BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.<br />
KHOA SINH HỌC<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ<br />
NĂM 2000-2001<br />
<br />
ĐỀ TÀI:<br />
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH<br />
KHÁNG PHÂN BÀO IN VITRO CỦA<br />
GOSSYPOL VÀ PLUMBAGIN<br />
MÃ SỐ: CS 2000-15<br />
<br />
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI<br />
T.S Dƣơng Thị Bạch Tuyết<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tháng 11 năm 2002<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.<br />
KHOA SINH HỌC<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ<br />
NĂM 2000-2001<br />
<br />
ĐỀ TÀI:<br />
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH<br />
KHÁNG PHÂN BÀO IN VITRO CỦA<br />
GOSSYPOL VÀ PLUMBAGIN<br />
MÃ SỐ: CS 2000-15<br />
<br />
Nhóm thực hiện:<br />
Dƣơng Thị Bạch Tuyết *<br />
Nguyễn Đăng Quân **<br />
Phan Kim Ngọc **<br />
Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng *<br />
* Khoa Sinh học - Đại học Sƣ Phạm Tp. Hồ Chí Minh<br />
** Khoa Sinh học - Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tháng 11 năm 2002<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1<br />
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 2<br />
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH UNG THƢ ...................................................... 2<br />
1. Bản chất của bệnh ung thƣ ............................................................................................. 2<br />
2. Sự khác nhau của mỗi loại ung thƣ: ............................................................................... 2<br />
3. Có thể phòng ngừa đƣợc nhiều loại ung thƣ .................................................................. 5<br />
II. ĐẠI CƢƠNG VỀ CƠ CHẾ SINH BỆNH UNG THƢ ......................................................... 5<br />
1. Đại cƣơng về khối u và lịch sử nghiên cứu ................................................................... 5<br />
2. Tế bào ung thƣ ............................................................................................................... 6<br />
3. Sơ lƣợc về cơ sở sinh học phân tử của ung thƣ ............................................................. 8<br />
III. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC CHỮA UNG THƢ .................................................................. 9<br />
1. Cơ chế tác động của thuốc chữa ung thƣ ....................................................................... 9<br />
2. Sự kháng thuốc của tế bào ung thƣ ................................................................................ 9<br />
3. Độc tính của các thuốc chữa ung thƣ ........................................................................... 10<br />
IV. ĐẠI CƢƠNG VỀ NUÔI CẤY TẾ BÀO ĐỘNG VẬT ..................................................... 11<br />
1. Đặc điểm của tế bào động vật ...................................................................................... 11<br />
2. Môi trƣờng nuôi cây tế bào động vật ........................................................................... 12<br />
PHẦN III: VẬT LIỆU - PHƢƠNG PHÁP .............................................................................. 15<br />
I. VẬT LIỆU ............................................................................................................................ 15<br />
1. Gossypol ...................................................................................................................... 15<br />
2. Plumbagin .................................................................................................................... 16<br />
3. Các dòng tế bào ung thƣ .............................................................................................. 17<br />
II. PHƢƠNG PHÁP ................................................................................................................. 18<br />
1. Phƣơng pháp nuôi cấy tế bào: ...................................................................................... 18<br />
2. Phƣơng pháp đếm tế bào với trypan blue (Trypan blue exclusion assay): .................. 18<br />
3. Phƣơng pháp MTT (MTT assay): ................................................................................ 19<br />
4. Phƣơng pháp clonogenic (clonogenic assay): .............................................................. 20<br />
5. Phƣơng pháp xử lý thống kê ........................................................................................ 20<br />
PHẦN IV: KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN ..................................................................................... 21<br />
I. TÁC ĐỘNG CỦA GOSSYPOL LÊN TẾ BÀO RD VÀ HEp2 ........................................... 21<br />
II. TÁC ĐỘNG CỦA PLUMBAGIN LÊN TẾ BÀO RD VÀ HEp2 ...................................... 23<br />
PHẦN V: KẾT LUẬN ............................................................................................................. 27<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 28<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thƣ là một trong những bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tử vong cao trên thế giới<br />
cũng nhƣ ở Việt Nam. Đây là dạng bệnh lý có liên quan đến hiện tƣợng rối loạn trong quá<br />
trình điều hòa sự phân chia tế bào ở các mô trong cơ thể. Khối u hình thành do những tế bào<br />
ung thƣ phân chia liên tục không đƣợc kiểm soát, ban đầu khối u định vị tại một mô nhƣng<br />
sau đó tế bào ung thƣ có thể di căn khắp cơ thể, làm cơ thể suy kiệt và dẫn đến tử vong. Ung<br />
thƣ hiện vẫn là vấn đề nan giải của Y học, ngƣời ta vẫn chƣa tìm ra hoạt chất hay phƣơng<br />
pháp nào điều trị hữu hiệu tất cả các dạng ung thƣ.<br />
Nghiên cứu về bệnh ung thƣ và cách chữa trị ung thƣ là lĩnh vực rất đƣợc quan tâm<br />
trên thế giới. Đã có nhiều tổ chức, viện nghiên cứu ung thƣ đƣợc thành lập ở nhiều quốc gia<br />
trên thế giới nhƣ: American Association Cancer Research, Australian Cancer Society, British<br />
Association for Cancer Research, National Cancer Institute of Canada, European Association<br />
for Cancer Research . . . Nhiều nghiên cứu về bệnh ung thƣ và cách chữa trị ung thƣ đƣợc<br />
thực hiện trên thế giới và đã đạt đƣợc nhiều hiểu biết về cơ chế phân tử của sự phân bào, cơ<br />
chế phân tử của bệnh ung thƣ, các phƣơng thức hữu hiệu để tiêu diệt hay ngăn cản sự phát<br />
triển của tế bào ung thƣ và gần đây nhất là giải Nobel Sinh lý và Y học năm 2001 cũng là<br />
những phát hiện liên quan đến các protein tham gia vào quá trình phân bào và ung thƣ.<br />
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới với nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú, trong đó<br />
có thể sẽ có nhiều cây thuốc với những hoạt chất kháng ung thƣ mạnh có thể ứng dụng vào<br />
điều trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hoạt chất kháng ung thƣ ở nƣớc ta không nhiều.<br />
Trƣớc tình hình đó, việc phát triển những phƣơng pháp thử nghiệm nhằm xác định<br />
hoạt tính kháng ung thƣ của các chất chiết xuất từ thực vật là cần thiết, từ đó nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam và làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu<br />
hơn. Để bƣớc đầu thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính kháng phân<br />
bào của 2 hoạt chất gossypol và plumbagin có nguồn gốc từ cây thuốc dân gian đƣợc biết là<br />
có khả năng kháng ung thƣ [11,13] trên hai dòng tế bào ung thƣ của ngƣời trong điều kiện in<br />
vitro.<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH UNG THƢ<br />
1. Bản chất của bệnh ung thƣ<br />
Ung thƣ là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thƣ,<br />
tế bào tăng sinh vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát và phát triển của<br />
cơ thể.<br />
Đa số ngƣời bị ung thƣ hình thành các khối u. Khác với khối u lành tính (chỉ phát<br />
triển tại cho thƣờng rất chậm, có vỏ bọc chung quanh), các khối u ác tính (ung thƣ) xâm lấn<br />
vào các tổ chức lành xung quanh giống nhƣ hình "con cua" với các càng cua bám vào các tổ<br />
chức lành trong cơ thể hoặc giống nhƣ rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có<br />
khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hay các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối<br />
cùng dẫn đến tử vong.<br />
Đa số ung thƣ có biểu hiện mãn tính, có quá trình phát sinh và phát triển lâu dài qua<br />
nhiều giai đoạn. Trừ một số nhỏ ung thƣ ở trẻ em có lẽ do đột biến gen ở giai đoạn bào thai,<br />
còn phần lớn ung thƣ đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu<br />
hiệu gì trƣớc khi phát hiện thấy dƣới dạng các khối u. Khi các khối u phát triển nhanh mới có<br />
triệu chứng ung thƣ. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi ung thƣ ở vào giai đoạn cuối.<br />
<br />
2. Sự khác nhau của mỗi loại ung thƣ:<br />
Ngƣời ta biết đƣợc có đến 200 loại ung thƣ khác nhau trên cơ thể ngƣời. Những loại<br />
ung thƣ này tuy có những điểm giống nhau về bản chất nhƣng chúng có nhiều điểm khác<br />
nhau nhƣ sau:<br />
2.1. Khác nhau về nguyên nhân<br />
Qua các nghiên cứu dịch tễ học của R.Doll và Petro trên 80% tác nhân sinh ung thƣ là<br />
bắt nguồn từ môi trƣờng sống, trong đó có 2 tác nhân lớn nhất là: 35% do chế độ ăn uống gây<br />
nhiều loại ung thƣ đƣờng tiêu hóa và khoảng 30% ung thƣ do thuốc lá (gây ung thƣ phổi, ung<br />
thƣ đƣờng hô hấp trên . . .).<br />
Các tác nhân khác gồm:<br />
- Tia phóng xạ: có thể gây ung thƣ máu, ung thƣ tuyến giáp.<br />
- Bức xạ tử ngoại: có thể gây ung thƣ da.<br />
<br />
2<br />
<br />