intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập ngân hàng

Chia sẻ: Pham Minh Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

194
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do nhu cầu thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, Công ty TNHH A muốn mua một dây chuyền sấy kho tôm thuộc một công ty tại Nhật bản. Tuy nhiên, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập ngân hàng

  1. Bài 1: Do nhu cầu thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, Công ty TNHH A muốn mua một dây chuyền sấy kho tôm thuộc một công ty tại Nhật bản. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên Công ty A đã tiến hành nộp đơn vay vốn tại Ngân hàng thương mại B số tiền 5 tỷ. a. Giả sử A không có tài sản thế chấp nên muốn dùng dây chuyền định mua làm tài sản thế chấp với Ngân hàng B thì pháp luật có cho phép không? Tại sao? b. Giả sử, A dùng quyền sử dụng 1 lô đất tại quận 2 (trị giá 10 tỷ) để đảm bảo cho khỏan vay trên thế chấp cho ngân hàng B và được ngân hàng B chấp nhận. Sau khi được ngân hàng B cho vay thì khu đất trên bị xác định là thuộc qui hoạch làm công viên cây xanh và giá ước tính được đền bù là 3 tỷ. Ngân hàng B cần tiến hành những biện pháp gì nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình? c. Giả sử A muốn dùng quyền sử dụng lô đất nói trên để đảm bảo cho một khoảng khỏan vay 6 tỷ khác cũng tại ngân hàng B (không có dữ liệu thuộc khu qui hoạch cây xanh). Theo các anh, chị, nếu như ngân hàng B vẫn chấp nhận thì điều này có phù hợp với qui định của pháp luật ngân hàng không? Tại sao? d. Giả sử A dùng quyền sử dụng lô đất nêu trên làm tài sản thế chấp cho khỏan vay tại ngân hàng B (không có dữ liệu thuộc khu qui hoạch cây xanh). Sau khi được ngân hàng B chấp nhận, Công ty A muốn cùng với công ty D hợp tác đầu tư xây dựng 1 khu cao ốc văn phòng cao cấp. Ngân hàng B không đồng ý vì cho rằng lô đất này đang thế chấp nên không được đầu tư xây dựng trên đó. Nhận định của Ngân hàng B là đúng hay sai? Bài 2: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kinh doanh hàng mỹ nghệ. Do cần tiền mua nguyên vật liệu nên công ty đã tiến hành nộp đơn xin vay tại ngân hàng B. a. A có thể dùng khỏan nợ 2 tỷ mà công ty C, bạn hàng của A đang thiếu A để làm tài sản đảm bảo cho khỏan tiến vay trên được không? Tại sao? b. A muốn dùng căn nhà thuộc quyền sở hữu của Công ty A đang cho công ty D thuê làm tài sản đảm bảo cho khỏan vay trên nhưng bị Ngân hàng B từ chối vì cho rằng việc làm này là trái với qui định của pháp luật. ý kiến của anh, chị về nhận định trên như thế nào? c. Giả sử gần giống dữ liệu b và ngân hàng B chấp nhận. Giao dịch đảm bảo này có cần phải đăng ký? Việc đăng ký giao dịch đảm bảo này sẽ đem lại cho ngân hàng B quyền và lợi ích gì? d. Do công ty là đơn vị sử dụng rất nhiều phụ nữ ở địa phương nên Hội phụ nữ tỉnh X (nới A đóng trụ sở) đã quyết định dùng uy tín của Hội để đảm bảo cho khỏan vay trên. Anh, chị nhận định như thế nào về việc làm trên của Hội đồng phụ nữ tỉnh X.
  2. Bài 3: Do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng của văn phòng cho thuê, tháng 06/2008, Công ty Cổ phần A đã tiến hành thực hiện dự án văn phòng cho thuê tại Bình Thạnh. Tuy nhiên do thiếu vốn để xây dựng, công ty cổ phần A đã nộp đơn xin vay 6 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP B. Ngân hàng thương mại B đã yêu cầu A cần có tài sản thế chấp thuộc sở hữu của A hoặc của người thứ ba. Ông C là cổ đông đang nắm giữ 49% cổ phần của CTCP A đã dùng quyền sử dụng nhà xưởng tại quận Tân Phú trị giá 15 tỷ đồng của ông C để đảm bảo cho khỏan vay trên của CTCP A. a. Giao dịch này có cần phải đăng ký? Việc đăng ký giao dịch đảm bảo này sẽ đem lại cho ngân hàng B quyền và lợi ích gì? b. Sau đó ông C cũng dùng quyền sử dụng nhà xưởng trên để làm tài sản thế chấp cho khỏan vay vốn 3 tỷ đồng của chính ông tại ngân hàng D. Ông A có cần phải thông báo cho ngân hàng D về việc mình đã dùng nhà xưởng trên để đảm bảo cho khỏan vay vốn của CTCP A không? Tại sao? c. Giả sử thời gian đáo hạn của khỏan vốn CTCP A vay là 12/2008, còn thời gian đáo hạn đối với khỏan vay của ông C là 01/2009. Vậy nếu khi CTCP A không trả được nợ buộc phải xử lý nhà xưởng trên thì xử lý như thế nào đối với giao dịch đảm bảo của ông C và Ngân hàng D? d. Giả sử, vẫn giống dữ liệu như câu a, b nhưng sau đó ông C lại đứng ra dùng chính nhà xưởng này đảm bảo cho khoảng vay của cháu ông C vay 6 tỷ tại Ngân hàng E. Nếu như tài sản trên bị đem ra xử lý thì thứ tự ưu tiên sẽ như thế nào? e. Giả sử giống dữ liệu câu c, nhưng ngân hàng D và E thỏa thuận đổi vị trí ưu tiên thanh tóan cho nhau. Vậy nếu do sự sụt giảm của thị trường bất động sản nên căn nhà này chỉ có thể bán với giá 10 tỷ đồng thì Ngân hàng E có được thanh tóan tòan bộ 6 tỷ tiền gốc và lãi hay không? Tại sao?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2