intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

167
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp học sinh có thể nhận diện được NST ở các kì của quá trình phân bào, có kĩ năng sử dụng, quan sát bằng kính hiển vi, vẽ hình, thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan; sự phối kết hợp trong hoạt động thực hành, học tập theo nhóm nhỏ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể

  1. LỜI GIỚI THIỆU Cuốn “Thực hành Thí nghiệm sinh học 9” làm tài liệu dùng cho giáo viên, học sinh  khi dạy và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 9. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  tốt các bài thực hành trong chương trình qui định,  củng cố, mở rộng   kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến  thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh tự làm các bài thực hành, các bài tập ứng dụng, cung cấp thêm nhiều thông  tin bổ ích và lí thú. Nội dung: Tài liệu gồm 11 bài thực hành trong chương trình sinh học 9, mỗi bài có 3 nội dung  cơ bản: 1­Mục đích bài thực hành 2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết,  các bước tiến hành, câu hỏi­bài tập: sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự  làm (câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến  thức thực tế). 3­Hỏi­trả lời theo chuyên đề: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm thông tin chuyên sâu.  Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên,  ĐT: 0912.716.203.  Buivanthembg@yahoo.com.vn SÁCH ĐàĐƯỢC NXB GIÁO DỤC IN ẤN, PHÁT HÀNH THÁNG 02/2012 Tác giả: Bùi Văn Thêm Các bài thực hành   cơ bản trong chương trình­sgk sinh học 9 Tiết  Bài,  TN, SGK  TT Nội dung trong  phần  TH trang CT trong bài Tính xác suất xuất hiện các mặt của  1 Th­1 6 6 20 đồng kim loại. 2 TH­2 Quan sát hình  thái Nhiễm sắc thể 14 14 44 3 Th­3 Quan sát và lắp  mô hình ADN. 20 20 60 4 Th­4 Nhận biết một vài dạng đột biến. 27 26 74 5 Th­5 Quan sát thường biến 28 27 76 6 TH­6 Tập dượt thao tác giao phấn. 41 38 112 Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi  7 TH­7 42 39 114 và cây trồng. Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của  8 Th­8 một số nhân tố sinh thái lên đời sống  47 45­46 135 sinh vật. 9 Th­9 Hệ sinh thái. 54­55 51­52 154 Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa  10 Th­10 59­60 56­57 170 phương Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào  11 Th­11 64 62 186 việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
  2.   TH 2 – QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM  SẮC THỂ (Tiết 14 ­ Bài 14 ­ SGK.Tr 44) I­Mục đích ­Nhận diện được NST ở các kì của quá trình phân bào. ­Có kĩ năng sử dụng, quan sát bằng kính hiển vi, vẽ hình, thu nhận kiến thức từ phương  tiện trực quan (tiêu bản hiển vi). ­Sự phối kết hợp trong hoạt động thực hành, học tập theo nhóm nhỏ. II­Nội dung: 1­Chuẩn bị  cho bài thực hành: ­Kính hiển vi (mỗi nhóm 1 kính). ­Tiêu bản hiển vi NST (bộ tiêu bản do các công ti TB cung cấp hoặc tự làm). ­Máy chiếu,  máy tính, màn chiếu và một số video về NST. ­Tranh ảnh phóng to về TB, NST, sự phân chia tế bào. Nhiễm sắc thể trong nhân tế bào
  3. Chu kì tế bào TB ở kì trung gian NST ở kì đầu NST ở kì giữa NST ở kì sau NST ở cuối kì (hình thành 2 TB mới)   Hình thái NST  ở các kì của nguyên phân
  4. Sơ đồ sự phân chia tế bào động vật và thực vật Trong danh mục Bộ thiết bị dạy học tối thiểu sinh 9 theo QĐ số 16/2005 của Bộ GD ĐT  ngày 17/5/2005, không có tiêu bản hiển vi NST (chỉ có tranh NST ở kì giữa và chu kì tế  bào). Để có tiêu bản quan sát NST các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: ­Làm tiêu bản NST khổng lồ của ấu trùng ruồi giấm (để quan sát được hình dạng NST  trên kính hiển vi thường): +Chuẩn bị Hoá chất: Nước cất, NaCl 0,6%, thuốc nhuộm Orcein. Dụng cụ: Kính hiển vi quang học có độ phóng đại từ 100 đến 400 lần. Ống nghiệm có  đường kính 2,5 cm, đĩa đồng hồ, giấy thấm, đèn cồn, kéo nhỏ, dao lam, kim nhọn, kim  mũi mác, lam kính, lamen. Mẫu vật: ấu trùng ruồi giấm tuổi 3. vòng đời của ruồi giấm (chú ý ấu trùng tuổi 3) +Mổ ấu trùng, tách tuyến nước bọt  Tuyến nước bọt
  5. Lấy bút lông bắt ấu trùng ra cho vào đĩa đồng hồ có nước cất để rửa sạch thức ăn, đặt ấu  trùng lên lam kính, nhỏ 1 giọt NaCl 0,6%, dùng 2 kim nhọn giữ đầu và đuôi, xé rách thân  ấu trùng, tìm và tách lấy tuyến nước bọt (xem hình sau): tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi  giấm có 2 thùy trong suốt và nối với nhau bằng 1 ống chung. +Làm tiêu bản ép quan sát NST. Khi đã tách được tuyến bước bọt, gạt sạch các phần thừa, nhỏ 1 giọt Orcein lên tuyến  nước bọt, hơ qua ngọn lửa đèn cồn, đậy đĩa đồng hồ và nhuộm màu trong 10­15 phút. Ép  lamen và quan sát tiêu bản trên KHV (làm vài mẫu để có thể chọn được mẫu dễ quan sát,  hình đẹp và điển hình). 2­Các bước tiến hành: B1­Quan sát NST trên các tranh để nhận biết các thành phần cấu tạo chung, sự thay đổi  hình dạng NST qua các kì phân bào. Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối ­Xem một số đoạn băng về NST, hoạt động của NST trên máy chiếu (phóng to trên màn  chiếu).  B2­Các nhóm quan sát NST trên tiêu bản hiển vi:  ­Dùng kính vật có bộ giác nhỏ để lựa chọn điểm  quan sát ­Chuyển sang bộ giác lớn và điều chỉnh để nhìn rõ  nhất, lần lượt từng người quan sát và ghi lại hình  ảnh nhìn thấy (vẽ hình). ­Lần lượt thay tiêu bản để quan sát NST qua các kì  khác nhau: Đối chiếu hình ảnh quan sát được với  tranh, ảnh đế nhận diện các kì  của sự phân bào (vẽ  lại hình ảnh vào vở và ghi tên các kì phân bào).
  6. ­Khi một nhóm có hình ảnh rõ nhất có thể dùng để cho các nhóm khác cùng quan sát và  ngược lại. B3­Các nhóm thảo luận và hoàn thành các thông tin trong chu kì tế bào vào bảng: NST ở các kì Mô tả diễn biến của NST Kỳ trung gian là thời kì sinh trưởng của  tế bào, NST ở dạng sợi mảnh, dài, khó  quan sát Kì đầu ­NST co ngắn lại và tập trung gần mặt  phẳng xích đạo Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co  ngắn, có tâm động đính vào các sợi tơ  của thoi phân bào. Kỳ giữa Các NST kép đóng xoắn cực đại và tập  trung thành một hàng ở mặt phẳng xích  đạo của thoi phân bào. Kỳ sau Từng NST kép tách nhau ở tâm động  thành 2 NST đơn phân li về hai cực của  tế bào
  7. Kỳ cuối     Các NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng  sợi mảnh.            3­Câu hỏi­bài tập: 1.Đặc điểm cơ bản nhất của quá trình nguyên phân là (Chọn phương án đúng): a­Sự phân chia đều tế bào chất cho 2 tế bào con. b­Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. c­Sự phân li đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con. d­Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con. Trả lời: 2.Sự phân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì phân bào (chọn câu đúng): a­Kì trung gian. b­Kì đầu. c­Kì giữa. d­Kì sau. Trả lời:.................................................................................................................................. 3.Nguyên phân là gì, ý nghĩa của sự nguyên phân? Trả lời: 4.Nhiễm sắc thể giới tính khác NST thường ở những điểm gì? Trả lời: .Khái niệm về NST lưỡng bội (2n), trong tế bào chúng tồn tại thành từng cặp  tương đồng giống hệt nhau. Trong hình 12.1.Bộ NST người (SGK.Tr138), quan sát ta lại 
  8. thấy nhiều cặp NST tương đồng mà hình thù lại không giống nhau, điều này là đúng hay  sai? giải thích? Trả lời: Hỏi đáp về NST  Hỏi: Loài nào có nhiều NST nhất: Trả lời: Hiện nay các nhà khoa học chưa khám phá hết bộ  NST của tất cả các loài sinh  vật. Trong số các loài đã khám phá  ở động vật (nhất là loài cua ẩn sĩ có 254 NST),   ở  thực vật  (nhất là loài dương xỉ Ophioglossum có 768 NST).  Các bạn có thể tham khảo thêm số lượng NST một số  loài dưới đây: Cá chép ­100  Gà­ 78  Ruồi giấm­ 8 Cá vàng ­94  Tằm ­56  Đậu Hà Lan ­14 Khoai tây­ 90  Tinh tinh ­48  Cải bắp ­18 Ngựa­ 64  Thuốc lá­ 48  Người­ 46 Giun đất ­36 Thỏ rừng ­48 Lúa nước­ 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2