YOMEDIA
ADSENSE
Tahí nghiệm 3 - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân
110
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục đích bài "Thí nghiệm 3 - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân" là giúp học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. Mời các bạn tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tahí nghiệm 3 - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân
- Lời mở đầu Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm 7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏi trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, thí nghiệm những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế NhamTân Yên Bắc Giang buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203. Danh mục Các bài thực hành và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong Bài, phần TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 686970 53 173176 tn1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11 35 tn2 Sự dài ra của thân 14 14 46 tn 3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17 54 tn4 Các thí nghiệm quang hợp 2324 21 68 tn5 Hô hấp 26 23 77 tn6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn7 Điều kiện cho hạt nảy mầm 42 35 113
- TN 3 BÀI 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN (SGKTr54) Thí nghiệm 1 Vận chuyển nước và muối khoáng Mục đích của thí nghiệm: Qua thí nghiệm khẳng định chức năng dẫn truyền các chất của thân. 1 Chuẩn bị thí nghiệm: Bình thuỷ tinh (cốc thuỷ tinh) chứa nước pha màu (mực đỏ hoặc tím) Dao con sắc Một vài cành hoa trắng (hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng) Kính lúp 2Tiến hành thí nghiệm: B1: Cắt 2 cành hoa có độ dài bằng nhau, cùng loại hoa mầu trắng, cắm 2 cành hoa: 1 vào cốc nước màu đỏ (A), 1 vào cốc nước không màu (B), để ra chỗ thoáng. B2: Sau khoảng 1 giờ, quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của cành hoa ở 2 cốc, các cánh hoa. Cánh hoa ỏ cốc A có màu hồng, cánh hoá ở cốc B vẫn như cũ (không có màu hồng). B3: Cắt ngang cành hoa cắm trong cốc A, dùng kính lúp quan sát lát cắt và nhận xét. Trong vết cắt có màu hồng giống màu đỏ của nước trong cốc. Kết luận về sự dẫn truyền, vận chuyển chất hoà tan (muối khoáng) trong thân cây. Nước và muối khoáng được vận chuyển qua thân lên lá, hoa, quả ... nhờ mạch gỗ. 3Câu hỏi bài tập 1.Muối khoáng và nước được vận chuyển trong mạch gỗ hay mạch rây của thân? Trả lời: 2.Mạch gỗ ở cây 2 lá mầm nằm trong hay ngoài mạch rây? Trả lời: 3.Mạch dẫn của thân non nằm ở phần vỏ hay phần trụ giữa? Trả lời:
- Thí nghiệm 2 Vận chuyển chất hữu cơ Mục đích của thí nghiệm: Qua thí nghiệm khẳng định chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây. 1 Chuẩn bị thí nghiệm: +Cây để khoanh vỏ (cây ăn quả như vải, bưởi, ổi,..) +Dao con khoanh vỏ 2Tiến hành thí nghiệm: B1 Chọn cành cây khoẻ, có nhiều lá hướng sáng trên cây trong vườn. B2Dùng dao con khoanh lớp vỏ dài 3>4cm, bóc bỏ vỏ và cạo sạch lớp vỏ sát thân, lấy khăn lao khô (như chiết cành). B3Sau khoảng 1>2 tháng cắt về quan sát lớp vỏ của cành đó. Nhận xét lớp vỏ phía trên và dưới, giải thích hiện tượng vỏ phía trên phình to như đùi gà. Các chất dinh dưỡng (chất hữu cơ) vận chuyển từ trên xuống nhờ mạch rây. Vì vỏ cây bị cắt ngang(mạch rây bị cắt ), các chất hữu cơ không xuống dưới được đọng lại phần vỏ trên, các chất dinh dưỡng nàylàm cho phần đó lớn lên, phình to ra. 3Câu hỏibài tập 1.Mạch rây khác mạch gỗ ở những điểm nào: Trả lời: 2. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ đi từ đâu và tới những đâu? Trả lời: 3. Cho sơ đồ cây có hoa, hãy ghi chú các bộ phận của cây theo thứ tự các số trên sơ đồ
- Trả lời: 1............................................................................... 2............................................................................... 3............................................................................... 4............................................................................... 5............................................................................... 6............................................................................... 7............................................................................... Hỏi đáp về nhựa cây cây Hỏi: Nhựa mủ của cây cao su là chât gì vậy? Trả lời: Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc). Cao su thiên nhiên hay latex cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo loại. Theo nguyên tắc, ta có thể nói đó là một trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su (pha phân tán) trong môi trường phân tán lỏng. Ở Việt Nam, latex còn được gọi là mủ cao su nước. Cấu tạo latex bao gồm: Pha phân tán: là các hạt tử cao su Polyisoprene – được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc – điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, … Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%. Môi trường phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%) Hỏi: Hổ phách hay (nhựa cây thông cổ) vừa là hoá thạch vừa là thuốc quý ?
- Trả lời: Hổ phách, có khi được gọi là huyết phách, minh phách, hồng tùng chi, tên khoa học là succinum, là nhựa của các loài cây lá kim đã hóa đá (hóa thạch) từ xa xưa, chủ yếu là nhựa loài thông cổ Pityoxylon succinifer Kauss nay đã tuyệt chủng. Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4. Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá với các khối to nhỏ không đều nhau, nhìn trong suốt với màu rất đẹp; một số trường hợp còn thấy rõ trong mảnh hổ phách chứa các động vật hóa thạch nguyên vẹn. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách sinh điện. Một trăm triệu năm trước, một con mối bị thương và hở Hổ phách được sử dụng trong nhiều công phần bụng của nó ra. Nhựa nghệ. Đông y cổ truyền cho rằng hổ phách có vị thông dần dần bao bọc cơ thể ngọt, tính bình vào bốn kinh tâm, can, phế và bàng và toàn bộ ruột con mốiTạo quang; có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu thành hoá thạch con mối còn tiện, tán ư huyết; chỉ dành cho người hỏa suy, nguyên vẹn đến ngày nay. thủy thịnh. Vì dễ mài giũa và cắt gọt, hổ phách trở thành vật liệu quý đối với ngành thủ công mỹ nghệ: chế biến tẩu thuốc, làm nhiều món trang sức đắt tiền như mặt nhẫn, sợi dây chuyền, cườm tay, hoa tai, v.v... Hổ phách là nhựa cây hoá thạch, nó có màu sắc và vẻ đẹp đặc trưng do vậy ngoài ý nghĩa khoa học về nghiên cứu cổ sinh nó còn được dùng làm các vật liệu trang trí hoặc đồ trang sức. Do đó, mặc dù chúng không phải là một loại khoáng vật nhưng người ta vẫn coi chúng như một loại đá quý.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn