intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiêu hóa - Hoàng Thị Thanh Thảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:83

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiêu hóa được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể nêu các rối loạn tiết dịch ở dạ dày; trình bày các nguyên nhân, điều kiện gây loét dạ dày; trình bày các nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của rối loạn hấp thu; trình bày các nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của rối loạn co bóp ruột;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiêu hóa - Hoàng Thị Thanh Thảo

  1. SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG TIÊU HÓA GV: Hoàng Thị Thanh Thảo Bộ môn: Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Khoa Y-Dược. Trường ĐH Tây Nguyên
  2. MỤC TIÊU • Nêu các rối loạn tiết dịch ở dạ dày • Trình bày các nguyên nhân, diều kiện gây loét dạ dày • Trình bày các nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của rối loạn hấp thu • Trình bày các nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của rối loạn co bóp ruột • Trình bày cơ chế bệnh sinh của tắc ruột • Trình bày cơ chê bệnh sinh của viêm tụy cấp
  3. ĐẠI CƯƠNG
  4. Lớp thanh mạc Lớp dưới thanh mạc Lớp cơ Lớp dưới niêm mạc Niêm mạc
  5. Title • + Niêm mạc: Ở trong cùng gồm các tế bào tiết nhầy có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa và còn nhiều tế bào tuyến nữa. • + Dưới niêm mạc có cấu trúc mô lỏng lẻo, với mạng lưới mao mạch rất dày có vai trò vận chuyển và nuôi dưỡng. • + Cơ trơn nhiều lớp có tác dụng nhào trộn, vận chuyển thức ăn. • + Thanh mạc ở ngoài cùng làm giảm ma sát và chống dính
  6. Chức năng có 4 chức năng chung: • + Co bóp, nhào trộn và đẩy thức ăn. • + Tiết dịch: tiết các enzym tiêu hóa, các chất bảo vệ các hormon. • + Hấp thu: sau khi chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa. • + Bài tiết: đào thải một số chất cặn bả theo phân
  7. SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG DẠ DÀY Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, ở trên thông với thực quản, ở dưới thông với tá tràng. Dạ dày nằm dưới cơ hoành, tương ứng với một phần của hạ sườn trái và vùng thượng vị của thành bụng Gan Thực quản Lách Mạc nối nhỏ Túi mật Dạ dày Tá tràng Mạc nối lớn
  8. Khuyết tâm vị Đáy vị Tâm vị Khuyết góc Thân vị Môn vị Bờ cong vị bé Bờ cong vị lớn Hang môn vị Phần môn vị Ống môn vị
  9. Title • Về tiết dịch: thân vị chủ yếu có chức năng ngoại tiết, tiết ra chất nhầy, acid, yếu tố nội, pepsinogen. Hang vị chủ yếu có chức năng nội tiết: gastrin, somatostatin, histamin.
  10. RỐI LOẠN CHỨC PHẬN TIẾT DỊCH CỦA DẠ DÀY • Số lượng dịch vị tiết trong 24h bình thường từ 2000-3000ml bao gồm: • - Dịch toan là các men tiêu hóa của dạ dày, chủ yếu là pepsin và axit clohydric • - Dịch nhầy kiềm hay dự trữ kiềm của dạ dày, do các tế bào biểu bì bề mặt dạ dày tiết • Như vậy hình thành 2 hệ thống tiết dịch toan và kiềm luôn trong tình trạng cân bằng và cần thiết để bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như duy trì quá trình cân bằng tiêu hóa.
  11. Cơ chế điều hòa tiết dịch dạ dày được • Cơ chế thần kinh do các xung động từ vỏ não qua dây thần kinh X tới dạ dày, tác dụng trực tiếp lên các tế bào tiết pepsin và HCl. • + Phản xạ có điều kiện: Khi thức ăn chạm lưỡi • + Phản xạ không điều kiện: xảy ra khi tín hiệu thức ăn xuất hiện ở não như nghĩ tới, tưởng tượng ra...
  12. Cơ chế điều hòa tiết dịch dạ dày được • Cơ chế thể dịch • Khi thức ăn tiếp xúc niêm mạc dạ dày khiến các chất Gastrin và Histamin được tiết ra gây tiết dịch vị. • Sự tiết dịch sinh lý bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu chủ yếu do cơ chế thần kinh, giai đoạn sau do cơ chế thể dịch. • Dù không liên quan đến bữa ăn, dạ dày vẫn tiết một lượng dịch tối thiểu đó là tiết dịch cơ bản • Kích tố gastrin có tác dụng: • - Kích thích tiết HCl với liều rất nhỏ (hàng microgam) và mạnh hơn histamin 500 lần. • - Kích thích trương lực và nhu động dạ dày, ruột.
  13. Rối loạn tiết dịch dạ dày • Rối loạn tiết dịch thường gây thay đổi cả số lượng và chất lượng (độ toan) của dịch vị ở các mức độ khác nhau. TĂNG TiẾT – TĂNG TOAN GiẢM TiẾT – GiẢM TOAN VÔ TOAN VÔ DỊCH VỊ
  14. Title • Tăng tiết, tăng toan phát sinh khi số lượng dịch vị tăng trên 50ml (lấy một lần) và độ toan tự do tăng trên 60mEq/l,có thể gặp ở 0,5% người bình thường khỏe mạnh • + Bệnh lý về dạ dày • + Do phản xạ thần kinh trong viêm ống mật, viêm ruột • + Do các hóa chất (histamin, insulin, acetylcholin) và các nội tiết tố ACTH,
  15. Title • gây ngưng trệ khối thức ăn trong dạ dày và thức ăn chứa chất toan quá mức khi xuống tá tràng sẽ gây phản xạ co thắt lâu dài môn vị • Thức ăn ứ đọng trong dạ dày sẽ tăng cường quá trình lên men nên bệnh nhân thường ợ chua và số lượng thức ăn nhuyễn nát chuyển qua ruột giảm rõ rệt, gây giảm nhu động ruột và táo bón, đồng thời hấp thu giảm gây giảm dinh dưỡng toan thân. • Tăng toan còn là mắt xích quan trọng trong các bệnh sinh các vết loét ở dạ dày và tá tràng
  16. Title • Giảm tiết - giảm toan phát sinh khi độ toan dịch vị giảm dưới 20mEq/l, có nhiều mức độ khác nhau: • - Giảm tiết - giảm toan tương đối có thể gặp trong: – + Các trường hợp mất nước của cơ thể như sốt, nhiễm khuẩn, đi lỏng… – + Các trường hợp rối loạn dinh dưỡng như đói ăn, thiếu sinh tố, suy nhược cơ thể… – + Các xúc động tâm lý âm tính (lo buồn, sợ hãi, giận…) – + Bệnh lý viêm dạ dày do tăng tiết chất nhày đã trung hòa một phần lớn HCl tự do
  17. Title • - Vô toan phát sinh khi có tổn thương niêm mạc dạ dày và các tế bào tiết • + Vô toan giả hay không có HCl tự do nhưng vẫn có HCl toàn phần do niêm mạc dạ dày vẫn còn tiết axit nhưng bị dịch nhày kết hợp hết cả, thường gặp trong viêm dạ dày mãn. • + Vô toan thật, hoàn toàn không có cả HCl tự do và toàn phần do tổn thương hoàn toàn các tế bào tiết. Có thể gặp ở người già, người thiếu sinh tố B1, thiếu sắt nhưng quan trọng hơn là trong viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày, giang mai dạ dày
  18. Title • Vô dịch vị là trạng thái nặng hơn do teo niêm mạc hoàn toàn, cố định, không phục hồi, ảnh hưởng đến các tế bào tiết HCl và pepsin.
  19. Title • Do thiếu HCl nên pepsin không được kích hoạt, khôi thức ăn được tiêu hóa không đầy đủ hoặc gần như không được tiêu hóa đưa thẳng xuống tá tràng, qua ruột không được hấp thu, còn kích thích các thụ cảm thành ruột gây đi lỏng dai dẳng và suy dinh dưỡng. • Thiếu HCl nên sự di chuyển khối thức ăn xuống ruột nhanh (do được trung hòa nhanh), gây rối loạn tiêu hóa ruột do thiếu chất kích tụy và không hấp thu được sắt để tạo hồng cầu.
  20. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG CO BÓP CỦA DẠ DÀY • Chức năng cơ bóp của dạ dày nhằm nhào trộn, nghiền nát và vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2