intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bát Quái Chưởng

Chia sẻ: Nhut Thinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.162
lượt xem
224
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bát quái Chưởng là một trong các loại quyền thuật lấy các chiêu thuật công, phòng và phương pháp dẫn đạo dung hợp với cách bước chuẩn theo đường tròn. Vốn có tên cũ là "chưởng xoay" ("chuyển chưởng") về sau gọi là "Bát Quái chưởng" còn được gọi là "Bát quái chuyển chưởng" (chưởng xoay bát quái), "du thân Bát quái chưởng" (Bát quái chưởng đưa mình), "nhu thân Bát quái chưởng" (Bát quái chưởng mềm thân), "Âm dương bát quái chưởng" (Bát quái chưởng âm dương) và "Bát quái liên hoàn chưởng" (chưởng liên hoàn bát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bát Quái Chưởng

  1. Bát Quái Chưởng - Bát Quái Với Võ Thuật 1 www.vietkiem.com Bát Quái Chưởng Bát quái Chưởng là một trong các loại quyền thuật lấy các chiêu thuật công, phòng và phương pháp dẫn đạo dung hợp với cách bước chuẩn theo đường tròn. Vốn có tên cũ là "chưởng xoay" ("chuyển chưởng") về sau gọi là "Bát Quái chưởng" còn được gọi là "Bát quái chuyển chưởng" (chưởng xoay bát quái), "du thân Bát quái chưởng" (Bát quái chưởng đưa mình), "nhu thân Bát quái chưởng" (Bát quái chưởng mềm thân), "Âm dương bát quái chưởng" (Bát quái chưởng âm dương) và "Bát quái liên hoàn chưởng" (chưởng liên hoàn bát quái). Những người dạy tập đời sau phần lớn lấy được vòng tròn trong xoay chưởng giống đường nối liền tám phương vị trong bát quái. Kỳ thực phép Bát quái chưởng bước chú trọng ngang dọc cắt nhau, theo bước theo biến (tùy bước tùy biến), phép đánh của Bát quái chưởng chú trọng gặp thời cơ thì ứng biến, lấy biến ứng với biến, hợp với (Chu Dịch từng nói : "Cứng mềm mài nhau, bát quái vẫy động" tức là luôn vận động không ngơi, biến hóa không ngừng mới là đạo lý, và cũng chính vì vậy mới gọi là bát quái chưởng). Về nguồn gốc sản sinh ra bát quái chưởng thì truyền thuyết cũng khác nhau. Từ xưa tới nay cũng chưa hề có một thứ ghi chép gì bằng chữ nghĩa tương đối có hệ thống và có thể tin được. Gần đây lại càng lắm thuyết rắc rối như đã thấy. Có thuyết cho là do đạo nhân Bích Vân, Thanh Vân một giải núi Nga Mi ở Tứ Xuyên truyền lại. Cũng có thuyết tiền thân của Bát Quái chưởng là "âm dương bát quái chưởng" từng lưu truyền một dải Giang Nam. Có người lại suy đoán từ "Lam di ngoại sử - Tỉnh biên ký" có ghi: "Gia Khánh Đinh Tỵ (năm 1797 đời vua Thanh Nhân Tôn tức ái Tân Giác La(họ) Ngưỡng, làm vua từ 1796 - 1821) có người ở Tế Ninh tỉnh Sơn Đông là Vương Tương dạy Mã Khắc Thiện quyền pháp" mà quyền đó là tiền thân của bát quái chưởng. Theo khảo chứng là đời nhà Thanh hoặc cùng đồng thời do Đổng Hải Xuyên ở Châu gia Vụ thành Văn An tỉnh Hà Bắc sáng tác ra. Hệ quyền này cực giống thuật đạo dẫn chạy quanh vòng tròn "chuyển thiên tôn" của Đạo Giáo với phương pháp công, phòng trong võ thuật dung hợp thành hình thức vận động cơ bản, chọn dùng "Dịch lý" để luận thuật về quy luật vận động của quyền thuật, hình thành nên lý luận cơ bản của quyền thuật này là: "Lấy động làm gốc, lấy biến làm phép". Khoảng năm 1866 Đổng Hải Xuyên ở phủ Túc vương tỉnh Bắc kinh truyền ra Bát quái chưởng thì môn này rất mau truyền ra khắp Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, đồng thời
  2. Bát Quái Chưởng - Bát Quái Với Võ Thuật 2 www.vietkiem.com không ngừng truyền đi khắp mọi nơi. Thể hệ ký luận và kỹ thuật Bát quái chưởng cũng vì thế mà phát triển mau lẹ. Đặc điểm vận động của bát quái chưởng là thân nhanh bước linh, tùy bước tùy biến, khi giáo đấu cùng đối thủ thân hình nhô, hụp, vặn, xoay mau lẹ đa biến. Quyền phổ ghi là: "Hình như rồng lượn, nhìn như vượn giữ, ngồi như hổ ngồi, chuyển như ưng liệng". Lấy trạm trang và bước đi là cơ bản công, lấy bước xoay chạy vòng tròn làm hình thức vận động cơ bản. Đường di chuyển của vết chận bước xoay chia ra chạy theo hình cá âm dương, chạy theo hình vẽ bát quái ( có hai kiểu vẽ bát quái là tiên thiên bát quái đồ của Phục Hy và hậu thiên bát quái của Chu Văn Vương), chạy theo cửu cung v.v... Thân mình yêu cầu vươn đầu, thẳng cổ, đứng hông hạ mông, lỏng vai xuôi khuỷu, giữ nguyên bụng, co háng, nâng bụng dưới. Yêu cầu bộ pháp lên xuống phải vững vàng, khép mở rõ ràng, thực hư rành rọt. Khi bước vòng tròng, chân trong tiến thảng chân ngoài khép vào trong, hai đàu gối ôn nhau không được mở hạ bộ. Thân pháp coi trọng vặn, xoay, chuyển, lật tròn vòng không ngắc ngứ. Về hình tay thì có long trảo chưởng (chưởng móng rồng), ngưu thiệt chưởng (chưởng lưỡi trâu) v.v... Thủ pháp chủ yếu thì có đẩy, nâng, kéo, dẫn, dời, ngăn, cắt, khép, bắt, tóm, móc, đánh, gói, đóng, né... mười sáu phép. Yêu cầu là có thể tiến lui, có thể hóa (giải), có thể sinh, kết hợp hư thực, biến hóa không cùng, lấy động chế tĩnh, né thẳng đánh chéo, lấy chính đuổi tà ... làm yếu quyết giao đấu. Mỗi chưởng phát ra đều phải lây hông làm trục (xoay), toàn thân là một thể, nội ngoại hợp nhau, ngoài trú trọng: tay, mắt, thân, bộ pháp, trong tu dưỡng: tâm, thần, ý, khí, lực. Luyện tập bát quái chưởng chia ra làm ba bước công phu: Định giá tử (dàn giá chuyển chưởng), hoạt giá tử (sử dụng linh hoạt dàn giá) và biến (hóa) tử. Định giá tử là một công phu cơ bản yêu cầu một chiêu một thức cần phải thật quy củ, quen chậm chứ không quen nhanh, côt sao tư thế chính xác, trang bộ kiên cố, bước đi vững vàng, thiết thực, làm cho được "chín yêu cầu nhập môn" tức là: Tạ (xệ, xệ hông). Khấu (khép, hóp ngực lại). Đế (nâng lên; nâng huyệt vĩ lư; nâng trong cốc đạo: Vĩ lư là huyệt nằm dưới thắt lưng, trên xương cùng, nơi tập trung nội lực; cốc đạo là đường tiêu hóa kể từ hậu môn trở lên). Đỉnh (đẩy lên; đẩy đầu lên chỏm, đẩy lưỡi lên vòm họng, đẩy tay ra trước).
  3. Bát Quái Chưởng - Bát Quái Với Võ Thuật 3 www.vietkiem.com Khỏa (quấn tròn, quấn tay). Tùng (thả lỏng; lỏng vai, trầm khí xuống). Thùy (xuôi, xuôi khuỷu tay). Xúc (co; co khớp háng, co trong bả vai). Khởi toản lạc phan (lên dùi xuống lật); nghiêm cấm ưỡn ngực phưỡn bụng, nổi dận, thô lỗ vụng về được gọi là "ba bệnh lớn". Hoạt giá tử chủ yếu luyện tập động tác phối hợp hợp điệu kiến các yếu lĩnh cơ bản trong khi chuyển chạy biến hóa vận dụng thành thạo. Biết giá tử yêu cầu nội, ngoại phải thống nhất, ý dẫn thân theo , biến đổi tự nhiên, theo ý vào sâu không bị hạn chế bởi tiết tấu thứ tự của bài bản, làm sao để nhẹ như lông ngỗng, biếnnhu điện chớp, vững như bàn thạch. Nội dung cơ bản của Bát quái chưởng là Bát mẫu chưởng (tám chưởng mẹ) còn gọi là Lão Bát chưởng (Tám chưởng già) nhưng các nơi lưu truyền nội dung không giống nhau tức là lấy tám hình đại biểu là sư tử (sư), hiêu (lộc), rắn (xà), diều hâu (dao), rồng (long), phượng, khỉ (hầu), gấu (hùng), cũng dùng cả Song chàng chưởng (chưởng đâm cả hai tay), Dao thân chưởng (chưởng lắc thân), Xuyên chưởng (chưởng xuyên), Khiêu chưởng (chưởng kều) v.v... là nội dung cơ bản của tám chưởng. Tuy vậy mỗi chưởng kể trên đều biến hóa ra rất nhiều chưởng pháp, theo kiểu cứ một chưởng lại sinh ra tám chưởng thì tám lần tám sáu mươi tư chưởng. Bát quái chưởng có đơn luyện, đối luyện và tán đả dấu lôi đài. Căn cứ quyền phổ cũ ghi lại thì hệ quyền của Bát quái chưởng thường có 18 đường La Hán thủ, 72 ám cước (đòn đá ngầm), 72 tiệt thoái (chặt chân), nhưng hiện nay rất ít thấy truyền lại tập luyện. Hệ khí giới của bát quái chưởng có Tý Ngọ uyên ương việt (búa uyên ương Tý Ngọ), kê trảo âm dương nhuệ (vuốt chân gà âm dương), bánh xe gió lửa (phong hỏa luân), phán quan bút v.v... là các loại binh khí đôi ngắn, nhỏ; cả đến gậy thất tinh trong có đổ thủy ngân (cho nặng và sử dụng linh hoạt) cùng các khí giới lớn nặng như bát quái đao, bát quái thương, bát quái kiếm. Bát quái chưởng không phải chỉ là môn võ thuật đánh nhau mà còn là môn võ luyện khỏe thân thể. Qua nghiên cứu thấy rõ thường xuyên luyên tập bát quái chưởng có thể nâng cao và cải thiện cơ năng của các hệ thống trong cơ thể, tăng cường sự trao đổi chất, cải thiện tố chất con người kiến sức lực con người càng thêm khỏe mạnh, sống lâu, đẹp đẽ.
  4. Bát Quái Chưởng - Bát Quái Với Võ Thuật 4 www.vietkiem.com Bát Quái Với Võ Thuật Trong "Chu Dịch", đem muôn vàn hiện tượng trong trời đất khía quát thành hai loại giúp nhau đối lập, chia ra âm dương, nói :" Thánh nhân xưa xem biến ở âm dương mà lập quẻ". Từ đó sản sinh ra quả dùng đò hình trừu tượng để tượng trưng cho các loại hiện tượng trời, người và vạn sự vạn vật tức là "tượng cáo của bát quái". Bát quái chỉ trong chu dịch dùng "" (hào dương) và "" (hào âm) là hai loại ký hiêu sơ hợp thành đồ hình quẻ/ quẻ cơ bản của bát quái. Tên gọi kèm theo là: Càn , Khôn , Chấn , Tốn , Khảm , Ly , Cấn , Đoài tương trưng cho trời, đát, gió, sấm, nước, lửa, núi, đầm là tám loại hiện tượng từ nhiên đại biểu cho trời đất vạn vật. Bái quái liên hệ chặt chẽ với võ thuật Trung Hoa thể hiện trong Bái quái chưởng. Tám chưởng cơ bản của Bát quái Chưởng phân biệt một cách gượng ép so sánh với quẻ Càn chưởng sư tử lấy tượng là sư tử; quẻ Khôn chưởng phản thân (ngược mình) lấy tượng (trưng) là lân; quẻ Khảm chưởng thuận thế, lấy tượng (trưng) là xà; quẻ Ly là ngọa chưởng (nằm) láy tượng (trưng) là chim dao (diều); quẻ Chấn là đơn hoán chưởng (đổi đơn) lấy tượng là long (rồng); quẻ Cấn là bối thân chưởng(quay lưng) lấy tượng (trưng) là hùng (gấu); quẻ Tốn là phong luân chưởng (bánh xe gió) lấy tượng là phượng (chim phượng); quẻ Đoài là bao chưởng (ôm) lấy tượng (trưng) là hầu (khỉ). Trong kỹ pháp của Bát quái chưởng, lấy đầu làm Càn , với ý là Càn ở trên, yêu cầu có tượng trưng đẩy treo lên. Lấy chi dưới (chân) làm Khôn, ý lấy Khôn ở dưới với hình là sáu đoạn tựa chi dưới hai bên trái phải có háng, gối, bàn chân tượng trưng cho "tam tiết" (ba đốt), yêu cầu hai bàn chân phải thuận theo ý mà sử dụng, vận hành linh hoạt thuận tiện, mà biến hóa ra quyền thức, như Khôn thì thuận theo Càn sinh thành ra vạn vật. Lấy bụng dưới là Khảm, lấy hình của quẻ Khảm là với tượng trưng ngoài hư trong thực, yêu cầu bụng dưới phải căng đầy. Lấy ngực là Ly, lấy hình của quẻ Ly là ngoài tực trong hư, yêu cầu khoang nhực phải rỗng đạt thông sướng. Lấy mông làm Chấn, lấy hình quẻ Chấn là trên hư dưới thực, yêu cầu mong phải co trơn tròn trặn. Lấy lưng làn Cấn, lấy hình quẻ Cấn trên .. thực dưới hư có tượng che chắn, yêu cầu cổ phải ngỏng lên thông qua hai vai buông lỏng đổng thời hơi khép vào trong bày, ra phần lưng co, tượng (trưng) co chặt, đỡ tròn. Lấy hai chân làm Tốn, lấy hình quẻ Tốn với ý tượng trưng cho gió, yêu cầu hai bàn chân tiên lui nhanh nhẹ như gió cuốn. Lấy hai vai làm Đoài,
  5. Bát Quái Chưởng - Bát Quái Với Võ Thuật 5 www.vietkiem.com lấy hình quẻ Đoài trên hư dưới thực, yêu cầu hai vai phải thả lỏng, trầm xuống. Bát quái chưởng còn mượn dùng cả bài số thuật của bát quái để quy phạm tính tầng thứ và tính hệ thống của kỹ thuật chưởng. Lấy tám chưởng cơ bản gán ghép vào so sánh với số của bát quái, lấy sáu tư chưởng chia làm tám tổ chưởng, mỗi tổ tám chưởng, ghép vào thành tám lần tám sáu tư quẻ. Đường đi lại theo thứ tự "cửu cung bộ" trong Bát quái chưởng chính là số thứ tự theo Lạc Thư phù hợp với vị trí của bộ pháp. Tượng trưng "lấy động làm gốc", "lấy biến làm pháp (phép)", "vặn xoay bước nhẹ", "lăn xuyên tranh quấn" v.v.. làm nguyên tắc ký thuật của Bát quái Chưởng và tất thảy đều lấy nội dung của Chu Dịch để chỉ đạo kỹ thuật. Ngoài ra, Thái cực quyền còn đem tám thế cơ bản này dựa vào phượng vị của hậu thiên Bát Quái mà đặt tên. Sách "Thái cực quyền kinh - Thái cực quyền giải" nói: "Băng, phục, tệ, án tức Khảm, Ly, Chấn, Đoài bốn phương chính; thái, liệt, trửu, kháo tức Càn, Khôn, Chấn, Tốn bốn phương tà ". Như thế là Bằng ở Bắc, Phục ở Nam, Tệ ở Đông, án ở Tây, Thái ở Tây Bắc, Liệt ở Tây Nam, Trửu ở Đông Bắc, Kháo ở Đông Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2