Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 A.LÝ THUYẾT. 1, Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Khái niệm về khoa học tự nhiên, vật sống, vật không sống. - Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên 2, An toàn trong phòng thực hành - Một số kí hiệu cảnh báo và quy định an toàn trong phòng thực hành 3, Sử dụng kính lúp, kính hiển vi - Cấu tạo về kính lúp, kính hiển vi. - Cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi - Cách bảo quản kính lúp, kính hiển vi 4, Các phép đo: ( đo chiều dài, đo khối lượng ,đo thời gian, đo nhiệt độ) - Đơn vị đo - Dụng cụ đo - Cách đo 5, Sự đa dạng của chất - Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học 6, Các thể của chất và sự chuyển thể - Các thể của chất ( thể rắn, thể lỏng, thể khí) - Sự chuyển thể của chất: + Hình dạng + Sự nóng chảy + Khả năng lan truyền ( hay khả năng chảy) + Sự đông đặc + Khả năng chịu nén + Sự hóa hơi + Sự ngưng tụ 7, Oxygen- không khí - Tính chất vật lí của oxygen - Thành phần của không khí - Tầm quan trọng của oxygen - Vai trò của không khí - Sự ô nhiễm không khí. 8, Một số vật liệu - Các loại vật liệu - Tính chất và ứng dụng của vật liệu, nguyên liệu - Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án đúng. Câu 1: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Chơi bóng rổ B. Cấy lúa C. Đánh đàn D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm Câu 3. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Thiên văn học B. Khoa học Trái Đất C. Tâm lý học D. Vật lí học Câu 4. Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào? A. Hóa học B. Vật lí học C. Sinh học D. Hóa học và sinh học
- Câu 5. Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì? A. Cấm uống nước B. Cấm lửa C. Chất độc sinh học D. Chất ăn mòn Câu 6. Cho biết hình ảnh sau có ý nghĩa gì? A. Hoạt động nhóm làm thí nghiệm B. Thảo luận nhóm chuẩn bị thí nghiệm C. Chỉ làm thí nghiệm khi có người hướng dẫn D. Thảo luận nhóm chuẩn bị thí nghiệm và làm làm thí nghiệm Câu 7. Nhà khoa học phát minh ra đèn điện là: A. Thomas Edison. B. Issac Newton. C. Albert Einstein. D. Luis Pasteur. Câu 8. Theo em việc trồng cây trong nhà kính với quy mô lớn thể hiện vai trò nào của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. C. Hoạt động nghiên cứu khoa học. D. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. Câu 9. Các biển báo viền đỏ biểu thị: A. Bắt buộc thực hiện. B. Cấm thực hiện. C. Cảnh báo nguy hiểm. D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm. Câu 10. Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất xuống sàn nhà ta cần phải làm gì đầu tiên? A. Gọi cấp cứu y tế. B. Dùng tay nhặt ống hóa chất đã vỡ vào thùng rác. C. Lấy tay hót hóa chất bị đổ vào ống hóa chất khác. D. Trải giấy thấm lên dung dịch đã bị đổ ra ngoài. Câu 11. Dụng cụ hình bên gọi là gì và có tác dụng gì? A. Ống pipet, dùng để lấy hóa chất. B. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm. C. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm. D. Ống bơm tiêm, dùng để chuyển hóa chất cho cây trồng. Câu 12: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành. D. Tất cả các ý trên. Câu 13: Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần: A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành B. nhờ bạn xử lí sự cố C. tự xử lí và không thông báo với giáo viên D. tiếp tục làm thí nghiệm Câu 14. Cấu tạo của kính lúp: A. Tấm kính, khung kính, tay cầm. B. Ống kính, khung kính, tay cầm. C. Khung kính, tay cầm. D. Ống kính, khung kính, vật kính. Câu 15. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng? A. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính. B. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính. C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính. D. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính. Câu 16. Đâu không phải là cách bảo quản kính lúp? A. Lau chùi kính bằng khăn bẩn. B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính để rửa.
- C. Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm. D. Để kính lên bề mặt phẳng. Câu 17.Vật dụng nào sau đây có thể coi giống như kính hiển vi quang học? A. Ti vi B. Kính cận C. Kính lão D. Máy camera Câu 18: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 19: Giới hạn đo của một thước là: A. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. B. chiều dài lớn nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 20. Độ chia nhỏ nhất của một thước là: A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước. B. Số nhỏ nhất ghi trên thước. C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn. D. Độ lớn nhất ghi trên thước. Câu 21. Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau: 1. Khối lượng của một con heo là 60… 2. Khối lượng của một chiếc xe tải là 2,5… 3. Khối lượng của một túi đường là 1… A. 60 tạ; 2,5kg; 1kg. B. 60kg; 2,5kg; 1g. C. 60kg; 2,5 tấn; 1kg. D. 60 tạ; 2,5 tấn; 1kg. Câu 22. Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng? A. 200g. B. 298g. C. 105g. D. 302g. Câu 23: Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là A. 1g. B. 5g. C. 10g. D. 100g. Câu 24: Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? A. Thước. B. Đồng hồ. C. Cân. D. Lực kế. Câu 25: Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ sôi của nước là: A. 00C B. 1000C C. 500C D. 2120C Câu 26. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ bấm giây. C. Đồng hồ treo tường. D. Đồng hồ để bàn. Câu 27. Mẹ Lan dặn Lan ra chợ mua 5 lạng thịt nạc răm. 5 lạng có nghĩa là A. 50g B. 500g C. 5g D. 0,05kg Câu 28. Một tiết học bắt đầu từ 7h15 phút đến 8h00 phút. Vậy thời gian một tiết học bao nhiêu? A. 0,25 giờ. B. 0.2 giờ. C. 0,3 giờ. D. 0,75 giờ. Câu 29. Biển báo giao thông hình tròn trên có ghi 5T được gắn ở đầu của một số cây cầu mang ý nghĩa: A. Tải trọng của cầu là 5 tấn (xe 5 tấn trở xuống được phép qua cầu). B. Tải trọng của cầu là 5 tạ (xe 5 tạ trở xuống được phép qua cầu). C. Bề rộng của cầu là 5 thước. D. Bề cao của cầu là 5 thước. Câu 30. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là : A. Độ Celsius. B. Độ Fahrenheit. C. Độ Delisle. D. Độ Kelvin. Câu 31. Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt độ Xen – xi – út sang nhiệt độ Fahrenheit nào sau
- đây là đúng? A. t0F = (t (0C) x 1,8) + 32. B. t0C = (t + 273)0K. C. t0K = (T - 273)0C. D. t0F = C. Câu 32: Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây? A. Thừa khí ôxi B.Thiếu dinh dưỡng C. Thiếu khí cacbônic D. Vừa đủ ánh sáng Câu 33. Trong các tính chất sau, đâu là tính chất hoá học của sắt? A. Là chất rắn, màu xám, có ánh kim. B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. C. Bị nam châm hút. D. Các đồ vật có chứa sắt để lâu ngoài không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp. Câu 34. Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Thể tích của chất lỏng. B. Nhiệt độ. C. Gió. D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 35: Cho các tính chất sau: tính tan trong nước, tính chất cháy, bị phân hủy, tác dụng với chất khác. Tính chất vật lí là: A. tính tan trong nước B. tính chất cháy C. bị phân hủy D. tác dụng với chất khác Câu 36: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất: A. đường tan vào nước C. tuyết tan B. kem chảy lỏng khi để ngoài trời D. cơm để lâu bị mốc Câu 37. Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy? A. Mỡ lợn tan khi đun nóng. B. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần. C. Thiếc bị tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào. D. Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng. Nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián. Câu 38: Cho hiện tượng sau: “Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau, …” Hiện tượng trên thể hiện sự chuyển thể của aluminium (nhôm) lần lượt là: A. Sự bay hơi, sự đông đặc B. Sự nóng chảy, sự đông đặc C. Sự đông đặc, sự sôi D. Sự ngưng tụ, sự nóng chảy Câu 39. Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây: A. Chất đốt, nhiệt và oxygen.. B. Nhiệt, oxygen và nitrogen. C. Chất đốt, nhiệt và nitrogen. D. Nhiệt, oxygen và carbon dioxide Câu 40: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng? A. Không mùi và không vị. B. Cần thiết cho sự sống. C. Thực hiện quá trình quang hợp ở động vật. D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Câu 41: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen. Câu 42: Hoạt động nông nghiệp nào sau đâỵ không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trổng. D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trổng. Câu 43. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? A.Trời nắng nóng. B. Trời nhiều gió. C. Trời hanh khô. D. Trời lạnh. Câu 44. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D. Bay hơi Câu 45. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?
- A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng B. Hình thành sấm sét C. Tham gia quá trình quang hợp của cây D. Tham gia quá trình tạo mây Câu 46. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Xi măng B. Thủy tinh C. Nhựa composite D. Thép xâydựng Câu 47: Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất? A. Du lịch B. Sản xuất nhiệt điện C. Sản xuất phẩn mềm tin học D. Giao thông vận tải Câu 48: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế D. Bảo vệ môi trường Câu 49. Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. B. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường. C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 50. Kí hiệu nào biểu thị cho loại nhựa PS (nhựa polystiren), thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh, … và là loại nhựa độc hại, không thể tái chế. A. . B. . C. . D. . Câu 51. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng D. Hòa tan muối vào nước Câu 52. Chất ở thể nào dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng? A. Thể khí. B. Thể rắn. C. Thể lỏng. D. Thể dẻo. Câu 53. Trên vỏ một hộp sữa có ghi 450g. Số ghi đó cho biết điểu gì? A. Khối lượng của hộp sữa. B. Trọng lượng của sữa trong hộp. C. Trọng lượng của hộp sữa. D. Khối lượng của sữa trong hộp. Câu 54. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 55. Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm 3 nước, đang đựng 80 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích vật rắn là A. 60 cm3. B. 40 cm3. C. 50 cm3. D. 30 cm3. Câu 56: Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen.Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là: A. 13650 lít B. 54600 lít C. 68250 lít D. 9750 lít Câu 57. Khí thải của các lò vôi, lò gạch sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với môi trường không khí? A. Thải ra khí carbon dioxide và các khi độc hại khác gây ô nhiễm môi trường không khí B. Giúp không khí trong lành C. Tăng cường khí oxygen cho môi trường không khí D. Giúp điều hòa khí hậu
- Câu 58. hát biểu sai khi nói về tác dụng của việc trồng cây thuỷ sinh trong bể cá là: A. Cây thủy sinh quang hợp ra oxygen cung cấp cho cá trong bể. B. Tạo môi trường tự nhiên trong bể. C. Tạo nơi trú và nơi sinh sản cho cá. D. Không cần cung cấp thêm thức ăn cho cá. Câu 59. Thành phần không khí sạch gồm: A. 78% N2; 16% O2; 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2 …. B. 78% N2; 18% O2; 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl …. C. 78% N2; 20% O2; 2% hỗn hợp CO2, H2O, bụi ….. D. 78% N2; 21% O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2 …. Câu 60. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác. D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. II. TỰ LUẬN Câu 1. Bạn Vy cùng bạn Khang chơi thả diều. a. Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b. Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi? Câu 2. Nhiệt kế y tế có giới hạn đo theo thang nhiệt độ Xenxiut là từ 35 oC đến 42oC. Nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là bao nhiêu? Câu 3. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình: a) Một thể tích không khí là bao nhiêu? b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxỵgen chiếm 1/5 thể tích không khi') ? Câu 4. Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50°C . Đường nhựa bị chảy ra khi nắng nóng ở Ấn Độ a) Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì? b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì vể nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường? c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để "cứu" mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra hiện tượng như trên. Câu 5. Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. a) Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn? b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào? c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 82 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 70 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn