intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé "nghịch ngợm" trong bụng mẹ như thế nào?

Chia sẻ: Phan Totam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

77
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm giác đầu tiên về sự vận động của bé rất mơ hồ và chỉ khi mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn, người mẹ mới cảm nhận được rằng bé đang khỏe mạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé "nghịch ngợm" trong bụng mẹ như thế nào?

  1. Bé "nghịch ngợm" trong bụng mẹ như thế nào? Cảm giác đầu tiên về sự vận động của bé rất mơ hồ và chỉ khi mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn, người mẹ mới cảm nhận được rằng bé đang khỏe mạnh. Khi nào bé "máy" bụng? Nếu là lần đầu tiên mang thai, người mẹ sẽ rất khó
  2. nhận thấy sự "đụng chạm" của bé vào bụng mẹ ngay lập tức bởi vì bé chưa có được độ "nhạy" nhờ kinh nghiệm. Bé thường "máy" bụng lần đầu vào khoảng tuần từ 18 - 20. Nếu đẻ dày thì ở lần có thai tiếp theo, thai nhi có thể "máy" bụng sớm hơn, thường là từ tuần 15 - 18. Bé làm gì trong đó thế? Sau khi cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé, mà một số thai phụ ví như là cánh bướm trong gió, bé sẽ ngày càng có những hành động rõ ràng và thường xuyên hơn. Khi bé lớn thêm, những cảm giác này sẽ thay đổi vì không còn là những cử động nhẹ nhàng mà là những “chiêu luyện võ” hay “học múa” ngày càng tăng về cấp độ cùng với sự tăng lên của số tuần mang thai. Bé sẽ không thúc hay di chuyển liên tục bởi vì cùng với mẹ, thai nhi cũng cần ngủ nghỉ, mặc dù chẳng
  3. bao giờ quá 40 phút/lần. Đôi khi “sự im ắng” của bé có cảm giác như kéo dài hơn thì đó là vì không phải lúc nào người mẹ cũng cảm nhận được. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn hiểu thêm về sự phát triển của bé. Từ 20 - 24 tuần: Khi đến thời điểm này, các vận động của bé sẽ tăng dần. Từ nay tới khoảng 10 tuần nữa sẽ là giai đoạn vô cùng bận rộn của bé, với rất nhiều cú huých và nhào lộn. Từ 24 - 28 tuần: Bé bắt đầu nấc và người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được thông qua cảm giác giật giật. Màng ối chứa khoảng 750ml dịch mà cho phép bé di chuyển dễ dàng. Mặc dù khả năng nghe của bé đang pháp triển nhưng lưu ý là bé có thể giật mình vì tiếng ồn bất ngờ từ bên ngoài trong giai đoạn này. Tuần 29: Bé sẽ bắt đầu có những cử động rõ ràng hơn với tần suất gần hơn vì lúc này, bé đã khá lớn, nặng xấp xỉ 1kg trong bụng mẹ.
  4. Tuần 32: Vận động của bé lúc này sẽ ở đỉnh cao và từ giờ trở đi, người mẹ sẽ nhận thấy sự gia tăng thường xuyên và các kiểu vận động cũng trở nên mạnh hơn và đa dạng hơn. Từ tuần 36: Bé đang bị “cuốn hút” vào hành trình cuối cùng, thường là đầu bé đã chúc xuống, ở vị trí sẵn sàng để chui ra, đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai vì các múi cơ ở tử cung và bụng còn chắc chắn sẽ giữ bé ở vị trí cố định. Sự vận động chủ yếu lúc này mà người mẹ cảm nhận được giống như những cú thúc cùi trỏ hay đầu gối, và có thể gây đau cho mạng sườn của mẹ. Nếu không phải là lần mang thai đầu, các cơ bụng có thể yếu hơn, vì vậy bé có thể ở thay đổi vị trí tuỳ thích thậm chí chỉ ở vị trí sẵn sàng vào những ngày cuối cùng, khi chuẩn bị chào đời. Từ 36 - 40 tuần: Bé đã lớn lắm rồi và những vận động
  5. không còn dễ nữa nên sẽ không thường xuyên như trước. Nếu bé mút ngón tay cái và rồi làm tuột ra thì người mẹ có thể thấy đầu bé ngó ngoáy vì bé đang tìm cách để ngậm lại ngón tay. Trong 2 tuần cuối trước khi sinh, sự vận động sẽ chậm lại và thai càng nặng cân thì càng làm hạn chế các cử động. Điều này là hoàn toàn bình thường và thai phụ không nên lo lắng. Vận động và vị trí trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ: Trong vài tuần cuối, bé sẽ rúc vào hố xương chậu của mẹ, sẵn sàng chào đời. Nếu bé không làm vậy thì các bác sĩ sẽ có một số cách để đưa bé về vị trí tối ưu. Đầu của bé có cảm giác như một quả dưa “ấn” vào đáy xương chậu khiến bạn ngồi xuống khó khăn và phải cẩn thận hơn. Cần lưu ý là khi đầu bé lọt vào khung xương chậu, thai phụ sẽ có cảm giác “nhẹ bẫng” hay thấy áp lực giảm bớt ở dưới lồng ngực.
  6. Lúc này, những cú huých của bé thường về một phía nào đó, tương ứng với tư thế nằm của bé. Nếu thành bụng mỏng, thai phụ có thể sờ được cả chân bé. Thai thường vận động nhiều vào buổi tối, khi người mẹ lên giường và đang muốn ngủ! Bao nhiêu “cú huých ” mỗi ngày? Khi bạn đang bận rộn thì sẽ ít cảm nhận được sự “nghịch ngợm” của bé nhưng khi nằm xuống ngủ nghỉ thì lập tức nhận thấy ngay sự có mặt của bé. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bà mẹ cho rằng bé có chu kỳ sinh học ngược với mẹ: “mẹ thức, bé ngủ - bé ngủ, mẹ thức”. Các nghiên cứu cho thấy, mọi đứa trẻ, dù trai hay gái đều là những “mẫu” điển hình về thức và ngủ khi trong bụng mẹ, không phải là về số lần ngó ngoáy trong bụng mà là cách bé vận động.
  7. Cả ngày bé “nằm im”, có nên lo lắng? Nếu đang thật tập trung vào một việc nào đó, thai phụ sẽ khó nhận thấy sự vận động của bé. Để an tâm, thai phụ có thể khuyến khích bé “nghịch” hơn bằng cách: - Nằm nghiêng về một bên rồi lại ngồi dậy ngay. - Nhấc cao chân và thư giãn - Đặt tai nghe vào bụng và bật nhạc. Ngoài ra, bà bầu có thể đi bộ để kích thích bé vận động. Khi đã thử tất cả những cách này mà không thấy bé hưởng ứng hay phản ứng rất mơ hồ thì cần đi khám ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2