intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu năm ngành y đa khoa

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu năm ngành y đa khoa tổng hợp các câu hỏi về lý luận cách mạng đạo đức, các tệ nạn xã hội. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài thu hoạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu năm ngành y đa khoa

  1. By 16ycq02a45 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT BÀI THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN  ĐẦU NĂM Họ và Tên sinh viên :............................................................ Lớp :............................................................ Khóa học :............................................................ 1
  2. Đăk Lăk, 10/2018
  3. By 16ycq02a45 BÀI THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN ĐẦU NĂM  NGÀNH Y ĐA KHOA Câu 1: Hãy phân tích sự cần thiết về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng đạo  đước lỗi sống cho thanh niên thiếu niên và nhi đồng trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất của anh chị về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đước lỗi sống  cho thanh niên thiếu niên tại đại học buôn ma thuột trong thời kỳ công nghiệp 4.0 Trả lời: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ luôn được Đảng,  Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Những năm qua, nhiều nghị  quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ đã được triển khai,  đạt nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật, công tác quản lý nhà nước về thanh thiếu nhi ngày  càng được hoàn thiện. Giáo dục về chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo  đức, lối sống cho thế hệ trẻ không ngừng được tăng cường và đổi mới. Thông qua các  hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường  lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách  mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện  nhân cách. Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn;  phần lớn thanh thiếu nhi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của  đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, có ước mơ, hoài bão,  kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt, tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ,  dám làm; có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc. Tuy nhiên, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ còn  nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm  quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều  thay đổi. Việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước  về công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa  đạt yêu cầu. Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo,  giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách  mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp  hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của  dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp  cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ  diễn biến phức tạp. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu là do các cấp ủy Đảng, chính quyền,  đoàn thể, cán bộ, đảng viên chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục và phát  huy thế hệ trẻ; chưa giải quyết thỏa đáng những vấn đề của thực tiễn đặt ra trong quá  trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập quốc tế; nhận thức về tính cấp  3
  4. bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa  gia đình, nhà trường, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể còn thiếu chặt chẽ. Đạo đức xã  hội có mặt xuống cấp, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ.  Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, chưa là tấm gương để thế  hệ trẻ học tập và noi theo. Nội dung, hình thức dạy và học các môn lý luận chính trị, đạo  đức, lối sống chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng thế hệ trẻ. Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học,  công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao.  Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các  thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng  chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi;  những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và  tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Khoảng cách giàu ­ nghèo, phân hóa  xã hội ngày càng tăng. Môi trường văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng lo  ngại. Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mặt trái của  các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên Internet, cùng quá trình hội  nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công  tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong thời gian tới, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ  trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng  thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân  tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản  lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công  dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  và các đoàn thể nhân dân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải  pháp sau : 1. Nhận thức đúng, đầy đủ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục  lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, từ đó xác định trách nhiệm   của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và   toàn xã hội đối với công tác này. Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến  lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo  dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là  đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các  ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao  động, cống hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp  cách mạng của Đảng, của dân tộc.
  5. By 16ycq02a45 Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa,  vai trò, sự cần thiết của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa  cho thế hệ trẻ; nhìn nhận đúng thế mạnh, cũng như những hạn chế vốn có của giới trẻ  Việt Nam, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục thanh thiếu nhi. Lãnh đạo cấp ủy, tổ  chức đảng và chính quyền định kỳ gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định  hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm lo, bảo vệ  quyền lợi hợp pháp của thế hệ trẻ. Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống về tình hình trong nước và thế giới cho  thanh niên. Chú trọng tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc  tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình",  phản bác các luận điệu, thông tin sai trái; tăng sức đề kháng cho thế hệ trẻ trước sự chống  phá của các thế lực thù địch. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, nhất là các cơ quan báo chí,  xuất bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt  Nam trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.  Khắc phục tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản hoạt động không đúng tôn chỉ, mục  đích, làm ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của thế hệ trẻ. Chú trọng khai thác, sử  dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại, thành tựu khoa học ­ công nghệ,  nhất là Internet trong công tác giáo dục thanh thiếu nhi. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm  công tác giáo dục thanh thiếu nhi các cấp. Xây dựng đội ngũ làm công tác thông tin, định  hướng tuyên truyền trên mạng Internet; nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo  viên, tuyên truyền viên, giảng viên chính trị… làm công tác giáo dục thế hệ trẻ. 2. Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện để thế hệ trẻ học tập, rèn  luyện, phấn đấu, trưởng thành. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng  lần thứ tư khóa XI về công tác xây dựng Đảng; Chỉ thị số 03­CT/TW của Bộ Chính trị về  học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính  tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; ngăn chặn và từng bước đẩy lùi  tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,  công chức, đảng viên. Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của  Nhà nước liên quan đến thanh thiếu nhi, gắn với việc thực hiện các Chương trình mục  tiêu quốc gia, Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam, Chương trình hành động quốc gia  vì trẻ em, Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam, Chương trình xây dựng nông thôn  mới… Tăng cường giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể  chính trị ­ xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan. Kịp  thời phát hiện, ngăn chặn, lên án các hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật. Hoàn thiện hệ  thống pháp luật, chính sách liên quan đến công tác giáo dục thanh thiếu nhi. Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người", có ý  thức tự trọng, tự chủ, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống và làm việc theo  Hiến pháp và pháp luật, phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống của người Việt Nam. 5
  6. Tăng cường quản lý văn hóa, thông tin, kịp thời ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại,  thông tin sai trái tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của thế hệ trẻ, nhất là qua  các trang mạng xã hội, trang web phản động, đồi trụy. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều  kiện để các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, xuất bản, báo chí sáng tác và phổ biến  tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần định hướng, giáo dục chính trị, tư  tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Khai thác, phát huy hiệu quả các thiết  chế và sản phẩm văn hóa hiện có; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa mới; phát triển  các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh thiếu nhi. Xây dựng môi trường văn hóa công  sở; khu dân cư tiên tiến; làng, xã, gia đình văn hóa. Từng bước tăng ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức,  lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Ưu tiên bố trí quỹ đất và kinh phí để xây dựng trường  học, công trình phúc lợi, vui chơi, giải trí cho thanh thiếu nhi. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo chuyển biến trong phòng, chống tội  phạm và tệ nạn xã hội (nhất là ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan), an toàn giao thông, bảo  vệ môi trường sống, bảo đảm cho thế hệ trẻ được an toàn trong cuộc sống, học tập, vui  chơi. 3. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban, ngành,  đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế  hệ trẻ. Đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ thanh  thiếu nhi; cùng với nhà trường giáo dục hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ  năng cần thiết cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia  đình văn hóa, ông bà, cha mẹ, anh chị mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận,  gia đình đoàn kết, thương yêu nhau, bảo vệ cái tốt, cái đúng, chống lại cái xấu, cái ác. Xây dựng trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, rèn luyện thanh thiếu  nhi; kết hợp hài hòa giữa học chính khóa và ngoại khóa, qua đó góp phần hình thành lý  tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Tạo điều kiện để các tổ chức  Đoàn, Hội, Đội trong trường học phát huy vai trò, ảnh hưởng và tích cực tham gia quá trình  giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị,  đạo đức, bảo đảm thực chất, giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa  Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sống có văn hóa, nghĩa tình, phấn đấu thực hiện mục  tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội", bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự  cường dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn  hóa", các phong trào thi đua yêu nước; tạo điều kiện thuận lợi để thanh thiếu nhi tham gia  các hoạt động thực tiễn, qua đó rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. 4. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn  Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh thiếu nhi. Tăng cường giáo dục chính trị cho thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng,  với sự tham gia, phối hợp có trách nhiệm của nhà trường, gia đình, đoàn thể và toàn xã  hội. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với thế hệ trẻ, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình  tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong thanh thiếu nhi, nhất là ở các thành phố lớn và 
  7. By 16ycq02a45 địa bàn nhạy cảm. Kịp thời đấu tranh, phê phán, uốn nắn nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai  trái trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Đề cao vai trò nêu gương của cán bộ Đoàn, Hội, Đội, nhân rộng điển hình tiên tiến gắn  với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy tinh  thần tự học tập, rèn luyện, phấn đấu trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Tổ chức Đoàn, Hội, Đội chủ động phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc  giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng, củng  cố và phát huy vai trò của hệ thống các nhà văn hóa thanh thiếu nhi, trường đào tạo, báo  chí, xuất bản của Đoàn trong công tác này. Chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi qua  các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, qua đó, vừa làm công tác giáo dục, vừa  phát huy vai trò của lớp trẻ tham gia phát triển kinh tế ­ xã hội, đảm bảo quốc phòng, an  ninh; đồng thời, tăng cường khả năng đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi vào tổ chức. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công tác giáo dục của Đoàn;  tiến hành đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội,  Đội phù hợp với yêu cầu, tình hình mới. Nâng cao chất lượng đoàn viên và công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho  Đảng. 5. Tổ chức thực hiện. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp  cụ thể, thiết thực thực hiện Chỉ thị này. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hóa, xây dựng các  đề án, chương trình thực hiện Chỉ thị. Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và  Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với Trung ương Đoàn  Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản  Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ  báo cáo Ban Bí thư. Câu 2: Anh chị hãy cho biết tác hại của ma túy có tác hại như thế  đối với bản thân  gia đình và xả hội. Trả lời: Ma tuý từ nhiều thế kỷ nay đã trở  thành tệ  nạn xã hội, ở  Việt Nam đây vẫn vấn đề  gây   nhức nhối của xã hội. Ngày 26/6/1988, tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, Ủy ban Quốc tế về  phòng chống ma túy (UNODC) đã tổ  chức một cuộc mít tinh kéo dài trong hơn 2 giờ  để  kêu gọi mọi người tích cực phòng, chống ma túy. Kể từ đó, ngày 26/6 hàng năm được Liên  Hợp Quốc chọn làm “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy”. 7
  8. Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự  nhiên hoặc tổng hợp,  được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ  thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây  tác hại về  nhiều mặt đối với xã hội. Một số  loại ma tuý thường gặp như  thuốc phiện,  mooc phin, heroin, cần sa, ma tuý tổng hợp Ảnh hưởng đến cá nhân Đối với bản thân người sử dụng ma tuý gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ  hô  hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng   suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc   ma tuý mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi  xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh   học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức   lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử  dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột. Không những thế, ma tuý còn gây tổn hại về  thần kinh với cá nhân người sử  dụng. Các   công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một  loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn   thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các  rối loạn về  nhận thức, cảm xúc, về  tâm tính, các biến đổi về  nhân cách đặc trưng cho  người nghiện ma tuý).  Ở  trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể  có  những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Ma tuý còn gây tổn hại nghiêm trọng về mặt kinh tế của gia đình và bản thân. Sử dụng ma   tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi  đã nghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều   lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. Về nhân cách, sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về  tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè.   Khi đã lệ  thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ  dễ  dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu  bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo,   cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để  thoả  mãn cơn nghiện.  Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp.  Họ là những người bị tha hoá về nhân cách, gây tổn hại về  kinh tế, tình cảm, hạnh phúc  gia đình. Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần  kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết. Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm  không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là  HIV(dẫn đến  cái chết).  Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ  biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền  cho vợ/bạn tình của con cái họ. Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình. Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ  học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng  đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng 
  9. By 16ycq02a45 đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều  kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. ­ Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian   ngắn, sau đó sẽ  gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng  thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử  vong không rõ nguyên   nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy  dưới da để  thuốc phóng thích từ  từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ  và phóng thích quá  nhiều gây ngộ độc. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể  gây phù phổi cấp, tràn khí màng  phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi,   lên cơn hen phế quản... Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu  của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung   thư phổi. ­ Đối với hệ  tim mạch: Các chất ma túy sẽ  kích thích làm tăng nhịp tim,  ảnh hưởng trực   tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể  gây nhồi   máu cơ  tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người  dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. ­ Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn,   sảng khoái, lệ  thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới   nhện, đột quị... ­ Đối với hệ  sinh dục: Không như  người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ  làm tăng  khả năng tình dục.  Ở người nghiện ma túy, khả  năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt,   và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam  giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ  bị  chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở  phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh. Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo  thính, ảo thị...  Ảnh hưởng đến gia đình  Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý  của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000­100.000 đồng/ngày thậm  chí 1.000.000 ­ 2.000.000 đồng/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma  tuý có thể  tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý  để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người  đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.  Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm,  ăn không  ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện)  Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân,  ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)  9
  10. Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do  ma tuý gây ra. Ảnh hưởng đến xã hội Với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc   phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy  cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả  về  số  lượng và chất  lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự  phòng và chăm sóc y tế  lại  tăng;  ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư  nước ngoài, khách du dịch; Ma tuý là   nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an  ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...); là nguyên nhân,  điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...). Hưởng ứng tháng hành động phòng chống ma tuý, toàn bộ  cán bộ  công nhân viên Công ty  cổ  phần Đầu tư  và Xây dựng Dầu khí Phú Đạt đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của   người công dân đối với hoạt động phòng chống ma tuý; thông qua đó, có cơ hội nhìn nhận   rõ hơn những hiểm hoạ  của ma tuý đối với cá nhân và cộng đồng. Thông qua chương   trình, toàn thể  cán bộ  công nhân viên Công ty cam kết chung tay cùng cộng đồng phòng  chống bài trừ tệ nạn ma tuý, cam kết không buôn bán, vận chuyển và tàng trữ các chất ma   tuý, tích cực tuyên truyền vận động tới cộng đồng và người thân về  hiểm hoạ  thế  kỷ  vì  một thế giới văn minh và một Việt Nam không ma tuý. Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết  người, mại dâm, băng nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách  xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết  các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan  truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay  nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến  hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến  quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện  hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. Câu 3:  tư cách là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. anh chị sẽ đóng góp như  thế nào trong việc đẩy lùi tệ nạn ma túy trong học đường  Trả lời: 3.2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường được học sinh, sinh viên sử dụng  là: Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Dôlagan... bằng cách: hít, uống, chích. Nếu sử dụng   thường xuyên hoặc đã bị  lệ  thuộc (mắc nghiện), có thể  nhận biết thông qua những dấu  hiệu sau: ­ Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như:   bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc; ­ Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập; ­ Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh
  11. By 16ycq02a45 ­ Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp; ­ Lực học giảm sút; ­ Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh   nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm… ­ Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố  tránh các hoạt  động vui chơi lành mạnh. 4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý a) Một số thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ  chức sử  dụng trái phép chất   ma tuý thường sử  dụng để  lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh viên sử  dụng ma tuý,   tham gia buôn bán ma tuý. ­ Kích thích tính tò mò, hiếu kỳ, tự ái của các em: khích t ớng, cho dùng thử, gán nợ bằng   tài sản; ­ Sử dụng “vệ tinh” đến khu vực trường học, thuê trọ quan sát phát hiện các HS chơi bời,   con nhà giàu...lôi kéo, dụ dỗ các em SD, MB ma túy; ­ Thông qua các HS, SV ngiện để dụ dỗ lôi kéo; ­ Nắm bắt các điểm yếu của các em để  từ  đó khống chế, c  ỡng bức các em sử  dụng ma  túy. * Những học sinh, sinh viên mà các đối tượng buôn bán ma tuý thường chú ý rủ rê lôi   kéo + Học sinh, Sinh viên thuộc con nhà giàu có, có biểu hiện chơi bời, hư hỏng. + Học sinh, Sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật kém, thường vi phạm nội quy, quy chế nhà  trường, bị xử lý kỷ luật, biểu hiện chán học. + Học sinh, Sinh viên là con em các đồng chi lãnh đạo các cấp, các ngành. + Học sinh, Sinh viên là người nông thôn, dân tộc ít người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn   hoặc ở những vùng trọng điểm về ma tuý. + Học sinh, Sinh viên gia đình không hoàn thiện (Bố, Mẹ  mất sớm; Bố, Mẹ  ly dị...hoặc   trong gia đình có người phạm tội bị bắt giữ..) b) Trách nhiệm của Học sinh trong phòng, chống ma tuý ­ Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng,   chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành. ­ Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. ­ Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý. ­ Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt  đông vận chuyển, mua bán ma tuý. ­ Khi phát hiện những Học sinh, Sinh viên có biểu hiện sử  dụng ma tuý hoặc nghi vấn  buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn. ­ Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể  cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý. ­ Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ Học sinh, Sinh viên   sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo Học sinh, Sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma   tuý; báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường. ­ Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo  cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường. ­ Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ  chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở  địa bàn mình cư  trú   hoặc tạm trú. 11
  12. ­ Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ  chức  đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động. ­ Hưởng  ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ  thể, góp phần thực  hiện nhiệm vụ  phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền  địa phương phát động. ­ Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ  nạn xã hội,  trong đó có tệ nạn ma tuý. Câu 4: Khi bạn là sinh viên trường đại học Buôn MA Thuột .Bạn hãy cho biết trách  nhiệm của bản thân đối với công tác đảm bảo an ninh và chính trị và trật tự xã hội  của đất nước trong tình hình hiện nay Trả lời Trong thành tựu và thắng lợi chung to lớn ấy, s ự nghi ệp b ảo v ệ an ninh qu ốc gia (ANQG), giữ gìn trật tự an toàn xã hội (TTATXH) đã đạt được những k ết qu ả quan trọng, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn v ẹn lãnh th ổ c ủa T ổ quốc và chế độ XHCN, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, môi tr ường hòa bình, hợp tác, tạo thế và lực cho sự phát triển của đất nước. Thế giới đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, với nh ững biến động, ph ức tạp, khó lường tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, thời cơ, vận hội và nguy cơ, thách thức cùng các nhân t ố tích c ực, tiêu c ực, nhân tố bên trong, bên ngoài tương tác, đan xen lẫn nhau, luôn tác động tr ực ti ếp đến nhiệm vụ bảo vệ ANTT của đất nước. Sự chống phá của các th ế l ực thù địch bên ngoài, của thế lực phản động trong và ngoài n ước ngày càng gia tăng v ới nhi ều phương thức, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, phương tiện hoạt động ngày m ột tinh vi, hiện đại hơn. Sự xuất hiện của nhiều phương thức, thủ đoạn ph ạm tội m ới, t ội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công ngh ệ cao, t ội phạm môi trường, tội phạm về ma túy, tội phạm khủng b ố quốc t ế, t ội ph ạm r ửa tiền, các tệ nạn xã hội và các mối đe dọa an ninh mang tính ch ất phi truy ền th ống đang có xu hướng gia tăng, tác động không nhỏ đến môi tr ường phát tri ển lành mạnh, bền vững của đất nước. Nghị quyết Ðại hội Ðảng l ần th ứ XI đã ch ỉ rõ: "N ước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động t ổng h ợp và di ễn bi ến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào". Nguy c ơ t ụt h ậu xa h ơn v ề kinh t ế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế gi ới vẫn tồn t ại. Các th ế l ực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây b ạo lo ạn l ật đổ, s ử d ụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi ch ế độ chính tr ị ở n ước ta. Ðứng trước tình hình trên, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong tình hình mới đặt ra nhiều vấn đề hết sức quan trọng, đó là: bảo vệ v ững chắc độc l ập, ch ủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của T ổ qu ốc; bảo v ệ Ð ảng, Nhà n ước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính tr ị, bảo đảm ANQG và TTATXH; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong th ời k ỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: "... b ảo v ệ v ững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Ð ảng, Nhà
  13. By 16ycq02a45 nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính tr ị, b ảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; ch ủ động ngăn chặn, làm th ất b ại m ọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghi ệp cách mạng của nhân dân ta". Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong nh ững năm tới, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân t ộc, c ủa c ả h ệ th ống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững ch ắc độc l ập, ch ủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững ch ủ quy ền biên gi ới, vùng tr ời, biển, đảo của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc Ðảng, Nhà n ước, nhân dân và ch ế độ XHCN. Giữ vững ổn định chính trị, TTATXH. Chủ động ngăn chặn, làm th ất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch; trong bất cứ tình huống nào cũng không để xảy ra bị động, bất ngờ, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả tr ước các m ối đe dọa, kể cả đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu n ước, ý th ức t ự c ường dân t ộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong vi ệc bảo vệ ANQG, gi ữ gìn TTATXH. Công tác tuyên truyền, giáo dục phải giúp nâng cao nh ận th ức đúng đắn của toàn xã hội nói chung, trong lực lượng CAND nói riêng v ề nhi ệm v ụ b ảo v ệ ch ủ quyền, ANQG, TTATXH trong xu thế toàn cầu hóa và h ội nh ập qu ốc t ế ngày càng sâu, rộng với sự đan xen giữa các mặt hợp tác, đấu tranh và c ạnh tranh gay g ắt vì lợi ích quốc gia dân tộc; các âm mưu "diễn bi ến hòa bình", b ạo lo ạn, l ật đổ, t ội phạm khủng bố, tội phạm sử dụng công nghệ cao... xuất hiện v ới nh ững bi ến thái khó lường, trở thành những nguy cơ đe dọa ANTT cả ở bên trong và bên ngoài đất nước. Kết hợp chặt chẽ an ninh với quốc phòng; an ninh - quốc phòng v ới kinh t ế ngay t ừ khi hoạch định từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh t ế - xã h ội và trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án phát tri ển ph ải đặc bi ệt quan tâm phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên gi ới, h ải đảo c ủa T ổ quốc... nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chi ến lược là xây d ựng và b ảo v ệ T ổ quốc. Chăm lo xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhu ệ, t ừng b ước hiện đại; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện nghiệp v ụ cho CAND phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, trước hết tập trung vào các lực l ượng nghiệp vụ mũi nhọn trong bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH. Ð ổi m ới công tác t ổ chức cán bộ trong toàn lực lượng theo tinh thần Nghị quy ết Ðại hội Ð ảng l ần th ứ XI và nhanh chóng kiện toàn bộ máy, tổ chức công an các cấp theo tinh th ần tinh g ọn, hiệu quả cao. Ðể lực lượng Công an nhân dân th ật s ự v ững mạnh, c ần đẩy m ạnh công tác giáo dục, đào tạo, đào tạo mới, đào tạo lại, rèn luy ện nâng cao năng l ực, trình độ, nhận thức cả về chính trị tư tưởng, chuyên môn nghi ệp v ụ và đạo đức cách mạng gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm g ương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ"; tăng c ường công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ luôn gương mẫu trong thực hi ện nhi ệm v ụ, trong thực thi, chấp hành pháp luật và trong sinh hoạt, đời sống. Thường xuyên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng k ết kinh nghi ệm, làm t ốt công tác dự báo tình hình, kịp thời phát hiện những di ễn biến m ới v ề âm m ưu, ho ạt động của các thế lực thù địch và các đối tượng xâm phạm ANQG, từ đó thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất b ại các âm 13
  14. mưu, hoạt động xâm phạm ANQG, TTATXH trong giai đoạn m ới c ủa cách m ạng. Qua đó bổ sung và phát triển lý luận, khoa học về ANQG và TTATXH trong tình mới. Tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh thế trận an ninh nhân dân, đổi m ới bi ện pháp và đối sách nhằm phát hiện và kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động bạo loạn chính trị, "diễn biến hòa bình" cũng như nguy c ơ, tác động c ủa "quy ền l ực m ềm"; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc phòng ngừa, ti ến công các lo ại t ội ph ạm, gi ảm thiểu tai nạn giao thông, xử lý nghiêm các hành vi ch ống ng ười thi hành công v ụ, chấn chỉnh kỷ cương xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật, giữ gìn môi tr ường xã hội trong lành và bình yên cuộc sống, góp phần ch ấn hưng các giá tr ị nhân văn, nhân bản của dân tộc Việt Nam. Tăng cường công tác xây dựng Ðảng trong l ực l ượng Công an nhân dân; t ập trung thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực, địa bàn hoạt động mà nhân dân và công lu ận phát hiện, phản ánh các biểu hiện vi phạm nguyên tắc t ập trung, dân ch ủ, vi ph ạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực... Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, tr ực ti ếp v ề m ọi mặt của Ðảng đối với CAND; nâng cao hiệu quả qu ản lý Nhà n ước v ề ANQG, TTATXH. Trên cơ sở đó, hoàn thiện chiến lược ANQG và h ệ thống các c ơ ch ế, chính sách về ANQG, TTATXH; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn b ản pháp lu ật, quy chế phối hợp giữa Quân đội với Công an, gi ữa Công an v ới các t ổ ch ức chính trị, xã hội. Bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH là nhiệm vụ vô cùng vẻ vang của lực lượng CAND. Tận dụng thời cơ, phát huy truyền thống, vượt qua thách th ức, l ực l ượng CAND nguyện chung sức, chung lòng, quyết tâm cùng toàn Ðảng, toàn dân, các ngành, các cấp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự ổn định chính tr ị - xã hội, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát tri ển kinh t ế - xã h ội, đẩy mạnh CNH, HÐH và hội nhập quốc tế của đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2