Bài thuyết trình: Kĩ năng, kĩ xảo trí tuệ
lượt xem 7
download
Bài thuyết trình "Kĩ năng, kĩ xảo trí tuệ" gồm có các nội dung báo cáo: Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở Tiểu học và giúp đỡ các em gặp khó học, sự hình thành kĩ năng kĩ xảo, sự phát triển trí tuệ. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Kĩ năng, kĩ xảo trí tuệ
- Bài thuyết trình kĩ năng, kĩ xảo trí tuệ
- Các nội dung báo cáo Phát hiện và bồi dưỡng HS có năng khiếu ở tiểu học và giúp đỡ các em khó học Sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo Sự phát triển trí tuệ
- 3.3 Sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo 3.3.1 Các kĩ năng, kĩ xảo, thói quen: 1) Kĩ năng, kĩ xảo *Khái niệm: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức vào thực hiện một hành động. Kĩ xảo là hành động được cũng cố và tự động hóa nhờ luyện tập. *Ví dụ: Một số kĩ năng thường gặp trong cuộc sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ nãng viết chữ đẹp, kĩ năng sống, Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứ u, Giáo viên cần có kĩ năng hợp tác trong dạy học …….. Kĩ xảo: dân quê rất thành thạo việc đi cầu khỉ, tập chạy xe đạp…..
- Các quy luật hình thành kĩ xảo *Khi hình thành kĩ xảo cho học sinh tiểu học, cần chú ý đến các quy luật hình thành kĩ xảo: Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều: +Có những loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh sao đó chậm dần. +Có những loại kĩ xảo khi mới bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ chậm ,nhưng đến một giai đoạn nào đó nó lại tăng nhanh. +Có những trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sao đó t ăng dần. ⇒ Khi hình thành kĩ xảo cần kiên trì không nóng vội, không chủ quan để luyện tập có kết quả. Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập: Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất có thể có đối với nó, gọi là "đỉnh của phương pháp đó. Muốn đạt dược kết quả cao hơn thì phải t hay đổi phương pháp tập luyện để có "đỉnh “ cao hơn.
- Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới: +Trong quá trình luyện tập kĩ xảo mới, những kĩ xảo cũ đã có người học ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ xảo mới, sự ảnh hưởng này có t hể tốt hoặc xấu: Ảnh hưởng tốt: làm cho quá trình hình thành kĩ xảo mới nhanh hơn, d ễ dàng hơn, bền vững hơn, người ta gọi đó là sự di chuyển kĩ xảo. Ảnh hưởng xấu: gây cản trở, khó khăn cho sự hình thành kĩ xảo ngư ời ta gọi đó là sự giao thoa kĩ xảo. Quy luật dập tắt kĩ xảo: Khi kĩ xảo được hình thành, nếu không sử dụng, luyện tập cũng cố t hường xuyên thì sẽ bị suy yếu cuối cùng sẽ bị dập tắt. => Cho thấy vai trò của văn ôn võ luyện.
- 2 Thói quen *Khái niệm: thói quen là hành động tự động hóa ăn sâu vào nếp sống, nếp sinh hoạt của c on người, trở thành nhu cầu của con người. Thói quen có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống và học tập của học sinh tiểu học. Thói quen tốt sẽ tạo ra cho các em có tính tổ chức và kĩ năng điều chỉnh cuộc sống của b ản thân của các em. Thói quen xấu cản trở đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học *Thói quen của học sinh tiểu học hình thành chủ yếu bằng các con đường: lặp đi lặp lại hành động, bắt chước và bằng giáo dục, tự giáo dục. Các điều kiện để giáo dục các thói quen tốt cho học sinh tiểu học: +Làm cho học sinh thấy được và tin tưởng vào sự cần thiết phải có những thói quen đó. +Tổ chức điều kiện khách quan để hình thành các thói quen tốt cho học sinh, như phòng ă n có chậu nước rửa tay, khăn lau tay,…. +Hình thành khả năng tự kiểm soát của học sinh đối với việc thực hiên các thói quen của cá nhân +Đấu tranh tích cực với các thói quen xấu, có hại nảy sinh ở học sinh một cách tự phát ha y bắt chước ( hình thức nội lực bên trong trẻ)
- 3.3.2 Việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong dạy học tiểu học 1) Một số các kĩ năng kĩ xảo cần hình thành cho học sinh Những kĩ năng kĩ xảo trong học tập: Các kĩ năng và kĩ xảo cơ bản: đọc, viết, tính toán. Mỗi môn cần có những kĩ năng kĩ xảo riêng. Ngoài ra, học sinh tiểu học còn cần phải có những kĩ năng, kĩ xảo chung như kĩ năng, kĩ xảo đặt kế hoạch, kiểm tra, hệ thống hóa…… Kĩ năng kĩ xảo lao động: Việc hình thành kĩ năng kĩ xảo lao động tự phục vụ, lao động giản đơn là việc rất q uan trọng ở nhà trường tiểu học.. Ví dụ kĩ năng kĩ xảo sử dụng công cụ sản xuất, k ĩ năng kĩ xảo chăm sóc cây trồng, chăn nuôi gia súc Kĩ năng kĩ xảo vệ sinh: học sinh tiểu học cần phải có các kĩ năng cần thiết theo đú ng quy tắc vệ sinh như đánh răng, rửa mặt, tắm giặc, chạy, nhảy, bơi lội, bóng đá ….. Kĩ năng kĩ xảo về hành vi: Kĩ năng kĩ xảo hành vi như đứng ngồi ngay ngắn, ra vào lớp đúng lối, biết cách chà o thầy cô, giơ tay phát biểu đúng quy định…Những kĩ năng kĩ xảo này khi đã gắn v
- 3.3.2 Một số yêu cầu đối với kĩ năng kĩ xảo Một số yêu cầu đối với việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen : Làm cho học sinh ham thích luyện tập. Luyện cho học sinh có thói quen giữ vở sạch viết chữ đ ẹp, vượt khó trong học tập. Làm cho học sinh hiểu được cách thức luyện tập. Khi hướng dẫn một hành động hoặc một cô ng việc gì đó cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu tỉ mỉ để hướng dẫn từng thao tác sa u đó mới luyện tập cho nhanh cho khéo. Cần phải chỉ ra kịp thời những sai sót của học sinh. Những chỉ dẫn của giáo viên về những sai sót trong phương pháp hành động và sự đánh giá mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được với mụ c đích đề ra có ý nghĩa quan trọng. Biết kết quả và hiểu nguyên nhân của sự sai sót trong hành đ ộng là một trong những điều kiện chủ yếu để chuyển từ kĩ năng sang kĩ xảo nhanh chóng. Phải tiến hành luyện tập có hệ thống và liên tục, việc luyện tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: Từ chỗ dạy cho các em đọc được, đọc đúng đến đọc lưu loát và diễn cảm Phải kiểm tra và đánh giá kết quả luyện tập. Khi luyện tập giáo viên phải theo dõi, uốn nắn kị p thời những sai sót của học sinh ngay từ đầu. Quan trọng giáo viên phải làm đúng mẫu. Sau đó để các em tự làm và giáo viên theo dõi đánh giá. Điều quan trọng là giáo viên phải dạy cho các e m tự kiểm tra, dần dần sẽ hình thành thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá hành động của mình. Phải củng cố những kĩ năng kĩ xảo và thói quen đã được hình thành. Ở tuổi học sinh tiểu học, kĩ năng kĩ xảo, thói quen dễ hình thành nhưng chưa bền vững nên việc củng cố kĩ năng, kĩ xảo l
- 3.4 SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 3.4.1 Trí tuệ và sự phát triển trí tuệ Khái niệm: “Trí tuệ là một cấu trúc động tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong hoạt động , do những điều kiện lịch sử văn hóa quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích của hiện thực ấy “. Khái niệm trên đã chứa đựng những đặc trưng cơ bản của trí tuệ : - Trí tuệ bao gồm những thành phần nhận thức và biểu hiện ở khả năng nhận thức được bản chất của vấn đề, sự vật hiện tượng. - Trí tuệ được thực hiện trong hoạt động và trước hết là: hoạt động sáng tạo ra các công cụ mới, phương pháp mới cho phù hợp với hoàn cảnh m ới. - Trí tuệ chịu sự chi phối của các điều kiện văn hóa lịch sử cho nên trí tu ệ đại diện cho một giai đoạn lịch sử nhất định, một thời kì phản ánh lịc h sử nhất định.
- 3.4.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Các nhà tâm lí học cho rằng mỗi giai đoạn phát triển trí tuệ có thể đạt được ở một độ tuổi nhất định. Piaget đã chia sự phát triển trí tuệ thành 4 giai đoạ n: - Giai đoạn của cảm giác vận động ( từ 2 đến 3 tuổi): trong giai đoạn này, trẻ em chỉ phản ứng đối với cảm giác (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác) đối với cử động của các em - Giai đoạn tiền thao tác ( 27 tuổi): trong giai đoạn này trẻ chưa thể tiến hành các thao tác trí tuệ trong trí óc một cách đầy đủ, thao tác trí tuệ thay thế dần các thao tác chân tay. Cuối giai đoạn này học sinh đến trường. - Giai đoạn thao tác cụ thể (7 đến 11 tuổi): trong giai đoạn này học sinh có thể tiến hành những khảo nghiệm khoa học như trồng rau, hoa, trong nh ững điều kiện đấtt nước khác nhau, các em có thể phân biệt sự trưởng t hành của cây và tiến hành quan sát có hiệu quả. Học sinh đạt đến trình đ ộ thao tác cụ thể, nắm được những khái niệm phức tạp. - Giai đoạn thao tác hình thức ( 11 tuổi trở lên): học sinh có thể tiến hành t hao tác trí tuệ không cần sự trợ giúp của các vật liệu cụ thể.
- 3.4.3 DẠY HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HS TIỂU HỌC 1) Dạy học và sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học Mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ học sinh : Chiều thứ nhất: dạy học có vai trò quyết định đến sự phát triển trí tuệ học sinh + Kiểu dạy học, phương thức dạy học quy định chiều hướng phát triển trí tuệ của người học. Theo kiểu dạy học truyền thống sẽ phát triển mạ nh về trí nhớ. Còn theo kiểu dạy học theo hướng tích cực thì tư duy là s ản phẩm nhiều nhất và cao nhất của người học. + Dạy học cung cấp cho học sinh một hệ thống các tri thức, các khái ni ệm khoa học chứa đựng trong các môn học, tạo tiền đề cho sự phát triể n trí tuệ của học sinh.
- + Các quá trình nhận thức như khả năng quan sát, trí nhớ tư duy trừu tượng, tưởng tượng sáng tạo đều được hình thành trong hoạt động d ạy học của người giáo viên. + Không chỉ quá trình nhận thức mà các phẩm chất của nhân cách nh ư nhu cầu nhận thức, tính cách như nhu cầu nhận thức, tính cách, ý c hí,tình cảm… cũng được hình thành trong quá trình dạy chữ. + Các thao tác trí tuệ cơ bản : phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượn g và khái quát hóa được hình thành trong dạy học. Các thao tác trí tuệ vừa là phương tiện để học chữ, học khái niệm khoa học, vừa là sản phẩm, hệ quả của học chữ, dạy chữ cho học sinh.
- Chiều thứ hai, trí tuệ nói riêng và các chức năng tâm lí khác trong nhân cách sau khi được hình thành và phát triển lại có ảnh hưởng đến quá trình dạy h ọc, quá trình lĩnh hội tri thức. Hiện nay có ba nhóm quan niệm về vấn đề d ạy học và sự phát triển trí tuệ của học sinh: +Quan niệm thứ nhất, dạy học và sự phát triển trí tuệ độc lập nhau, dạy họ c và song song và dựa trên kết quả của sự phát triển trí tuệ, làm bộc lộ sự p hát triển. +Quan niệm thứ hai, đồng nhất dạy học với phát triển trí tuệ. Dạy học và p hát triển trí tuệ chồng khít lên nhau. +Quan niệm thứ ba, dạy học đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển , dạy học là quá trình chuyển đổi liên tục giữa hai vùng phát triển “ vùng ph át triển hiện đại “ và “ vùng phát triển gần nhất“ => dạy học và phát triển trí tuệ có sự tác động qua lại chặt chẽ. Sự phát tri ển trí tuệ vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức, của hoạt động học t ập.
- 2) Một số phương hướng tăng cường cho sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học Hệ thống thực nghiệm dạy học của Dancop: Những nét chủ yếu trong hướng nghiên cứu của ông là: + Tôn trọng vốn sống của trẻ khi dạy học.=> Kích thích lòng ham muốn họ c tập, sự tìm tòi và khả năng tự học của các em, hệ thống hóa chính xác hóa, khoa học hóa vốn kinh nghiệm của trẻ và tạo điều kiện cho chúng học tập một cách thoải mái. + Xây dựng nội dung dạy học ở mức độ khó khăn cao và nhịp độ học nhanh .=> góp phần thúc đẩy trẻ phải huy động tối đa năng lực trí tuệ trong học t ập. + Nâng tỉ trọng tri thức lí luận khái quát trong tài liệu học tập. + Làm cho học sinh có ý thức về toàn bộ quá trình học tập và tự giác khi họ c. => Những đặc trưng trên nói lên tính toàn diện và tác động lẫn nhau để kích thích tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh. Mặt khác, cách dạy này g óp phần xây dựng động cơ đích thực, phát triển nhu cầu nhận thức, khả năn
- Hệ thống thực nghiệm của V.V.Đavưđốp Thực nghiệm dạy học của Đavưđốp có bốn nguyên tắc cơ bản (Xuất phát t ừ quan niệm của A.N.Leeonchiev): +Khái niệm khoa học cung cấp cho học sinh không phải là những khái niệm có sẵn. + Cho học sinh phát hiện mối liên hệ xuất phát và và bả chất của khái niệm . Chính những mối liên hệ này giúp cho các em xác định nội dung và cấu trú c của khái niệm. Hồi phục mối liên hệ ấy bằng mô hình và kí hiệu. Điều đó cho phép học si nh nắm được các mối liên hệ ấy dưới dạng thuần khiết. + Giúp cho học sinh kịp thời chuyển dần từ các hành động trực tiếp với sự vật sang hành động trí tuệ.
- Những nguyên tắc chỉ đạo trên đây đã được quán triệt trong quá trình hình t hành khái niệm khoa học cho học sinh tiểu học. + Quá trình hình thành khái niệm khoa học không dựa trên quan sát, so sánh những tính chất bề ngoài của sự vật và hiện tượng mà trên cơ sở tổ chức h oạt động đối với đối tượng để phát hiện ra những mối liên hệ bản chất củ a đối tượng đó. + Dạy cho học sinh nắm được cái chung, cái tổng quát, trừu tượng trước kh i nắm bắt cái cụ thể riêng lẽ. - Lí thuyết hình thành hành động trí óc theo giai đoạn của Ia.Galperin Có năm giai đoạn chuyển khái niệm hình thức vật chất bên ngoài và bên tro ng: + Giai đoạn định hướng: cơ sở định hướng : nhiệm vụ chủ yếu và nội dung chính của bước thứ nhất trong quá trình hành động.=> Quy định quá trình hướng vào việc làm. + Giai đoạn hành động với đồ vật hay vật chất hóa :
- + Giai đoạn hành động với lời nói to: Sau khi đã đạt chất lượng cao của hành động vật chất hay vvatj chất hóa ( tổng hợp rút gọn và thành thạo ) bắt đầu chuyển sang giai đoạn tiếp theo: tách đối tư ợng ra khỏi chỗ dựa vật chất và chuyển thành hành động với lời nói to. Như vậ y, chuyển hành động vào dạng ngôn ngữ không phải là cách diễn đạt hành động trong ngôn ngữ, mà là cách thực hiện hành động với đồ vật bằng ngôn ngữ. + Giai đoạn hành động với lời nói thầm: đây là quá trình cấu tạo lại ngôn ngữ, q uá trình tạo lại ngôn ngữ, quá trình tạo ra biểu tượng của hình ảnh âm thanh. + Giai đoạn rút gọn: Giai đoạn này xảy ra từ khi việc luyện tập nói thầm đã trở nên thành thạo. San g giai đoạn nói thầm và rút gọn, ngôn ngữ chỉ đủ cho mình. Đến đây hành đọng ben ngoài đã chuyển thành hành động bên trong, cái vật chất đã chuyển thành cái tinh thần.
- 3.5 PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HS CÓ NĂNG KHIẾU Ở TIỂU HỌC VÀ GIÚP ĐỠ CÁC EM KHÓ HỌC 1. Dấu hiệu nhận biết trẻ có khiếu Đã có nhiều công trình nghiên cứu việc xác định tiêu chí nhận diện ra trẻ có khiếu trên th ế giới hiện nay. Sau đây là một số tiêu chí cơ bản để nhận diện năng khiếu theo tài liệu của đại học Osnabrucken – Đức: +Ngôn ngữ phát triển cao hơn so với trẻ cùng lứa: vốn từ lớn diễn đạt tốt. +Đọc nhiều và có khả năng đọc sách không dành cho lứa tuổi. Ví như trẻ học lớp 1 có th ể đọc trôi chảy, viết chính tả tốt ngững từ vựng khó của sách lớp trên. +Luôn muốn tự giải quyết công việc riêng và dễ dàng đạt tới kết quả cao. +Không bằng lòng với kết quả và nhịp điệu làm việc, muốn đạt tới sự hoàn hảo. Để có b ản Sonate hoàn hảo thì ngoài ý tưởng ban đầu, Moda còn chỉnh sửa, gia công bài nhạc rất nhiều lần. Muốn có sản phẩm tốt thì cách gia công các giai đoạn phát sinh ra sản phẩm là rất quan trọng nhằm tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. +Quan tâm tới nhiều vấn đề của người lớn: tôn giáo, kinh tế, chính trị, lịch sử, giới tính/ không chấp nhận quyền uy, có tinh thần phê phán. Êdixơn khi học tiểu học luôn hỏi thầy giáo mọi điều, thậm chí Êdixơn còn nghi ngờ lời giải của thầy, hoài nghi vấn đề qua câu trả lời.
- 2. Làm thế nào để bồi dưỡng trẻ có năng khiếu ? Hiện tại một số nhà nghiên cứu phân chia ra 3 loại phương pháp chính để nghiên cứu: kh ả năng tập trung, trí nhớ và tư duy logic. +Phương pháp nghiên cứu khả năng tập trung đơn giản nhất được gọi là mẫu hiệ u chỉnh. Người được kiểm tra được trao một tờ giấy mẫu có nhiều chữ cái khác nhau 40 hàng x 40 chữ cái/hàng. Đứa trẻ cần phải xem kỹ các hàng chữ, gạch dưới những chữ đã có ở cá c hàng thứ nhất. Với thời gian quy định để làm việc này là 5 phút, mức độ chú ý trung bìn h đối với học sinh tiểu học là 550 chữ cái, trung học cơ sở là 700 và trung học phổ thông là 850. Còn phải kể đến phương pháp Munsterberg: một đoạn văn bản lẫn lộn các chữ cá i có thể có nhiều từ khác nhau. Nhiệm vụ của người được kiểm tra là trong vòng 2 phút tì m và gạch dưới tất cả những từ này. + Các “công nghệ” đánh giá trí nhớ cũng có không ít. Một phép thử phổ biến được gọi là “trí nhớ thao tác”. Chuyên gia thử nghiệm sẽ đọc 10 h àng số, mỗi hàng có 5 số. Nhiệm vụ của người trả lời là ghi nhớ 5 số trong hàng vừa đư ợc đọc, sau đó trong đầu phải cộng nhẩm số thứ nhất với số thứ hai, số thứ hai với số th ứ ba và cứ tiếp tục như vậy. Khoảng cách giữa mỗi lần đọc xong một hàng số là 15 giây. Mức trung bình đối với học sinh tiểu học là 20 số (tất cả có 40 đáp số), trung học cơ sở l à 25 số và trung học phổ thông là 30 số. Nếu vượt qua được mức này, có thể nói học sinh đó có năng khiếu về toán.
- 3.Một số điều lưu ý khi dạy trẻ có năng khiếu Lưu tâm đến những gì trẻ thể hiện để vạch hướng phát triển đúng đắn. Đây là điều hết sức cần thiết vì sẽ tránh được các ngộ nhận hoang tưởng khiến con cái thì quá tải còn cha mẹ lại mệt mỏi và thất vọng. Cha mẹ nên tạo điều kiện, phương tiện tốt nhất có thể cho trẻ học tập và rèn luyện để trẻ p hát triển năng khiếu ngày một tốt . Nếu biết con mình có khiếu thì phụ huynh nên trao đổi với nhà trường, giáo viên dạy trực tiếp trẻ. Điều này giúp trẻ dễ hòa nhập môi trường bạn bè đồng thời trẻ nhanh chóng nhận được c ách dạy dỗ hiệu quả nhưng vẫn gắn với sự phát triển cá biệt của trẻ. Nếu có thể thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có khiếu chơi với bạn bè có cùng năng khiếu. Trẻ sẽ dễ thích ứng với môi trường năng khiếu như nhau, do đó hòa nhập và phấn đấu thi đua thì trẻ sẽ tiến bộ hơn. Tất nhiên điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Bởi vì không phải ai cũn g làm được và làm đúng hướng, đúng quy luật phát triển của trẻ. Trẻ sẽ dễ bị hụt hẫng nếu cha mẹ không đáp ứng, thậm chí nản lòng khi cha mẹ không lưu tâ m trả lời câu hỏi của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần dành thời gian nghiêm túc để trả lời trẻ. Cha mẹ nên chú ý khen thưởng, khuyến khích trẻ chia sẻ từ đó hiểu trẻ hơn và kích thích hứng thú ha m hiểu biết của trẻ. Lắng nghe trẻ trình bày các ý kiến của mình, khuyến khích trẻ phát biểu và giúp xây dựng sự tự tin vào bản thân ở trẻ. Chủ động giúp trẻ theo đuổi sở thích. Chẳng hạn một đứa trẻ ham học toán sẽ hứng thú giải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA KHOA TIẾNG ANH
5 p | 1924 | 235
-
Bài tập lớn Vật liệu kim loại cơ khí
15 p | 530 | 105
-
Bài thuyết trình: Kĩ năng ra quyết định trong quản trị
34 p | 483 | 95
-
Bài thuyết trình Ngữ văn 11 Bài Câu cá mùa thu (Thu điếu)
19 p | 864 | 57
-
Bài thuyết trình: Kỹ thuật máy chụp X-Quang số
36 p | 291 | 54
-
Báo cáo y học hạt nhân và kĩ thuật xạ trị đề tài" Lí thuyết động học của electron tring Klystron"
24 p | 152 | 22
-
Bài thuyết trình Kỹ năng tìm nơi trú ẩn
58 p | 151 | 20
-
Chuyên đề: Kĩ năng sinh tồn trong sa mạc
22 p | 160 | 18
-
Bài thảo luận học phần: Xác suất và Thống kê Toán
20 p | 137 | 12
-
Bài thuyết trình Cao su EPDM
23 p | 182 | 11
-
Bài thyết trình: Những kĩ năng cần thiết cho tân sinh viên
8 p | 139 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn