Bài tập nhóm: Kế toán chi phí sản xuất
lượt xem 184
download
Như ta đã biết trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng luôn đứng trước câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm: Kế toán chi phí sản xuất
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà Bài tập nhóm: Kế toán chi phí sản xuất Nhóm 5 Trang 1
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...... ................................................................................ 1 Nhóm 5 Trang 2
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà NỘI DUNG .......... ................................................................................ 2 KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ I. Khái niệm chi phí sản xuất............................................................... 2 II. Giới thiệu chung về chi phí ............................................................. 2 III. Phân loại chi phí ............................................................................ 2 1-Phân loại theo tính chất chi phí........................................................ 3 1.1 Chi phí nguyên vật liệu ..................................................................3 1.2 Chi phí công cụ dụng cụ.................................................................3 1.3 Chi phí nhân công........................................................................... 4 1.4 Chi phí khấu hao TSCĐ .................................................................4 1.5 Chi phí khác bằng tiền ...................................................................4 2- Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế ........................................ 4 2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................... 4 2.2 Chi phí nhân công trực tiếp ........................................................... 4 2.3 Chi phí sản xuất chung...................................................................4 2.4 Chi phí bán hàng ............................................................................ 5 2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp........................................................ 5 3- Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh................................................. 5 3.1 Chi phí hoạt động tài chính............................................................ 5 3.2 Chi phí bất thường ......................................................................... 6 4- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với................................................... 6 4.1 Chi phí sản phẩm ....................................................................................6 4.2 Chi phí thời kỳ . ......................................................................................6 5- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí .......................................7 5.1 Biến phí............. ......................................................................................8 5.2 Định phí............ ......................................................................................8 6- Phân loại theo chức năng kinh doanh......................................................8 IV. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí ..............................................9 V. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất .9 KẾT LUẬN ........ ..................................................................... 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Như ta đã biết trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường , các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng luôn đứng trước câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?. Và sự sống còn của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào chất lượng và giá thành sản phẩm. Để đứng vững được trên thị trường luôn có những cạnh tranh gay gắt thì Nhóm 5 Trang 3
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải nghiên cứu kỹ về sản phẩm mà doanh nhiệp dự định sản xuất, phải biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, doanh nghiệp phải luôn luôn đặt chất lượng sản phẩm của mình lên hàng đầu và đồng thời phải kiểm soát được chi phí, tiết kiệm chi phí. Làm thế nào để sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất có giá thành thấp có chất lượng tốt và đồng thời có giá bán được người tiêu dùng chấp nhận. Muốn vậy các doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý kinh tế nói chung, công tác hạch toán kinh tế nói riêng bộ phận quan trọng nhất là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi nhuận và sự tồn tại của DN. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc ứng dụng các phương tiện và phương pháp hạch toán nên chúng em đã chọn đề tài cho bài tập nhóm của chúng em là : Kế toán chi phí sản xuất. Đề tài của chúng em gồm những nội dung chính sau: I: Khái niệm chi phí sản xuất. II : Giới thiệu chung về chi phí. III : Phân loại chi phí. IV :Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí. V : Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. NỘI DUNG KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ I. Khái niệm chi phí sản xuất Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số khoản chi phí dưới hình thái hiện vật hoặc tiền tệ nhất định. Các chi phí này bao gồm nhiều loại nhiều khoản khác nhau về nội dung tính chất công dụng như: Chi phí tiền Nhóm 5 Trang 4
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà lương phải trả cho CNVC, chi phí về nguyên liệu vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí công cụ dụng cụ...vv..Gọi chung là chi phí sản xuất Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) biểu hiện dưới hình thái tiền tệ II . Giới thiệu chung về chi phí. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gồm ba giai đoạn cơ bản có mối quan hệ mật thiết với nhau: Âáöu vaìo Saín xuáút Âáöu ra Đầu vào là quá trình mua sắm, chuẩn bị các yếu tố để đưa vào giai đoạn sản xuất đó chính là nhân lực, nguyên vật liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, dữ liệu. Nói cách khác đó chính là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Sản xuất là quá trình vận động, biến đổi nội tại các yếu tố đầu vào một cách có tổ chức để cho ra kết quả cuối cùng đó chính là các sản phẩm các thành phẩm lao vụ, dịch vụ. Đầu ra chính là quá trình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ , thông tin hay quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng các sản phẩm của quá trình sản xuất. Có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp phải tốn các hao phí cho các giai đoạn khác nhau. Vậy “chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định”. Nói một cách đơn giản chi phí là toàn bộ hao phí được tập hợp qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đó là chi phí thu mua, chi phí sản xuất chế biến, chi phí bán hàng , chi phí quản lý... III. Phân loại chi phí Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản có tính chất công dụng khác nhau và để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý, hạch toán, kiểm tra cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế, chi phí của doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: 1. Phân loại theo tính chất chi phí:(Yếu tố) Căn cứ vào nguồn gốc của chi phí, xem xét từng yếu tố chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong toàn bộ chi phí : làm cơ sở cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất, xác định nhu cầu vốn kinh doanh. Cách phân loại này ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản lý vĩ mô cũng như đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Đó là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán theo nội dung kinh tế, là cơ sở để lập kế hoạch cân đối giữa dự toán chi phí với kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao động, tiền lương, ... từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí thực tế phát sinh. Nhóm 5 Trang 5
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà Theo cách phân loại nầy, chi phí bao gồm: - Chi phí nguyên liệu vật liệu - Chi phí công cụ dụng cụ - Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp - BHXH, BHYT, KPCĐ - Khấu hao TSCĐ - Chi phí bằng tiền khác 1.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua nguyên vật liệu, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Chi phí này bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu chính: đây chính là giá mua và chi phí mua của những loại vật liệu được sử dụng trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu chính là yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất chính của sản phẩm hoặc giữ vai trò quan trọng trong giá thành sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu phụ: đây là giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, tính thẩm mỹ của sản phẩm - Chi phí nhiên liệu: đây là giá mua và chi phí mua của nhiên liệu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Thực chất nhiên liệu cũng là nguyên vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong danh mục nguyên vật liệu, vì vậy cần xếp nó vào một thành phần để quản lý và kiểm soát khi có sự xáo trộn do tình hình biến động nguồn nhiên liệu, năng lượng trên thị trường. - Chi phí phụ tùng thay thế: bao gồm giá mua và chi phí mua của các loại phụ tùng thay thế dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Đây cũng là một loại nguyên vật liệu phụ .Tuy nhiên chúng bao gồm những bộ phận, chi tiết dùng thay thế máy móc thiết bị khi sửa chữa. -Chi phí nguyên vật liệu khác: bao gồm tất cả giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu chưa thuộc vào các yếu tố trên gọi là chi phí nguyên vật liệu đặc thù. 1.2 Chi phí công cụ dụng cụ. Chi phí này bao gồm: Giá mua và chi phí mua tất cả các công cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Tổng chi phí công cụ dụng cụ là tiền để các nhà quản trị hoạch định mức luân chuyển sử dụng công cụ dụng cụ, định mức dự trữ và nhu cầu mua công cụ dụng cụ hợp lý. 1.3 Chi phí nhân công Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ 1.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định Nhóm 5 Trang 6
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, khi tham gia vào quá trình sản xuất giá trị tài sản bị giảm dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Bao gồm khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính như nhà xưởng, máy móc thiết bị, bằng phát minh sáng chế vv… 1.5. Chi phí khác bằng tiền Chi phí này bao gồm những chi phí gắn liền với các dịch vụ từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp như dịch vụ điện, nước, điện thoại, internet vv.... Tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thanh toán trực tiếp trong kỳ kế toán. Đây chủ yếu là các dòng tiền mặt chi tiêu tại từng bộ phận trong doanh nghiệp. Cần được theo dõi hạch toán và phân loại theo từng bộ phận 2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế ( phân loại theo khoản mục) Theo cách phân loại này là xem xét các yéu tố chi phí khác nhau nhưng có cùng công dụng xếp vào một khoản mục. Phân loại theo cách này phục vụ cho việc tính giá thành trong doanh nghiệp Bao gồm: - Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Bao gồm toàn bộ các chi phí nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài và vật liệu khác ... được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ ... 2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo một tỷ lệ nhất định trên cơ sở tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. 2.3 Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ tại phân xưởng sản xuất hoặc bộ phân sản xuất kinh doanh. Như vậy chi phí sản xuất chung thường bao gồm: - Chi phí lao động gián tiếp phục vụ quản lý sản xuất tại phân xưởng - Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị tài sản cố định khác dùng cho bộ phận sản xuất - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước.... - Chi phí bằng tiền khác 2.4 Chi phí bán hàng Nhóm 5 Trang 7
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dich vụ. Chi phí bán hàng bao gồm : - Chi phí nhân viên: Chi phí phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thi, đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá và các khoản trích theo lương như BHXH BHYT, KPCĐ - Chi phí về vật liệu bao bì dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ chi phí về công cụ dụng cụ dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng luân chuyển các quầy hàng... - Các phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như thiết bị đông lạnh, phương tiện vận chuyển, cửa hàng, nhà kho... - Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như quảng cáo hội chợ, thuê kho bải, bốc vác, vận chuyển, hoa hồngbtrả cho đại lý, phí uỷ thác xuất khẩu.... - Chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng: chi phí quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, hội nghị, bảo hành 2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Là những chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp.Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: -Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương(như BHXH, BHYT, KPCĐ) các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp chức vụ phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp - Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong công việc hành chính văn phòng. - Chi phí dịch vụ điện, nước điện thoại phục vụ chung toàn doanh nghiệp - Các khoản thuế, phí, lệ phí : thuế môn bài, thuế nhà đất… - Các khoản chi phí liên quan đến giảm sút giá trị tài sản như dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ. - Chi phí bằng tiền khác 3. Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh 3.1 Chi phí hoạt động tài chính Là những khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: - Chi phí liên doanh liên kết - Chi phí cho thuê tài sản - Chi phí mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có - Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo chế độ tài chính hiện hành - Chi phí về lãi phải trả cho số vốn huy động trong kỳ - Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ - Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra bên ngoài - Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn, dài hạn 3.2 Chi phí bất thường Chi phí bất thường là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên. Gồm có Nhóm 5 Trang 8
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà - Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ - Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ kế toán - Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế - Chi phí để thu tiền phạt - Các khoản chi phí bất thường khác 4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng kỳ Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với kỳ tính kết quả, chi phí có thể chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. 4.1 Chi phí sản phẩm Là chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản xuất( giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng). Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm chính là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản phẩm phát sinh và ảnh hưởng đến kỳ báo cáo (tức là sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm trải qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau). Vì vậy khi xác định chi phí sản phẩm chúng ta cần xem xét các giai đoạn chuyển tiếp và mức độ chuyển tiếp của chúng. 4.2 Chi phí thời kỳ Gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm Là các chi phí phát sinh trong kỳ và đem lại lợi ích trong kỳ đó. Như vậy chi phí thời kỳ không phải là một phần giá trị của sản phẩm sản xuất mà chúng là những dòng chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Trong doanh nghiệp sản xuất ,chi phí sản phẩm phát sinh trong lĩnh vực sản xuất dưới hình thức chi phí sản xuất. Sau đó, chúng chuyển hoá thành giá trị sản phẩm dở dang, giá trị thành phẩm tồn kho, giá thành phẩm chờ bán. Khi tiêu thụ chúng chuyển hoá thành giá vốn được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh. Ngược lại chi phí thời kỳ, thời kỳ chúng phát sinh cũng chính là thời kỳ chúng được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Sau đây là sơ đồ biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phê saín pháøm Chi phê Chi phê Chi phê nguyãn nhán saín xuáút váût liãûu cäng træûc chung træûc tiãúp tiãúp Nhóm 5 Doanh thu baïn haìng Chi phê Chi phê - Trang 9 SXKD dåí thaình pháøm Giaï väún haìng baïn dang chåì baïn
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà 5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Cách ứng xử của chi phí: biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với mức độ hoạt động đạt được như: số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy chạy, số giờ công vv… Theo cách này thì chia thành 3 loại: - Biến phí - Định phí - Chi phí hỗn hợp Việc phân biệt định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp không những có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ với sản lượng, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn mà còn có ý nghĩa đối với nhà quản trị giúp nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả chi phí. Như đối với biến phí phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động. Còn đối với định phí cần phấn đấu để nâng cao hiệu quả của chi phí trong sản xuất kinh doanh bằng cách khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị. 5.1 Biến phí Là chi phí xét về mặt tổng số thay đổi khi mức hoạt động thay đổi, nhưng biến phí tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi Mức độ hoạt độ có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy vận hành,và nếu xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại nếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động biến phí là một hằng số. Trong doanh nghiệp sản xuất biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí năng lượng, khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp gia tăng thì tổng biến phí cũng gia tăng tỷ lệ thuận theo và ngược lại. Nếu phân tích tỉ mỉ hơn về biến phí có thể thấy rằng biến phí không phải duy nhất một hình thức tồn tại mà tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Nhóm 5 Trang 10
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà -Biến phí tỉ lệ: là biến phí biến đổi tỉ lệ thuận với biến đổi của mức độ hoạt động. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng... -Biến phí cấp bậc đây là biến phí không có sự thay đổi liên tục theo sự thay đổi liên tục của mức độ hoạt động .Hay nói cách khác là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định. Như chi phí lương thợ sữa chữa bảo trì, chi phí điện năng. 5.2 Định phí Là chi phí xét về mặt tổng số không thay đổi khi mức hoạt động thay đổi trong một phạm vi hoạt động của doanh nghiệp .Nếu xét trên tổng chi phí thì định phí không thay đổi. Ngược lại nếu quan sát chúng trên mỗi đơn vị mức hoạt động định phí tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, nếu mức độ hoạt động càng cao thì định phí mức độ hoạt động càng giảm. Vì thế dù cho kinh nghiệm có hoạt động hay không thì định phí vẫn tồn tại. Định phí có thể tồn tại dưới nhiều loại hình. - Định phí bắt buộc: là những định phí có tính chất cơ cấu, liên quan đến cấu trúc tổ chức của một kinh nghiệm mà rất khó thay đổi. Nếu muốn thay đổi loại định phí này phải cần một khoảng thời gian tương đối dài.Định phí bắt buộc có hai đặc điểm cơ bản: + Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. + Chúng không thể cắt giảm đến bằng không trong một thời gian ngắn. - Định phí tuỳ ý được xem như chi phí bất biến quản trị. Dòng chi phí này phát sinh từ các quyết định hàng năm của nhà quản trị như chi phí quả cáo nghiên cứu ... Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại định phí : + Định phí tuỳ ý liên qua đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến dòng chi phí của doanh nghiệp hàng năm ngược lại định phí bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch dài hạn. 5.3 Chi phí hỗn hợp Là chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí. Chi phí hỗn hợp= Tổng biến phí+ Tổng định phí 6. Phân loại theo chức năng kinh doanh Bao gồm: - Chi phí sản xuất - Chi phí tiêu thụ - Chi phí quản lý IV. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chủ quan của người sản xuất. Nhóm 5 Trang 11
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà V. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn để tập hợp chi phí Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng....và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần tính giá thành một đơn vị tức là đối tượng tính giá thành. Như vậy, tập hợp chi phí đúng đối tượng phục vụ tốt cho việc tăng cường công tắc quản lý chi phí cũng như phục vụ cho việc tính giá thành trong doanh nghiệp Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của hạch toán chi phí. Về cơ bản phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng và theo nhóm sản phẩm.... nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với mỗi loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. Nhóm 5 Trang 12
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà KẾT LUẬN Qua những nội dung đã trình bày ở trên có thể thấy được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nói riêng .Việc hạch toán chi phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp mà nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tác quản lý doang nghiệp . Vì thời gian có hạn và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài của chúng em không tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót. Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Nhóm 5 Trang 13
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng trên lớp Giáo trình kế toán tài chính (trường đại học kinh tế Đà Nẵng ) Giáo trình kế toán tài chính ( trường đại học kinh tế quốc dân) Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất( Trường CĐ TCKT Quảng Ngãi) Nhóm 5 Trang 14
- Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà 11 Nhóm 5 Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập nhóm: Mô phỏng hệ cơ điện tử
159 p | 88 | 17
-
Hạch tóan giá thành tại Cty Cao su Đà Nẵng - 8
8 p | 82 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
96 p | 44 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM
122 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn