intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng hợp thần kinh chi dưới

Chia sẻ: YDS NT92 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

522
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổng hợp thần kinh chi dưới nhằm mục tiêu giúp học viên nắm chắc được vị trí, cấu tạo liên quan của DDRTK thắt lưng cùng; nắm chắc nguyên ủy, đường đi liên quan, vùng chi phối của các nhánh bên của đám rối thần kinh thắt lưng cùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng hợp thần kinh chi dưới

  1. HỌC VIỆN QUÂN Y BỘ MÔN GIẢI PHẪU MẬT Số:……. TÊN BÀI GIẢNG Môn học: Giải phẫu Bài: Tổng hợp thần kinh chi dưới Đối tượng: Bác sỹ dài hạn chính quy Năm học: 2009 – 2010 Giảng viên: Hà nội - 2010
  2. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 1. Phần thủ tục: Bộ môn: Giải phẫu Môn học: Giải phẫu Đối tượng học viên: Bác sỹ dài hạn chính quy Tên bài giảng: Tổng hợp thần kinh chi dưới Tên giảng viên: Năm học: 2009-2010 Thời gian giảng: 90 phút 2. Các mục tiêu học tập: - Nắm chắc vị trí, cấu tạo, liên quan của DDRTK thắt lưng cùng - Nẵm chắc nguyên uỷ, đường đi liên quan, vùng chi phối của các nhánh bên của đám rối thần kinh thắt lưng cùng 3. Kỹ thuật tiến hành: 3.1 Loại bài giảng: Lý thuyết cơ bản. 3.2 Phương pháp dậy học: Diễn giảng, trình bày trực quan và kiểm tra. 3.3 Hình thức tổ chức dậy học: Lên lớp tại giảng đường. 3.4 Phương tiện dậy học: Bảng, tranh vẽ, PowerPoint. 4. Phần thời gian và cấu trúc bài giảng: 4.1 Tổ chức lớp: 1’ 4.2 Kiểm tra bài cũ: 4’ 4.3 Giới thiệu tài liệu tham khảo, nghiên cứu: 2’ 4.4 Tiến hành nội dung bài giảng
  3. Nội dung bài giảng Thời Những PPDH Phương Hoạt động gian vận dụng tiện DH của HV I. Cấu trúc đám thắt lưng. 35’ Diễn giảng, Bảng, Nghe, nhìn, trình chiếu powerpoint ghi chép, II. Đám rối thần kinh cùng 35 powerpoint, phát biểu. quan sát trực III. Ứng dụng lâm sàng 15 quan. 5. Kiểm tra đánh giá (thông tin phản hồi): 3’ 6. Tổng kết bài giảng: 7. Nhận xét và rút kinh nghiệm: Thông qua Ngày tháng năm 2010 Chủ nhiệm bộ môn Người làm kế hoạch
  4. THẦN KINH CHI DƯỚI Các nhánh thần kinh vận động và cảm giác ở chi dưới tách ở đám rối thắt lưng và đám rối cùng. 1. Đám rối thần kinh thắt lưng (ĐRTKTL)'' Plexus lumbalis'' Hình 1 ĐRTKTL do nhánh trước dây thần kinh sống thắt lưng (TL) I, II, III nối với nhau tạo nên. Ngoài ra, tham gia tạo nên đám rối (ĐR) này còn có 1 phần nhánh trước dây thần kinh (TK) sống ngực XII và TK sống TLIV. Nhánh trước của dây ThXII và LI tách ra hai dây b ụng sinh d ục l ớn và nhỏ Nhánh trước của dây LII tách ra dây đùi bì. Nhánh trước của dây LI và LII tách ra dây sinh dục đùi Ngành bên trước của dây LI, LII, LIII, LIV tạo nên dây đùi Ngành bên sau của dây LI, LII, LIII, LIV tạo nên dây bịt. 1.1. Các nhánh nhỏ của ĐRTKTL * Dây TK chậu hạ vị (dây bụng - sinh dục lớn) - Do một phần nhánh trước dây sống Th XII và LI tạo nên - Chi phối: cơ chéo bé, cơ ngang bụng, da vùng bẹn bụng. * Dây thần kinh chậu - bụng (dây bụng - sinh dục bé) - Tách ra từ nhánh trước dây sống LI - Chi phối các cơ rộng bụng rồi chui vào trong ống b ẹn chi ph ối da vùng mu, bìu, môi lớn. * Dây TK sinh dục- đùi - Tách ra từ nhánh trước dây sống LI - LII - Chi phối cho vùng bẹn, đùi, thừng tinh, màng tinh hoàn, cơ bìu * Dây thần kinh đùi bì ngoài - Do các sợi của nhánh trước dây sống LII tạo nên - Chi phối cảm giác da mặt ngoài đùi và mông 1.2. Các dây thần kinh lớn của ĐRTKTL 1.2.1. Dây thần kinh đùi - Do các sợi ngành trước bên của nhánh trước dây TK sống từ LI - LIV tạo nên - Dây nằm trong bao cơ thắt lưng chậu và cùng cơ này chui qua cung đùi xuống mặt trước đùi (ở cung đùi dây ngăn cách với động mạch đùi nhờ dải chậu lược). Khi sắp ra khỏi cung đùi dây chia 4 ngành cùng (các nhánh chi phối cơ nằm ở sâu và các nhánh c hi phối đùi bì trước nằm ở nông). - Các nhánh đùi bì trước gồm 2 nhóm:
  5. + Nhóm nhánh ngoài gồm các nhánh xuyên qua cơ may để chi phối cho cơ này và các nhánh chui dưới cơ may để ra nông. + Nhóm nhánh trong đi thẳng xuống và nằm ở phía trong cơ may. Các nhánh đùi bì trước chui ra nông ở 1/3 trên và 1/3 giữa của đùi; chi phối cảm giác cho mặt trước và1 phần mặt trong của đùi. Nhánh đùi bì trước lớn nhất là dây thần kinh hiển. Dây đi cùng động mạch trong ống cơ khép và bắt chéo động mạch từ ngoài vào trong, đi xuống dưới để cùng động mạch gối xuống thoát ra khỏi ống. Rồi tiếp tục đi sau cơ may, ch ạy sau lồi cầu trong xương đùi tới phần trên cẳng chân rồi thoát ra nông cùng tĩnh mạch hiển trong chạy tới mặt trong cẳng chân. Dây cho ra các nhánh chi phối cho da dưới xương bánh chè, da mặt trước trong cẳng chân đến nền ngón chân cái. - Các nhánh cơ nằm ở sâu chi phối vận động cho cơ th ắt l ưng châu, cơ lược, cơ may, cơ tứ đầu đùi và và cơ khép nhỡ. 1.2.2. Dây thần kinh bịt - Gồm các sợi của ngành sau bên của nhánh trước dây TK sống từ LI - LIV tạo nên. - Dây thần kinh bịt lúc đầu nằm phía trong dây th ần kinh đùi, sau đó chạy vào trong chậu hông nhỏ, đến gần chỗ bám của cơ nâng hậu môn và cơ bịt, dây chạy trong ống bịt để vào khu đùi trong. Dây cho ra các nhánh: + Nhánh sau cho cơ khép lớn, cơ lược, khớp háng, ph ần sau bao khớp gối, cơ bịt ngoài. + Nhánh trước cho cơ khép dài, khép ngắn, cơ thon, nhánh da chi phối cảm giác da mặt trong của đùi. 2. Đám rối thần kinh cùng (Hình 2). ĐRTK cùng được tạo nên bởi thân TL- cùng (do 1 phần nhánh trước dây LIV và nhánh trước LV hợp thành), nhánh trước của 5 dây cùng và dây cụt tạo nên. Đám rối này phân ra các phần cùng, ph ần thẹn và đám rối cụt. Phần cùng do thân TL cùng, nhánh trước dây cùng I, II và 1 ph ần nhánh trước dây cùng III tạo nên. ĐRTK cùng nằm ở thành bên chậu hông bé và cho ra các nhánh ngắn và các dây thần kinh dài. 2.1. Các nhánh ngắn của ĐRTK cùng * Các nhánh cơ - Do các sợi của dây thần kinh sống từ LIV - SII tạo nên - Chi phối: cơ hình quả lê, cơ sinh đôi, cơ bịt trong và cung đùi. * Dây thần kinh mông trên - Do các sợi của dây TK sống từ LIV - SI tạo nên - Chi phối cho cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ căng mạc đùi.
  6. * Dây thần kinh mông dưới - Do các sợi của dây thần kinh sống từ LV - SII tạo nên - Chi phối cơ mông to và cảm giác da vùng mông. 2.2. Các dây thần kinh dài của ĐRTK cùng * Dây thần kinh đùi bì sau - Do các sợi của dây thần kinh sống từ SI - SIII tạo nên - Dây chui qua khe dưới cơ tháp xuống mặt sau của đùi, ở mông dây nằm sau dây hông to và trước cơ mông lớn. - Chi phối cảm giác da vùng dưới mông, mặt sau đùi và hố khoeo * Dây thần kinh ngồi - Là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể gồm các sợi của dây th ần kinh sống LIV đến SIII. Dây chui qua khe dưới cơ tháp ra mông và xuống khu đùi sau đến khoeo chia thần kinh hông khoeo trong (dây TK chày trước) và TK hông khoeo ngoài ( TK mác chung). - Chi phối các cơ khu đùi sau, 1 phần cơ khép lớn và bao khớp gối * Dây thần kinh chày - Là phần tiếp tục của dây TK ngồi - Ở khoeo dây nằm sau và ngoài động mạch, tới cẳng chân đi giữa 2 lớp cơ nông và sâu của khu cẳng chân sau. Xuống mặt sau mắt cá trong và chia thành 2 ngành (gan chân trong và gan chân ngoài), chi phối cảm giác da gan bàn chân. - Ngành bên: + Ở đùi (khoeo) dây cho nhánh cơ bụng chân, cơ gan chân gầy, cơ dép, cơ khoeo + Ở cẳng chân cho ra nhánh đến: . Cơ chày sau, cơ gấp dài ngón 1, cơ gấp dài ngón chân . Khớp gối và khớp cổ chân + Ở khoeo cho dây thần kinh hiển chày (TK bì cẳng chân trong). Chi phối cảm giác da mặt sau trong cẳng chân. Ở 1/3 dưới c ẳng chân TK hiển chày nối dây TK hiển mác tạo nên dây TK cẳng chân chi ph ối da phần ngoài cẳng và mu chân. + Dây TK liên cốt chi phối cốt mạc xương chày, màng liên cốt và bao khớp cổ chân. * Dây thần kinh mác chung - Tách ra từ dây thần kinh ngồi ở hố khoeo, đi từ đầu xương mác và vòng quanh đầu xương mác, chia thành dây mác nông và mác sâu.
  7. - Dây TK mác nông: nằm trong ống các cơ mác và tới 1/3 giữa c ẳng chân thì chui ra nông xuống mu bàn chân. Dây cho các nhánh tới các c ơ mác, nhánh bì mu chân cảm giác da mu chân, mu các ngón chân (trừ m ặt ngoài ngón IV, V và mặt trong ngón II ). - Dây thần kinh mác sâu: đi phía ngoài động mạch chày trước và đi xuống mu bàn chân.Tách ra các nhánh: + Nhánh cơ chày trước, duỗi dài ngón chân, duỗi dài ngón cái và duỗi ngắn ngón chân + Nhánh xương mác, màng liên cốt + Nhánh cơ bàn chân + Nhánh cho khớp gối và khớp chày mác + Nhánh TK hiển mác (TK bì cẳng chân ngoài). 3. Ứng dụng lâm sàng 3.1. Tổn thương dây thần kinh đùi Không duỗi được cẳng chân, teo cơ tứ đầu đùi, mất phản xạ gối, rối loạn cảm giác vùng dây chi phối. 3.2. Tổn thương dây thần kinh bịt Rối loạn cảm giác mặt trong đùi, không vắt chân nọ sang chân kia được, xoay chân ra ngoài khó. 3.3. Tổn thương dây thần kinh mác chung - Liệt cơ duỗi bàn chân (cơ chày trước), cơ duỗi ngón chân (cơ duỗi chung ngón chân) và các cơ làm xoay bàn chân ra ngoài. - Bệnh nhân không duỗi (gấp mu) bàn chân và duỗi các ngón chân, không xoay bàn chân ra ngoài, còn phản xạ gót do vậy bàn chân b ị r ơi thõng, hơi xoay vào trong, các ngón chân hơi gấp, teo cơ mặt trước trong cẳng chân. Nên có dáng đi quét (bệnh nhân nâng cao chân để kh ỏi quét đầu ngón chân xuống nền, sau đó đặt ngón chân, cạnh ngoài bàn chân và cuối cùng đặt gót. Bệnh nhân không thể đứng và đi bằng đầu ngón chân). - Rối loạn cảm giác mặt ngoài bàn chân, mu bàn chân và ngón chân. 3.4. Tổn thương dây thần kinh chày - Liệt các cơ gấp bàn chân (cơ tam đầu), các cơ gấp ngón chân, cơ chày sau nên mất các động tác này và mất các phản xạ gân gót. - Teo các cơ ở sâu của cẳng chân và gan bàn chân nên khoang gian cốt rộng ra và gót chân nổi rõ, các ngón chân dạng vuốt kh ỉ, chân chim, bệnh nhân không đi kiễng bằng ngón chân được. - Rối loạn cảm giác mặt sau cẳng chân, ngón chân, mu đốt cu ối ngón chân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0