intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Xây dựng Đảng

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

128
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Bài tập Xây dựng Đảng" sẽ giới thiệu tới các bạn các vấn đề chính về phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát Đảng hiện nay, đồng thời liên hệ ở Đẳng bộ đồng chí. Mời các bạn cùng tìm hiểu nắm bắt nội dung thông tin vấn đề. 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Xây dựng Đảng

  1. XÂY DỰ NG Đ Ả NG Câu 1:  Phân tích thực trạng  và  đề  xuất  những giải pháp nâng cao chất lượng   công tác kiểm tra, giám sát Đảng hiện nay. Liên hệ ở Đảng bộ đồng chí. Trả l ời: Kế  thừa các quan điểm của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin và tư  tưởng Hồ  Chí Minh,   Ðảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình phát triển luôn chú trọng công tác kiểm tra,  giám sát của Ðảng. Điều này trở  thành tất yếu khách quan giúp cho Ðảng nâng cao  năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu góp phần hoàn thành vai trò lãnh đạo Nhà nước   và xã hội. Ðể  bảo đảm cho tổ chức Ðảng thật sự  trong sạch, vững mạnh trong tình  hình hiện nay, không thể  thiếu hoạt động kiểm tra, giám sát của Ðảng.  Ðặc biệt  trong gần 30 năm đổi mới, công tác kiểm tra của Ðảng đã góp phần quan trọng vào  việc bảo vệ đường lối, quan điểm, các nguyên tắc của Ðảng; thúc đẩy thực hiện các  nhiệm vụ chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo  và sức chiến đấu của tổ chức đảng; góp phần tăng cường, giữ gìn sự đoàn kết, thống  nhất trong Ðảng...  1. Công tác Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết  luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của đối tượng kiểm tra trong việc chấp   hành Cương  lĩnh chính trị, Điều lệ  Đảng, chủ  trương, nghị  quyết, chỉ  thị  của Đảng,  pháp luật của Nhà nước. Công tác Giám sát của Đảng là việc các tổ  chức đảng theo dõi, xem xét, đánh  giá hoạt động nhằm kịp thời tác  động  để  đối tượng giám sát chấp hành nghiêm   Cương lĩnh chính trị, Điều lệ  Đảng, chủ  trương, nghị  quyết, chỉ  thị  của Đảng, pháp   luật của Nhà nước. Giữa kiểm tra và giám sát của Đảng về cơ bản có nhiều điểm giống nhau và có   mối liên hệ  tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, muốn thực hiện tốt việc giám sát thì  phải có theo dõi, xem xét tình hình hoạt động thực tế  của đối tượng bị  giám sát.  Ngược lại, muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải giám sát. Càng làm tốt việc   giám sát, thì giúp cho việc kiểm tra càng trúng, càng đúng và chất lượng, hiệu quả  của kiểm tra càng cao. 2. Trong điều kiện đảng cầm quyền, cùng với công tác cán bộ, công tác kiểm  tra, giám sát trở thành công việc then chốt, trọng tâm nhất. V.I.Lênin đã viết: “Theo ý  tôi, điều chủ yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh  (đấy là chúng ta u mê đến ngu xuẩn) sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực   hiện. Đó là vấn đề then chốt”. “Tìm người, kiểm tra công việc ­ tất cả là ở đó”. Nếu  không làm như thế, “tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của công tác kiểm tra, giám sát,   coi đây là công tác không thể thiếu và có tính quyết định đối với hiệu quả  lãnh đạo.   Người khẳng định: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự  thành công hoặc thất bại của  
  2. chính sách đó là do nơi cách tổ  chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ  và do nơi kiểm  tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng. Lãnh đạo cũng có  nghĩa là kiểm tra, giám sát. Nếu buông lỏng việc kiểm tra, giám sát thì cũng bằng  không, coi như không có lãnh đạo. Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội Đảng   toàn quốc lần thứ III (1960) đã xác định: “Phải tăng cường kiểm tra và giám sát của  Đảng đối với cán bộ và cơ quan Nhà nước, giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, xử lý thích  đáng đối với những phần tử  quan liêu, gây tác hại nghiêm trọng cho Đảng và Nhà  nước”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng xác định: “Công tác kiểm  tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra   và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng”. Trong xây dựng nội bộ đảng, cùng với công tác tư  tưởng và công tác tổ  chức,   công tác kiểm tra, giám sát có vai trò và ý nghĩa to lớn. Kiểm tra, giám sát được tiến   hành   thường   xuyên,  đúng   nguyên   tắc   sẽ   góp   phần  bảo  vệ   Cương   lĩnh   chính  trị,   đường lối, chiến lược, các nghị  quyết, chỉ  thị  của Đảng được xác định đúng, quán   triệt đầy đủ và được tổ chức thực hiện tốt. Kiểm tra, giám sát vùa góp phần nâng cao   chất lượng lãnh đạo, vừa làm cho sự lãnh đạo của Đảng gắn với thực tiễn hơn; đảm  bảo tính thống nhất tuyệt đối giữa nghị  quyết và sự  chấp hành, giữa lời nói và việc   làm, giúp cho các cấp lãnh đạo của Đảng khắc phục có hiệu quả bệnh quan liêu, chủ  quan, duy ý chí, thiếu trách nhiệm… Đồng thời công tác kiểm tra, giám sát được tiến   hành có nền nếp, đúng quy trình sẽ góp phần ngăn ngừa các biểu hiện mất đoàn kết,   vô kỷ  luật, đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ  được thực hiện nghiêm túc,  khắc phục tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ  phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, nắm giữ  vận mệnh của đất nước, dân tộc. Nhưng  ở  trong Đảng và bộ  máy nhà nước “tình  trạng suy thoái về  tư  tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ  hội, chủ  nghĩa cá  nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãnh phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn   ra nghiêm trọng. Nhiều tổ  chức cơ  sở  đảng thiếu tính chiến đấu và không đủ  năng  lực giải quyết những vấn đề  phức tạp nảy sinh”. Nguyên tắc tập trung dân chủ  của   Đảng bị vi phạm nghiêm trọng; tự phê bình và phê bình yếu kém, hình thức; quan hệ  nội bộ có lúc bị đồng tiền và quyền lực chi phối. Một Đảng lãnh đạo cả  hệ  thống chính trị  nếu không được kiểm tra, giám sát   chặt chẽ rất dễ lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng. Đây cũng là một trong   những nguyên nhân chủ  yếu làm suy yếu và tan rã Đảng. Vì vậy, tăng cường kiểm   tra, giám sát hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên hiện nay trở nên vô cùng bức  thiết, nó xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác xây dựng Đảng và yêu cầu của  
  3. giai đoạn cách mạng mới, từ  vị  trí, vai trò của Đảng ta trước dân tộc và tiến bộ  xã   hội. 3. Công tác kiểm tra, giám sát luôn được Đảng ta coi trọng trong suốt quá trình   lãnh đạo cách mạng từ khi thành lập cho đến nay. Đảng đã xác định: kiểm tra, giám  sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ  phận quan trọng trong toàn bộ  công tác xây dựng Đảng; tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát; tổ  chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng; không kiểm tra coi  như  không lãnh đạo. Từ  sau Đại hội VIII của Đảng tới nay, công tác này có những  thành tựu, hạn chế sau: * Thành tựu  Đảng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc bổ sung, phát triển, hoàn thiện các quan   điểm, nguyên tắc và phương pháp của công tác này. Đồng thời đã tăng cường chức   năng, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm tra các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm   vụ  trong giai đoạn cách mạng hiên nay. Tính riêng trong nhiệm kỳ  khoá X, Trung   ương, Bộ  Chính trị, Ban Bí thư  đã ban hành 34 văn bản, hình thành một hệ  thống   tương đối đồng bộ  các quy định về  công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ  luật   trong Đảng. Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã ra Nghị quyết về “Tăng  cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” và Bộ  Chính trị  ban hành Kết luận  về “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020”để giải quyết  những vấn đề vừa trước mắt, vừa lâu dài trong công tác này của toàn Đảng. Mới đây,  Ban   Chấp   hành   Trung   ương   khoá   XI   tiếp   tục   ra   Quyết   định   46­QĐ/TW,   ngày  1/11/2011 về “Ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về  công tác  kiểm tra,   giám sát và kỷ  luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ  Đảng”  và Bộ  Chính trị  tiếp tục ra Quyết định số  68­QĐ/TW về “Ban hành Quy chế  giám sát trong   Đảng”. Thực hiện các quan điểm, chủ  trương chiến lược và chương trình kiểm tra,  giám sát đã đề  ra, công tác kiểm tra, giám sát của cấp  ủy, tổ  chức đảng và  ủy ban   kiểm tra các cấp đã có những chuyển biến tích cực, khá toàn diện. Ủy ban Kiểm tra   Trung ương và ủy ban kiểm tra các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện kiểm tra các   lĩnh vực quan trọng như: phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng   phí, về  Chiến lược cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách hành  chính… Quá trình thực hiện luôn chú trọng những nơi phức tạp, nhạy cảm, những vụ  việc bức xúc, nổi cộm. Tính chất, mức độ  các cuộc kiểm tra sâu sát, quyết liệt hơn   so với trước kia. Giám sát là một nhiệm vụ mới, nhưng quá trình thực hiện đã có kết   quả  và tác dụng bước đầu trong việc hạn chế  và phòng ngừa vi phạm, tiêu cực của  tổ chức đảng và đảng viên. Bộ máy tổ chức của uỷ ban kiểm tra các cấp được quan  tâm kiện toàn; đội ngũ cán bộ  kiểm tra được tăng cường về  số  lượng và nâng cao 
  4. chất lượng; chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm tra được xem xét, bổ sung đã tạo  được động lực mới cho tính tích cực trong thi hành công vụ. Thực tế  cho thấy, qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều sơ  hở, bất cập   trong quản lý kinh tế  ­ xã hội mà người thực thi công vụ  lợi dụng để  trục lợi, gây   thiệt hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của người dân; phát hiện những cơ  chế, chính sách không phù hợp với thực tế  cuộc sống để  từ  đó làm cơ  sở  kiến nghị  với các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách   thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội. * Hạn chế Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên về  vị  trí, vai trò công   tác kiểm tra, giám sát của Đảng chưa đầy đủ. Việc thực hiện một số nhiệm vụ, quy   định mới của Đảng còn lúng túng, hiệu quả  chưa cao như  việc thực hiện chất vấn   trong Đảng, thực hiện chức năng giám sát của Đảng… Số đảng viên bị kỷ luật không  giảm, xử  lý kỷ  luật có trường hợp chưa nghiêm, chưa kịp thời. Công tác giám sát  chưa có nhiều chuyển biến; việc giám sát thường xuyên, nắm tình hình, phát hiện  dấu hiệu vi phạm và những vấn đề  nổi cộm ở  một số  địa phương, đơn vị  chưa kịp   thời nên ít tác dụng phòng ngừa vi phạm hoặc phát hiện vi phạm ngay từ  khi mới  manh nha… Trong nhiệm kỳ  Đại hội X, số  đảng viên bị  thi hành kỷ  luật (do mắc   phải những khuyết điểm tham nhũng, suy thoái về chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối   sống) chiếm 14,4% tổng số  đảng viên bị  thi hành kỷ  luật, năm 2011 là 13,8%, năm  2012 là 14%. Đặc biệt trong năm 2014, tình hình vi phạm kỷ  luật Đảng trong thời  gian qua còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tỷ lệ đảng viên bị  kỷ  luật là cấp  ủy viên  các cấp còn cao (30,7%) cho thấy việc tu dưỡng, rèn luyện và chấp hành kỷ  luật   đảng của một số đảng viên có chức vụ còn nhiều hạn chế, kỷ luật do vi phạm chính  sách dân số, kế  hoạch hóa gia đình có chiều hướng gia tăng, tỷ  lệ  đảng viên có vi   phạm bị khai trừ chiếm 12%, bị phạt tù chiếm 1,4% so với số bị thi hành kỷ luật cho  thấy tình hình vi phạm trong Đảng thời gian qua vẫn còn nghiêm trọng, chưa được  kiềm chế. Một số trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm thời gian so với  quy định, tỷ lệ thay đổi hình thức kỷ luật qua giải quyết khiếu nại, tố cáo còn cao… Uỷ ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra một số nơi chưa đủ mạnh, chưa ngang tầm  với nhiệm vụ, chưa bám sát cơ  sở, địa bàn, lĩnh vực đã dẫn đến để  vi phạm xảy ra  kéo dài, làm cho tình hình trở nên phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. * Nguyên nhân của những hạn chế trên một phần do các cấp ủy quan tâm chưa   đúng mức, nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về  nội dung, ý nghĩa và tác dụng   của công tác kiểm tra, giám sát của đảng, có nơi đề ra được chương trình, kế hoạch   nhưng chưa sát với tình hình thực tế   ở  địa phương, đơn vị; việc tổ  chức thực hiện   còn lúng túng, chưa kịp thời. 
  5. Một số cấp ủy chưa thật sự chủ động trong việc xác định cụ thể nội dung, tiêu  chí đánh giá việc triển khai, thực hiện nghị quyết của Đảng; chưa quan tâm đúng mức  trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với ủy ban kiểm tra cùng cấp,   các cơ quan tham mưu giúp việc và cấp ủy cấp dưới.  Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác của một số cán bộ kiểm tra  chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tình hình mới. Một bộ  phận cán bộ  đảng viên tính gương mẫu chưa cao, sống thực dụng,  ngại  rèn luyện phấn  đấu;  chế   độ  tự  phê bình và phê bình chưa   được  thực hiện  nghiêm chỉnh; chế độ giám sát cán bộ, quản lý đảng viên chưa được chặt chẽ. Trong   xem xét, góp ý đánh giá cán bộ, đảng còn có biểu hiện né tránh, nể nang. 4. Đại hội XI của Đảng xác định đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,   giám sát là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của công tác xẫy dựng   Đảng, đặc biệt nhấn mạnh: các cấp ủy, tổ  chức đảng phải nâng cao tinh thần trách  nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng. Tập trung   kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ, nghị  quyết, chỉ  thị, quy định của Đảng,   luật pháp, chính sách của Nhà nước… Trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các biện  pháp cơ bản và cấp bách sau: Một là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy, tổ chức  đảng,  Ủy ban kiểm tra, trước hết là người đứng đầu cấp  ủy về  công tác kiểm tra,  giám sát Đảng. Hai là, xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước   phục vụ công tác kiểm tra, giám sát Đảng. Ba là,  đổi mới tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Đảng của cấp  ủy, tổ  chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Bốn là, hoàn chỉnh quy trình, phương pháp kiểm tra, giám sát Đảng. Năm là, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ  quan Ủy ban kiểm tra và tăng cường cán  bộ các cấp bảo đảm tương xứng với chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được giao. Sáu là, tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện  làm việc cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Bảy là, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về  công tác kiểm tra, giám sát Đảng. 5. Liên hệ ở Đảng bộ đồng chí ( tự liên hệ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2