intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thí nghiệm 6 - Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

245
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài "Thí nghiệm 6 - Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ" nhằm chứng minh và khẳng định cây cần nước, nếu thiếu nước cây sẽ kém phát triển hoặc chết. Bài thí nghiệm nằm trong chương trình thí nghiệm và thực hành sinh học 6.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thí nghiệm 6 - Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

  1. Lời mở đầu  Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo,  các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục  vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm  7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm  trong chương trình sinh học 7,  mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần  thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập  cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng,  vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí  nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành,  thí nghiệm  những kiến thức mở  rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh  thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và  vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho  học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn  Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên­ Bắc Giang   buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203.   Danh mục Các bài thực hành   và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong  Bài, phần  TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1  Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá  Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 68­69­70 53 173­176 tn­1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11  35 tn­2 Sự dài ra của thân 14 14  46 tn ­3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17  54 tn­4 Các thí nghiệm quang hợp 23­24 21  68 tn­5 Hô hấp 26 23 77 tn­6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn­7 Điều kiện  cho hạt nảy mầm 42 35 113
  2. TN1. BÀI 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (SGK Tr 35) Thí nghiệm 1: Nhu cầu nước của cây  (Đây là dạng thí nghiệm chứng minh, cần làm trước bài học vài ngày rồi mang  đến).  ­Mục đích của thí nghiệm: Chứng minh và khẳng định cây cần nước, nếu thiếu  nước cây kém phát triển hoặc chết. 1­ Chuẩn bị thí nghiệm:  +Chậu trồng cây: 2 chiếc (có đánh dấu chữ A, B ở mỗi chậu) +Đất trồng: đủ cho 2 chậu +Cây trồng: rau cải hoặc cây lạc, đậu...( những cây ngắn ngày, rau) +Nước tưới: nước sạch đủ tưới Bảng theo dõi từng ngày: chậu trồng cây  Ngày thứ nhất Ngày thứ hai Ngày thứ ba A­Cải  B­Cải  2­Tiến hành thí nghiệm: B1­Cho đất vào chậu và trồng cây rồi tưới ẩm cho cả 2 chậu. B2­Chăm sóc cho cây sống khoẻ mạnh và tiến hành thí nghiệm. B3­Chậu A tưới đủ nước: sau 3 ngày cây vẫn tươ tốt Chậu B không tưới nước:  ngày thứ 2 cây đã héo lá, ngày thứ 3, thứ 4 lá héo quắt  lại B4­Nhận xét về tình trạng của cây trong từng chậu, kết qủa này cho ta kết luận gì  về vai trò của nước đối với cây?  Nước cần cho sự sống của cây, nếu không có nước kéo dài cây sẽ chết. Thảo luận theo tổ, nhóm để đi đến kết luận:  +Cây cần nước, nếu không được cung cấp đủ nước cây sẽ héo và có thể chết. + Nhu cầu nước phụ thuộc từng loại cây, giai đoạn, phát triển, khí hậu, thời tiết … 3­Câu hỏi –bài tập: a­Cây hút nước nhờ bộ phận nào của cây?
  3. Trả lời: b­Ngoài tự nhiên không tưới nước tại sao cây vẫn sống được? Trả lời: c­Cây tơ hồng không  có rễ chúng hút nước bằng bộ phận nào? Trả lời: Thí nghiệm 2: Như SGK Thí nghiệm 3: Nhu cầu muối khoáng của cây (Đây là dạng thí nghiệm chứng minh, cần làm trước bài học nhiều ngày rồi mang  đến lớp).  ­Mục đích của thí nghiệm: Chứng minh và khẳng định cây cần các loại muối  khoáng như muối đạm, muối lân, muối ka li...  nếu thiếu  cây kém phát triển. Kiến thức bổ trợ: Phần này học sinh lớp 6 chưa được học hoá học, chưa có các khái niệm về muối,  về  a xít, phân bón... cần có sự bổ trợ sau: Trong trồng trọt muốn cây trồng cho năng suất câo người ta bón thêm các  phân đạm, phân lân, phân kali,... Phân đạm vô cơ gồm có:  (muối đạm –trong thành phần có chứa ni tơ)   Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N Phân đạm u rê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. có 46%N Phân đạm có vai trò rất  quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau. N2 + H2 (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) ↔ NH3 NH3 + CO2 (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) ↔ (NH2)2CO   Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N  Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24­25% N   Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N   Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13­15% N   Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15­16% N  Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20­21% N Phân Lân: (thành phần chứa phốt pho)   Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16­20% P2O5]   Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5   Phân Kali:    ( muối ka li  thành phần chứa kali)   Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.    Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48­50% K2O Phân Hổn Hợp:  Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao  gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là  N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:  Phân NPK 16­16­8 tức là trong 
  4. 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các  chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung  và vi lượng. Ví dụ:  Phân NPK Việt­Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)… 1­ Chuẩn bị thí nghiệm:  +Chậu trồng cây: 3 chiếc (có đánh dấu chữ A, B,C ở mỗi chậu) +Đất trồng: đủ cho 3 chậu +Cây trồng:  cùng trồng 1 loại cây (rau,  đậu, cây cảnh… +Các phân bón vô cơ: phân đạm, phân lân, phân ka lihoặc hỗn hợp N P K. +Nước tưới: nước sạch đủ tưới Bảng theo dõi hằng tuần, tháng: chậu cây  Cây trồng  Tuần thứ  Tuần  thứ  tuần  thứ ba Tuần …. nhất hai A (N,P,K) và nước cây cải B (N) và nước cây cải C (nước) cây cải 2­Tiến hành thí nghiệm: B1­Cho đất vào chậu và trồng cây rồi tưới ẩm cho cả 3 chậu. (lưu ý chậu trồng  phải để lỗ thoát nước dưới đạy chậu, tránh khi tưới nước gây úng rễ, cây sẽ chết) B2­Chăm sóc cho cây sống khoẻ mạnh và tiến hành nghiên cứu. B3­Chậu A tưới đủ các muối khoáng hoà tan, chậu  B tưới  thiếu muối đạm,  chậu C chỉ tưới nước không có các muối hoà tan  (bắt đầu ghi chép tình trạng cây  trong 3 chậu từng tuần vào bảng theo dõi trong nhiều tuần). Kết quả: chậu cây  Cây  Tuần thứ nhất Tuần  thứ  tuần  thứ ba Tuần bốn trồng  hai Cây xanh  Cây bình  Cây tốt, khoẻ  A (N,P,K) và nước cây cải cây xanh tốt tốt lớn  thường mạnh nhanh cây xanh  Cây bình  cây xanh mướt mướt B (N) và nước cây cải Cây xanh lá thường thân gầy  yếu thân gầy   yếu Cây còi cọc Cây bình  cây hơi vàng  Cây còi cọc C (nước) cây cải không lớn, thường lá chậm lớn  l á vàng B4­Nhận xét về tình trạng của cây trong từng chậu, Kết qủa này cho ta kết luận gì  về vai trò của muối khoáng đối với cây?  Cây cần các loại muối khoáng trong đó cần nhiều muối đạm (N), muối lân (P) và  muối kali (K). 3­Câu hỏi­bài tập a­Giai  đoạn nào của cây cần nhiều muối khoáng? Trả lời: b­Cây lấy quả cần nhiều muối khoáng vào thời kỳ nào sau đây: + Thời kỳ rụng lá +Thời kỳ ra hoa tạo quả Trả lời:
  5. c­Nhận định  nào sau đây là không đúng? +Những loại cây trồng lấy củ (khoai tây, cà rốt, khoai lang) cần nhiều phân  ka li. +Những loại rau lấy lá (rau cải, su hào, rau muống) cần nhiều phân lali. Trả lời: ............... Hỏi đáp về hút nước của cây   Hỏi:   Cây cao hơn 10 m làm thế nào mà cây đẩy được lên ngọn, lên lá? Trả lời:   Sự trao đổi nước ở thực vật được thực hiện bởi quá trình hấp thụ nước từ đất vào  rễ và đẩy nước từ rễ lên thân, quá trình thoát hơi nước ở lá tạo lực hút nước từ rễ  lên thân. Sự phối hợp hoạt động của các quá trình này đưa được các phần tử nước  từ đất vào rễ và sau đó được đưa lên tận ngọn cây, mặc dù cây có thể cao vài ba  mét tới hàng trăm mét. Hỏi:    Khi gặp hạn, Cây chống hạn bằng cách nào? Trả lời:   Chiến thuật chống hạn của thực vật Để chống lại cái nóng, con người biết lắp điều hòa không khí, vậy thực vật sẽ  phản ứng như thế nào để tránh được “stress” về nước?  Thông thường thực vật giữ lại trong mình rất ít nước hút được từ đất. Khi nhựa  cây đi từ dưới rễ lên ngọn, nó chứa 98% là nước. Lượng nước này khi tới lá cây sẽ  được bốc hơi thông qua các lỗ khí cực nhỏ trên bề mặt lá. Tuy nhiên, cây sẽ bị  "stress" về nước nếu khối lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng nước mà cây hút  được từ đất. Để tránh tình trạng này, trong quá trình phát triển, thực vật tiến hành  áp dụng rất nhiều phương pháp nhằm tiết kiệm nước.  “Khi rễ cây cảm nhận được tình trạng khan hiếm nước trong lòng đất, lập tức nó  tổng hợp ra một loại hoóc môn gây stress. Đó là axit abscissique. Chất hóa học này  theo nhựa cây lên đóng các lỗ khí bốc hơi nước trên bề mặt lá lại. Như vậy hạn  chế được lượng nước bốc hơi” ­ Thierry Simonneau, nhà nghiên cứu thuộc Phòng  thí nghiệm sinh lý môi trường thực vật chịu stress thuộc Viện Nông học  Montpellier (Pháp) giải thích.  Một số loài thì "chống hạn" bằng cách cuộn lá lại như cây ngô hoặc làm héo lá như  cây hướng dương... Tuy nhiên như vậy cây sẽ chậm phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2