Bài giảng Quy hoạch môi trường: Bài 5 - Nội dung và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường
lượt xem 5
download
Nội dung bài giảng trình bày đánh giá hiện trạng và dự báo các tác động môi trường, định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu của QHMT. Đề xuất các nội dung của QHMT. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quy hoạch môi trường: Bài 5 - Nội dung và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường
- VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC Quy hoạch môi trường (Bài 5: NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ) Cán bộ giảng dạy : PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
- NỘI DUNG QHMT • (1). Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT. • (2). Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề cấp bách • (3). Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo các vấn đề cấp bách. • (4). Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT. • (5). Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường • (6). Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường • (7). Lập bản đồ QHMT trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính với tỷ lệ và mục tiêu thích hợp • (8). Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH với mục tiêu bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
- QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 1. Chuẩn bị 2. Đánh giá hiện trạng và dự báo các tác động môi trường. 3. Định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu của QHMT. 4. Đề xuất các nội dung của QHMT 5. Phê chuẩn QHMT 6. Thực hiện và quản lý, giám sát QHMT.
- NỘI DUNG QHMT
- Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức năng phục vụ QHMT • (1). Phân vùng kinh tế : Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng Kinh tế trọng điểm). • (2). Vùng sinh thái: Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.
- Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức năng phục vụ QHMT (tt) • (3). Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất… • (4). Phân vùng môi trường: Phân vùng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị môi trường tương đối đồng nhất nhằm mục đích quản lý môi trường một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị môi trường. Tính thống nhất của vùng môi trường biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi môi trường ở bất kỳ khu vực nào trong vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó.
- Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức năng phục vụ QHMT (tt) • Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân vùng môi trường mặc dù vấn đề môi trường theo vùng lãnh thổ rất quan trọng. Vấn đề môi trường trong một vùng cần phải được quản lý đồng bộ, liên kết với nhau trong phạm vi toàn vùng. Chẳng hạn, việc phát triển các khu công nghiệp tại một tỉnh có tác động trực tiếp tới chất lượng môi trường tại tỉnh khác (do lan truyền, phát tán). Việc ô nhiễm của vùng đất ướt ven biển có phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh. Vì vậy, cùng với việc quản lý môi trường cấp tỉnh, việc quản lý môi trường cấp vùng có ý nghĩa rất quan trọng.
- Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách • 1. Các dữ liệu không gian: • Thông tin về địa hình • Thông tin về ranh giới hành chính • Thông tin về các khu vực đô thị hoá • Thông tin về các khu vực công nghiệp hoá • Thông tin về hệ thống giao thông • Thông tin về các cảng chuyên dùng • Thông tin về các khu vực nuôi trồng thuỷ sản • Thông tin về các khu du lịch • Thông tin về tài nguyên, khoáng sản • Thông tin về hiện trạng sử dụng đất • Thông tin về thuỷ hệ (Sông, hồ, biển)
- Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách (tt) • 2. Các dữ liệu thuộc tính • (a). Thông tin về các điều kiện tự nhiên và KTXH • Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn; • Thông tin về tài nguyên nước mặt; • Thông tin về tài nguyên nước ngầm; • Thông tin về tài nguyên thủy sinh; • Thông tin về tài nguyên đất; • Thông tin về tài nguyên rừng; • Thông tin về tài nguyên khóang sản; • Thông tin về tài nguyên du lịch. • Dân số và phân bố địa bàn dân cư; • Phát triển công nghiệp và phân bố địa bàn sản xuất công nghiệp;
- Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách (tt) • (b). Cơ sở dữ liệu môi trường nước: • Thông tin về số lượng, khối lượng, đặc tính và (nước thải sinh hoạt) từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung trên toàn bộ vùng quy hoạch; • Thông tin về số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn thải điểm (nước thải công nghiệp và dịch vụ) từ các KCN, cụm công nghiệp tập trung và các khu dịch vụ đặc biệt (bãi rác, kho cảng, ...) trên toàn bộ vùng quy hoạch; • Thông tin về mạng lưới quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt, nước ngầm trên toàn bộ vùng quy hoạch; • Thông tin về hiện trạng chất lượng nước mặt trên toàn bộ vùng quy hoạch theo một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng; • Thông tin tổng hợp hiện trạng môi trường nước biển trên toàn bộ vùng quy hoạch.
- Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách (tt) • (c). Cơ sở dữ liệu môi trường không khí: • Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các nhà máy nhiệt điện; • Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung; • Mạng lưới quan trắc ô nhiễm không khí trên toàn bộ vùng quy hoạch; • Hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên toàn bộ vùng quy họach theo một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng.
- Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách (tt) • (d). Cơ sở dữ liệu chất thải rắn: • Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư trong phạm vi vùng quy hoạch; • Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong phạm vi vùng quy hoạch; • Các bãi chôn lấp chất thải rắn, các lò thiêu đốt chất thải rắn trong phạm vi vùng quy hoạch; • Mạng lưới quan trắc chất thải rắn phạm vi vùng quy hoạch.
- Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với hiện trạng phát triển KTXH • Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, đặc biệt hiện trạng phát triển KTXH của vùng hoặc của địa phương, đánh giá hiện trạng phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội làm cơ sở để đánh giá hiện trạng môi trường như : • - Đô thị: Xác định các vùng đô thị hoá, các khu dân cư tập trung và những vấn đề môi trường trong vùng, ví dụ như: hệ thống cấp, thoát nước đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nước thải sinh hoạt, rác thải… • - Công nghiệp: Xác định các vùng công nghiệp hoá, các KCN, cụm công nghiệp và những ngành công nghiệp có nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường;
- Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với hiện trạng phát triển KTXH (tt) • - Nông nghiệp: Xác định các vùng nông nghiệp và những vấn đề môi trường liên quan đến sản xuất nông nghiệp; • - Ngành giao thông công chánh: Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư mới, các bến cảng, sân bay, giao thông đường bộ và những vấn đề môi trường liên quan.
- Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với hiện trạng phát triển KTXH (tt) • - Dịch vụ và du lịch: Xác định các khu vực, địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn bảo tàng để phát triển du lịch và các dịch vụ kèm theo và những vấn đề môi trường liên quan. • - Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: Xác định các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và những vấn đề môi trường liên quan. • - Phát triển rừng: Các khu rừng tự nhiên, rừng trồng mới và những vấn đề môi trường liên quan.
- Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên • (1). Vấn đề nào từ trước đến nay tại địa phương gây ảnh hưởng xấu hoặc nghiêm trọng đến môi trường, tài nguyên và sức khỏe cộng đồng ? • - Rác thải (rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế, độc hại, ...); • - Nước cấp (ô nhiễm nguồn nước, nước cấp không đạt tiêu chuẩn ăn uống, nước ăn uống không được xử lý,...); • - Nước thải (nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế không được xử lý); • - Ô nhiễm không khí (do giao thông, công nghiệp, sinh hoạt,...); • - Ô nhiễm do nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, mất cân bằng sinh thái nông nghiệp,...); • - Nạn tàn phá rừng (rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn); • - Ô nhiễm vùng ven biển (sạt lở bờ biển, nguy cơ tràn dầu, đánh bắt thủy hải sản quá mức, …).
- Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên (tt) • (2). Vấn đề nào có phạm vi tác động đến các địa phương khác trong vùng? • - Nguồn nước (lưu vực chung cho các tỉnh, hồ điều tiết, vùng ven biển,...); • - Ô nhiễm không khí tác động qua lại giữa các địa phương (các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, hóa dầu, ...); • - Các vấn đề khác. • (3). Các vấn đề về quản lý? • - Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức; • - Tiêu chuẩn môi trường.
- Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường • Hệ thống các đồ hiện trạng được sử dụng để thể hiện một cách trực quan hiện trạng bố trí không gian thuộc các lĩnh vực KTXH, hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng các vấn đề môi trường. Từ các bản đồ hiện trạng này các chuyên gia có thể đánh giá được những vấn đề môi trường còn tồn tại và đề xuất các giải pháp xử lý hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm tránh rủi ro cho công tác quy hoạch trong tương lai.
- Đánh giá môi trường chiến lược • Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, xu hướng đẩy mạnh thực hiện đánh giá môi trường đối với các dự án quy hoạch hoặc các chương trình phát triển mang tính dài hạn của vùng lãnh thổ, địa phương, quốc gia hay một ngành sản xuất, đã được hết sức coi trọng và được xem như một giải pháp tốt nhằm nâng cao tính hiệu quả và chủ động trong công tác BVMT ở tầm vĩ mô nói chung, ngăn ngừa ô nhiễm nói riêng. Loại hình này được gọi là Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC).
- Đánh giá môi trường chiến lược (tt) • Bản chất mang tính nguyên tắc của ĐMC đó là lồng ghép tới mức cao nhất những vấn đề môi trường trong các lĩnh vực sau: • - Việc hình thành các chính sách ở cấp cao về phát triển KTXH (đánh giá chính sách) • - Thiết kế các chiến lược ngành về môi trường (đánh giá quy hoạch phát triển ngành) • - Đánh giá các quy hoạch phát triển KTXH của một vùng hay địa phương về môi trường (đánh giá quy hoạch phát triển KTXH).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ sinh thái đô thị
5 p | 747 | 110
-
Bài giảng: Quản lý môi trường (ThS. Nguyễn Thúy Lan Chi)
10 p | 255 | 46
-
Quy hoạch môi trường - Bài 8: Các phương pháp quy hoạch môi trường
20 p | 177 | 41
-
Bài giảng Lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào ĐMC quy hoạch phát triển KTXH - Lê Hoàng Lan
11 p | 107 | 11
-
Bài giảng Quy hoạch tuyến tính - Chương 3: Bài toán vận tải
15 p | 136 | 9
-
Bài giảng Toán kinh tế: Chương 0
11 p | 16 | 7
-
Bài giảng Các công cụ quản lý môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp - Hoàng Dương Tùng
12 p | 19 | 4
-
Bài giảng Môi trường đại cương: Chương 6 - TS. Lê Ngọc Tuấn
44 p | 15 | 4
-
Bài giảng Quy hoạch tuyến tính: Chương 3 - Nguyễn Hoàng Tuấn
15 p | 32 | 3
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Chương 2
84 p | 8 | 1
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Chương 4
14 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn