH HUỐNG • Do có những tin đồn thổi bất lợi, nên mấy ngày qua, Ngân hàng C đang đối mặt với sức ép rất lớn do hàng loạt khách hàng đến rút tiền ồ ạt. • Tổng vốn huy động trong kỳ của ngân hàng D xấp xỉ 1000 tỷ đồng, để đạt được mục tiêu là tối đa hóa thu nhập, ngân hàng chỉ duy trì dự trữ theo qui định bắt buộc của NHNN (50 tỷ đồng), số còn lại đem cho vay và kinh doanh chứng khoán, bất động sản.  1. Ngân hàng C và Ngân hàng D đang và sẽ phải đối mặt với loại rủi ro nào? 2. Làm thế nào để các Ngân hàng trên hoạt động an toàn, lành mạnh? 2 v1.0011110225
  2. MỤC TIÊU Đưa ra và giải thích rõ các khái niệm về thanh khoản ở NHTM; Giải thích làm rõ những vấn đề liên quan đến thanh khoản ở NHTM, bao gồm các yếu tố về cung và cầu thanh khoản; Nghiên cứu các phương pháp quản trị thanh khoản ở NHTM. 3 v1.0011110225 NỘI DUNG 1 Các khái niệm; 2 Cung - Cầu thanh khoản; 3 Quản trị thanh khoản ở NHTM. 4 v1.0011110225
  3. 1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1. Tính thanh khoản của nguồn vốn; 1.2. Tính thanh khoản của tài sản; 1.3. Tính thanh khoản của NHTM. 5 v1.0011110225 1.1. TÍNH THANH KHOẢN CỦA NGUỒN VỐN • Phản ánh khả năng huy động tạo ra khả năng thanh toán, phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn của NHTM. • Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo lường bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn vốn khi cần. • Phụ thuộc:  Sự phát triển của thị trường tài chính;  Mức thu nhập của dân cư;  Tính nhạy cảm của thu nhập với lãi suất;  Mạng lưới các phòng giao dịch của NHTM. 6 v1.0011110225
  4. 1.2. TÍNH THANH KHOẢN CỦA TÀI SẢN • Là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền. • Đo lường tính thanh khoản của tài sản thông qua thời gian và chi phí chuyển đổi từ tài sản sang tiền mặt. • Phụ thuộc:  Tính lỏng của tài sản;  Thị trường của các tài sản;  Sự ổn định kinh tế vĩ mô;  Sự phát triển của thị trường tài chính… 7 v1.0011110225 1.3. TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM • Là khả năng của NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. • Tính thanh khoản của NHTM được xác lập bởi tính thanh khoản của tài sản và nguồn vốn. • Một NHTM có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai. 8 v1.0011110225
  5. 2. CUNG – CẦU THANH KHOẢN • Cung thanh khoản: Là khả năng cung ứng tiền của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản và khả năng mở rộng huy động vốn mới. • Cầu thanh khoản: Là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà NHTM có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm những yêu cầu chi trả và vay mượn hợp pháp của khách hàng. • Khi NHTM bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là “bán thanh khoản”. • Khi NHTM mở rộng nguồn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là “mua thanh khoản”. 9 v1.0011110225 3. QUẢN TRỊ THANH KHOẢN Ở NHTM 3.1. Xác định nhu cầu thanh khoản; 3.2. Các phương pháp quản trị thanh khoản. 10 v1.0011110225
  6. 3.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU THANH KHOẢN • Bao gồm:  Nhu cầu rút tiền của người gửi;  Nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng để thanh toán cho các giao dịch mà NHTM đã cam kết cho vay;  Các khoản vay đến hạn trả;  Lãi phải trả cho các khoản vay. • Nhân tố ảnh hưởng:  Chính trị, xã hội;  Thu nhập và nhu cầu chi tiêu của khách hàng;  Sự cạnh tranh giữa các trung gian tài chính;  Uy tín. 11 v1.0011110225 3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ THANH KHOẢN 3.2.1. Dấu hiệu rủi ro thanh khoản; 3.2.2. Quản trị thanh khoản tài sản Có; 3.2.3. Quản trị rủi ro thanh khoản tài sản Nợ; 3.2.4. Quản trị thanh khoản kết hợp; 3.2.2. Phương pháp phân tích thanh khoản động. 12 v1.0011110225
  7. 3.2.1. DẤU HIỆU RỦI RO THANH KHOẢN • Sự gia tăng tập trung của Tài sản Có hoặc Tài sản Nợ; • Tốc độ tăng của các khoản vay lớn hơn tốc độ tăng của các khoản tiền gửi; • Các xu hướng bất lợi hoặc rủi ro gia tăng liên quan đến một dòng sản phẩm cụ thể; • Dư luận xấu trên thị trường; • Chỉ số tín nhiệm tín dụng giảm; • Chi phí tài trợ vốn trên thị trường bán lẻ và bán buôn tăng; • Sự tập trung vào các nguồn tài trợ vốn trên thị trường bán buôn; • Sự suy giảm của nguồn tiền cung cấp cho ngân hàng trên thị trường bán buôn; • Tiền gửi của dân cư bị rút ra nhiều hơn; • Tiền gửi có kỳ hạn bị rút trước hạn gia tăng. 13 v1.0011110225 3.2.2. QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TÀI SẢN CÓ • NHTM tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao. • Phương pháp này được gọi là chiến lược chuyển đổi tài sản. 14 v1.0011110225
  8. 3.2.2. QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TÀI SẢN CÓ Theo anh (chị), ưu điểm của quản trị thanh khoản tài sản Có là gì? 15 v1.0011110225 3.2.2. QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TÀI SẢN CÓ Nhược điểm: • Việc bán tài sản đồng nghĩa với việc sẽ mất đi thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai (sẽ phải bán với mức giá thấp hơn  chịu tổn thất về vốn); • Việc bán tài sản liên quan đến chi phí giao dịch mà ngân hàng phải trả cho người môi giới; • Việc bán các chứng khoán chính phủ  sẽ làm yếu đi hình ảnh của ngân hàng; • Đầu tư vào tài sản thanh khoản khiến hiệu quả kinh doanh giảm. 16 v1.0011110225
  9. 3.2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TÀI SẢN NỢ Đáp ứng yêu cầu thanh khoản thông qua vay nợ trên thị trường tiền tệ: Các NHTM sẽ vay thanh khoản (mua thanh khoản), bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời. 17 v1.0011110225 3.2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TÀI SẢN NỢ • Ưu điểm:  Không cần phải dự trữ thanh khoản gây tốn phí;  Cho phép NHTM duy trì qui mô và cấu trúc của danh mục tài sản nếu ngân hàng mong muốn;  Quản lý nợ linh hoạt, có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí. • Nhược điểm:  Lãi suất và qui mô tín dụng có thể thay đổi nhanh chóng;  Thường phải mua trong điều kiện khó khăn về giá cả và tính sẵn có;  Chi phí vay vốn khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định của thu nhập. 18 v1.0011110225
  10. 3.2.4. QUẢN TRỊ THANH KHOẢN KẾT HỢP • Dựa trên dự tính dòng tiền vào và ra để tính khe hở thanh khoản kỳ tới. • Khe hở thanh khoản có thể tính cho từng ngày, tuần, tháng… dựa trên cơ sở các nhân tố tác động. • Trên cơ sở dự tính cầu thanh khoản, NHTM sẽ quản lý thanh khoản bằng biện pháp dự trữ thanh khoản, phần còn lại sẽ được xử lý bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng. Những nhu cầu tiền mặt bất thường sẽ được giải quyết chủ yếu bằng việc vay vốn. 19 v1.0011110225 3.2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THANH KHOẢN ĐỘNG • Là phương pháp quản trị thanh khoản bằng cách dự đoán cung – cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung – cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách quản trị thanh khoản. • Các bước quản trị như sau:  Bước 1: Lập báo cáo cung – cầu thanh khoản;  Bước 2: Phân tích mô phỏng thanh khoản;  Bước 3: Phân tích khả năng thanh khoản. (Xem giáo trình) 20 v1.0011110225
  11. THẢO LUẬN Theo anh/chị thì mức độ rủi ro thanh khoản hiện nay tại các NHTM Việt Nam như thế nào? Hãy chỉ ra một số nguyên nhân chính? 21 v1.0011110225 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Các NHTM thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và khi rủi ro xảy ra thì NHTM sẽ chịu phí tổn rất lớn và có thể dẫn tới bị phá sản. • Quản trị rủi ro thanh khoản ở NHTM có thể thông qua các phương pháp: quản trị thanh khoản tài sản có, quản trị thanh khoản tài sản nợ và quản trị thanh khoản kết hợp. • Việc vận dụng phương pháp quản trị nào hoàn toàn tùy thuộc vào từng NHTM và điều kiện thị trường trong từng giai đoạn. 22 v1.0011110225
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2