intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MY NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ MÔN: KHTN 6 SỞ Thời gian: 60 phút HUỲNH THÚC KHÁNG (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên : .......................................... Lớp : ............................... ........... Điểm: Nhận xét của thầy (cô) giáo: Chữ ký của giám thị. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất rồi điền vào bảng làm bài. Câu 1: Vật nào dưới đây là vật sống? A. Vi khuẩn. B. Cành gỗ mục. C. Hòn đá. D. Cái bàn. Câu 2: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời. B. Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao. C. Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh. D. Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động. Câu 3:Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Câu 4: Cách sử dụng kính lúp nào sau đây làđúng? A. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính. B. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính. C. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính. D. Đặt kính ởchỗ thiếu ánh sáng, mắt nhìn vào mặt kính. Câu 5: Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát A. hồng cầu.B. Mặt Trăng.C. máy bay.D. con kiến. Câu 6: Quan sát vật nào dưới đây không cần phải sử dụng kính hiển vi quang học? A. Tế bào virus B. Gân lá cây C. Hồng cầuD. Tế bào lá cây Câu 7: Sự sôi là
  2. A. sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng. B. sự bay hơi trên bề mặt thoáng của chất lỏng. C. sự nóng chảy trên bề mặt thoáng của chất rắn. D. sự bay hơi cả ở trong lòng chất lỏng lẫn cả trên bề mặt thoáng của nó. Câu 8: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là A. con mèo, xe máy, con người. B. con sư tử, đồi núi, mủ cao su. C. cây cam, quả nho, bánh ngọt. D. bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối. Câu 9: Thành phần không khí gồm những gì? A. 21% nitrogen, 78% oxygen. B. 21% oxygen, 78% nitrogen. C. 21% oxygen, 78% nitrogen, 1% khí khác.D. 21% nitrogen, 78% oxygen, 1% khí khác. Câu 10:Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ A. thể rắn sang thể lỏng của chất. B. thể lỏng sang thể rắn của chất. C. từ thể lỏng sang thể khí của chất. D. từ thể khí sang thể lỏng của chất. Câu 11: Vì sao khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp? A. Làm tăng lượng carbon dioxide cung cấp cho quá trình cháy. B. Làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí. C. Làm mát bếp. D. Làm tăng lượng oxygen cung cấp cho quá trình cháy. Câu 12:Đâu không phải là tác hại của ô nhiễm không khí đối với đời sống? A. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. B. Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan. C. Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm. D. Tăng lượng oxi cho không khí. Câu 13: Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào? A. Hình dạng và màu sắc. B. Thành phần và cấu tạo. C. Hình dạng và kích thước. D. Kích thước và chức năng. Câu 14: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 15: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Khiến cho sinh vật già đi. B. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật. C. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. D. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. Câu 16: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? A. Ti thể B. Không bào C. Ribosome D. Diệp lục
  3. Câu 17: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Câu 18: Quan sát tế bào H1 và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào? A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Nhân tế bào. Câu 19: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 Câu 20: Quan sát tế bào H2 và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào? A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 21: (1,0điểm) Nêu khái niệm khoa học tự nhiên? Câu 22:(1,0điểm) a) Em hãy ghi giới hạn đo(GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước vẽ ở hình trên? b) Dọc kết quả đo độ dài của vật trên hình? Câu 23:(1,0điểm)Em hãy phân biệt sự bay hơi và sự ngưng tụ? Câu 24: (1,0điểm) Nêu thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng? Câu 25: (1,0điểm) Cho hai hộp phấn còn mới, một thước kẻ cứng. Em hãy trình bày cách đo đường kính của một ống nước tròn? ------- Hết -------
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHTN 6 A. PHẦNTRẮC NGHIỆM(5,0đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 1 1 1 1 1 1 1 1 20 u 0 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐA A C D C A B D B C A D D C C D D A B D C B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0đ) Câu Nội dung Điểm 21 Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học nghiên cứu các hiện tượng tự 1,0 nhiên để tìm ra tính chất và quy luật của chúng. 22 a. GHĐ: 10cm. ĐCNN:0,1cm hoặc 1mm 0,5 b. Kết quả đo: 8,7cm 0,5 23 Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi(khí) của chất. 0,5 Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi(khí) sang thể lỏng của chất 0,5 24 - Tế bào gồm các thành phần chính với chức năng: + Màng tế bào:tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi 0,33 trường. + Tế bào chất: là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động trao đổi chất của tế bào. 0,33 + Nhân/vùng nhân: Là nơi chứa vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. 0,33 25 Đặt hai hộp phấn song song trên mặt bàn nằm ngang sao cho hai hộp phấn 1,0 vừa kẹp sát một đầu của ống nước. Dùng thước kẻ đo khoảng cách giữa hai hộp phấn. khoảng cách giữa hai hộp phấn chính là đường kính của ống nước. (Chú ý: học sinh trình bày cách khác hợp lý, đúng vẫn được điểm tối đa.) ----- Hết ----- NGƯỜI DUYỆT DỀ NGƯỜI RA DỀ Lê Văn Minh
  5. Lê Văn Tiên Trương Thị Bích Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2