intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành 1: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

263
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp học sinh có thể biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi; biết cách sử dụng kính lúp, nắm được các bộ phận của kính hiển vi và cách sử dụng; có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi cũng như các đồ dùng thiết bị thí nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành 1: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

  1. Lời mở đầu  Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo,  các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục  vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm  7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm  trong chương trình sinh học 7,  mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần  thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập  cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng,  vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí  nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành,  thí nghiệm  những kiến thức mở  rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh  thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và  vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho  học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn  Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên­ Bắc Giang   buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203.   Danh mục Các bài thực hành   và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong  Bài, phần  TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1  Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá  Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 68­69­70 53 173­176 tn­1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11  35 tn­2 Sự dài ra của thân 14 14  46 tn ­3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17  54 tn­4 Các thí nghiệm quang hợp 23­24 21  68 tn­5 Hô hấp 26 23 77 tn­6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn­7 Điều kiện  cho hạt nảy mầm 42 35 113
  2. Hướng dẫn Các bài thực hành   trong chương trình sinh học 6   TH 1 ­ kính lúp, kính hiển vi                          và cách sử dụng                                                   (Tiết 4 ­ Bài 5 ­ SGK.Tr 17) I­Mục đích: ­Giúp cho HS biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. ­HS biết cách sử dụng kính lúp, nắm được các bộ phận của kính hiển vi và cách sử  dụng. ­Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi cũng như các đồ dùng thiết bị  thí nghiệm. II­Nội dung:  ­Bổ trợ  một số kiến thức về kính lúp ­kính hiển vi: Dùng kính lúp như thế nào cho đúng ­Một cái kính lúp với độ phóng đại 10x không phải là lọai kính dùng để đọc. Cách  sử dụng  như sau: người thuận tay phải, dùng tay phải cầm kính với ngón trỏ và  ngón cái, sao cho hai ngón tay không che khuất mặt kính. Sau đó chống tay lên gò  má làm điểm tựa. Tay trái cầm vật cần xem và đưa lại gần kính, ở khỏang cách sao  cho vật đó hiện rõ trong kính. Nếu khéo một chút có thể tựa tay trái (tay cầm vật  cần xem) vào ngón tay giữa hoặc ngón áp út của tay phải để tránh bị rung. ­Thế cầm liên tục: đầu, tay, kính lúp, vật cần xem, là thế ổn định nhất trong lúc  dùng kính. ­Điều cần chú ý trước tiên trong việc này là không áp kính chạm với lông mi. Như  vật kính sẽ bị dơ vì mồ hôi, dầu mỡ của lông mi. ­Ngòai ra không nên  để kính nghiêng so với mắt và vật quan sát, nếu muốn vật  quan sát hiện rõ, thật màu. Khi vòng ngòai của vật cần quan sát hiện lên trong kính  có màu nhòa, thì đây là dấu hiệu kính đang bị nghiêng trong tư thế cầm .. Ánh sáng  phản chiếu lại từ vật cần quan sát phải đi thẳng vào mắt qua kính ở góc độ thẳng  đứng (90 độ), thì hình mới rõ !  ­Cách sử dụng: Như hướng dẫn trong sách Giáo viên sinh học 6 trang 28  hặc sách giáo khoa trang 19. Kính hiển vi ­Từ kính hiển vi ­ microscop trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người nhìn thấy  những vật nhỏ". Thiết bị này dùng để nhìn những vật bé tí xíu mà mắt thường  không nhìn thấy được. ­Chiếc kính hiển vi phức tạp đầu tiên được làm ra vào khoảng giữa những năm  1510 và 1610. Người ta không biết đích xác ai là tác giả của nó nhưng rất nhiều  người cho rằng bản quyền sáng chế kính hiển vi thuộc về Galilée. Đôi khi người ta  gọi nhà khoa học người Đan Mạch Lêvenguc là ông tổ của kính hiển vi nhưng  không phải vì ông là người sáng chế ra nó mà vì ông đã phát minh ra rất nhiều thứ  vì có sự giúp đỡ của kính hiển vi. Lêvenguc đã chỉ ra rằng những con mọt, những  con bọ chó và những sinh vật nhỏ bé khác nở ra từ trứng không phải là các loài có  khả năng tự sinh sản, ông là người đầu tiên đã nhìn thấy qua kính hiển vi các dạng 
  3. của sự sống như: những cơ thể đơn bào và vi khuẩn. Bằng chính đôi bàn tay mình  ông đã chế tạo ra một chiếc kính hiển vi và qua chiếc kính hiển vi đó ông đã nhìn  thấy toàn bộ quá trình tuần hoàn của sự sống. ­Ngày nay con người trong mọi lĩnh vực khoa học và công nghiệp đều không thể  làm việc được nếu thiếu kính hiển vi. Cấu tạo kính hiển vi        Kính hiển  vi gồm có 4 hệ thống:                   1­Hệ thống giá đỡ          2­Hệ thống phóng đại         3­ Hệ thống chiếu sáng                4­Hệ thống điều chỉnh                 ệ thống giá đỡ  g         H   ồm:  Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.   ệ thống phóng đại  g         H   ồm:        ­     Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính,  có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất  ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)        ­     Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta  muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là  một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh  thật).         Hệ thống chiếu sáng gồm:       ­     Nguồn sáng (gương hoặc đèn).       ­     Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng  đi qua tụ quang.        ­     Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng  vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu  bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.         Hệ thống điều chỉnh: ­      Ốc vĩ cấp ­      Ốc vi cấp  ­      Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống  ­      Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang ­      Núm điều chỉnh màn chắn  ­      Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải)  Cách sử dụng kính hiển vi ­      Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi  để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100. ­      Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính  thích hợp.
  4. ­      Điều chỉnh ánh sáng. ­      Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính  x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100. ­      Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính. ­      Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản). ­      Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy  hình ảnh mờ của vi trường.  ­      Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.  Bảo quản kính hiển vi       ­  Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.       ­  Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp  có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.       ­   Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng  giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.       ­   Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ. A­Chuẩn bị:  ­Kính lúp cầm tay: mỗi nhóm 2 cái loại có cán, độ phóng đại 3­20 lần. ­Vật mẫu quan sát: các bộ phận của cây xanh (rễ, thân, lá) đủ quan sát.   ­Kính hiển vi quang học: mỗi nhóm 1 chiếc kính độ phóng đại 40­300 lần. ­Tiêu bản cấu tạo thực vật: mỗi nhóm 1 bộ. ­Ảnh, tranh kính hiển vi phóng to. ­Khay đựng, dao, kéo và các vận dụng khác: mỗi nhóm 1 bộ B­ Các bước tiến hành  B1­ Tìm hiểu cấu tạo, các bộ phận của kính lúp:  Các nhóm tìm hiểu các bộ phận, công dụng của các bộ phận trên kính lúp. B2­ Thực hành cách quan sát vật mẫu bằng kính lúp: ­Thao tác cầm kính lúp: tay trái cầm kính, để sát mặt kính gần vật quan sát ­Thao tác cầm vật quan sát: tay phải cầm vật quan sát đưa ra phía có nhiều ánh  sáng ­Thao tác quan sát vật mẫu bằng kính lúp: Để vật quan sát, kính và mắt quan sát  thành đường thẳng, tay cầm kính di chuyển lên , xuống đến khi nhìn rõ chi tiết vật  quan sát nhất thì dừng lại để quan sát. B3­ Tìm hiểu cấu tạo, các bộ phận của kính hiển vi quang học: Các bộ phận chính của kính hiển vi   Bàn kính:
  5.   Thân kính: B4­Tìm hiểu chức năng của các bộ phận chính:          1­Hệ thống giá đỡ          2­Hệ thống phóng đại         3­ Hệ thống chiếu sáng                4­Hệ thống điều chỉnh B5­Cách sử dụng kính hiển vi: a­ Thao tác đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản. b­ Thao tác chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật  kính thích hợp: dïng tay xoay hệ thống kính vật qua từng kính có các độ phóng đại   khác nhau để thử quan sát, khi nào nhìn rõ thì để quan sát. ­  Thao tác  điều chỉnh ánh sáng: lấy tay xoay gương phản chiếu để cho ánh sáng  chiếu vào vật quan sát (điều chỉnh không để sáng quá hay tối quá đều không nhìn  rõ). ­  Thao tác điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật  kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100. ­  Thao tác  điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính. ­   Thao tác  hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản). ­   Thao tác nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn  thấy hình ảnh mờ của vi trường.  ­  Thao tác  điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét. B6­Bảo quản kính hiển vi: ­  Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào  hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.       ­   Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng  giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.       ­   Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ. C­Câu hỏi ­ bài tập: Câu 1: kính hiển vi có mấy bộ phận chính, bộ phận nào quan trọng nhất, vì sao?  Trả lời: Câu 2: Kính hiển vi  cần được bảo quản như thế nào: Trả lời:
  6. Câu 3: Tại sao sợi tóc người để nguyên không quan sát được dưới kính hiển  vi? Trả lời: Hỏi đáp về kính hiển vi điện tử  Hỏi: Kính hiển vi điện tử là gì, loại hiện đại nhất có thể phóng đại được bao  nhiêu lần? Trả lời:            Kính hiển vi điện tử (Electron Microscope) là một thiết bị phổ biến  dùng để nghiên cứu cấu trúc, vi cấu trúc của vật chất, dùng phổ biến trong vật lý,  công nghệ. Hiện nay, một xu hướng mới của khoa học là công nghệ nano thì kính  hiển vi điện tử lại là một dụng cụ không thể thiếu của công nghệ nano.           Kính hiển vi điện tử truyền qua hoạt động trên nguyên tắc giống thấu kính  quang học, chỉ khác là sử dụng sóng điện tử (thay cho sóng ánh sáng) nên có bước  sóng rất ngắn (Chúng ta biết rằng bước sóng của sóng điện tử tỉ lệ nghịch với  động năng của điện tử) và sử dụng các thấu kính điện từ ­ magnetic lens (thay cho  thấu kính quang học).  Kính hiển vi điện tử siêu phóng đại (hiện đại nhất thế giới) Một trong những kính hiển vi siêu phóng đại và tối tân nhất thế giới được khánh  thành tại Đại học Monash, Melbourne, Úc.   ­ Có thể xem được phân tử vừa Với chiếc kính hiển vi có giá 9 triệu USD và nặng  20 tấn này, các nhà khoa học có thể nhìn thấy được cấu trúc phân tử của vật liệu. Nó có khả năng phóng đại đến 1/10 của một nanometer (hay 1 phần tỉ của một  mét). Các nhà nghiên cứu hi vọng chiếc kính hiển vi sẽ giúp xoá bỏ các giới hạn  tạo nên các đột phá mới trong khoa học.  Giáo sư Joanne Etheridge, giám đốc Trung tâm Vi phân tử Monash, cho biết: "Mọi  vật chất đều cấu tạo từ tế bào và nếu bạn muốn hiểu về cấu trúc của vật liệu:  màu sắc, khả năng dẫn điện, độ cứng, trước hết bạn phải hiểu được sự sắp xếp  của các phân tử. Các nhà khoa học đủ khả năng chế tạo các vật liệu siêu bền bằng  chất dẻo và các con chip máy tính siêu nhanh, trong khi vật liệu và kim loại nhẹ  dùng để chế tạo xe hơi và máy bay tiết kiệm năng lượng".  Có chưa đến 20 người trên toàn thế giới biết cách điều khiển chiếc kính hiển vi 21  ống ngắm này và chỉ có bốn chiếc kính tối tân như thế trên toàn thế giới. Ngoài Úc,  ba chiếc còn lại có mặt ở Mỹ và Canada. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2